Tổng quan về bệnh lý thần kinh thị giác và dây thần kinh sọ

TheoMichael Rubin, MDCM, New York Presbyterian Hospital-Cornell Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 11 2023

Sự mất chức năng của dây thần kinh sọ não có thể ảnh hưởng đến mắt, đồng tử, thần kinh thị giác, hoặc cơ vận nhãn và dây thần kinh của chúng; do đó, chúng có thể được coi là bệnh lý dây thần kinh sọ, bệnh lý thần kinh mắt, hoặc cả hai.

Các bệnh lý thần kinh mắt cũng có thể liên quan đến rối loạn chức năng của các con đường trung tâm điều khiển và tích hợp chuyển động và thị giác mắt.

Các bệnh lý dây thần kinh sọ cũng có thể liên quan đến rối loạn chức năng của ngửi, nhìn, nhai, cảm giác mặt, nét mặt, vị giác, thính giác, thăng bằng, nuốt, phát âm, quay đầu và nâng vai, hoặc các cử động lưỡi (Xem bảng Các dây thần kinh sọ). Một hoặc nhiều dây thần kinh sọ não có thể bị ảnh hưởng.

(Xem thêm Hội chứng Horner, Bệnh lý thần kinh thị giác, và Tiếp cận Bệnh nhân Thần kinh.)

Dây thần kinh sọ

Bảng

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý thần kinh mắt và dây thần kinh sọ có sự chồng lấp với nhau. Cả hai loại bệnh lý có thể là kết quả của các khối u, viêm, chấn thương, bệnh lý hệ thống, thoái hoá hoặc các quá trình khác, gây ra các triệu chứng như mất thị lực, nhìn đôi, bỏng, bất thường đồng tử, đau quanh mắt, đau mặt, hoặc đau đầu.

Chẩn đoán bệnh lý thần kinh mắt và bệnh lý dây thần kinh sọ

  • Đánh giá lâm sàng

  • Chẩn đoán hình ảnh thần kinh

(Xem bảng: Đánh giá thần kinh sọ não như thế nào)

Đánh giá các bệnh lý thần kinh mắt và dây thần kinh sọ bao gồm:

Khám hệ thống thị giác khảo sát thị lực và thị trường, đồng tử, và sự chuyển động của mắt (sự chuyển động của mắt). Trong quá trình này, khám các dây thần kinh sọ 2, 3, 4 và 6. Thường cần tiến hành chẩn đoán hình ảnh thần kinh sử dụng chụp CT hoặc MRI.

Trong các phần khám thị giác sau đó, đặc biệt quan tâm đến việc chẩn đoán bệnh lý thần kinh mắt và dây thần kinh sọ.

Khám đồng tử đánh giá kích thước, sự tương xứng và đồng đều. Thông thường, đồng tử co lại nhanh chóng (trong vòng 1 giây) và đều nhau trong quá trình điều tiết cũng như khi tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp và ánh sáng hướng vào đồng tử kia (phản xạ ánh sáng liên ứng). Đánh giá phản xạ đồng tử liên ứng thông qua soi đồng tử có thể xác định xem có khiếm khuyết hay không. Thông thường, mức độ co lại của đồng tử không thay đổi khi đèn pin được xoay từ mắt này sang mắt kia.

  • Nếu có khiếm khuyết phản xạ hướng tâm (đồng tử mất hướng tâm, khiếm khuyết đồng tử hướng tâm, hoặc đồng tử Marcus Gunn) xuất hiện, đồng tử giãn trái ngược khi đèn pin soi bên khiếm khuyết. Một đồng tử mất hướng tâm co lại trong phản xạ liên ứng nhưng không đáp ứng với ánh sáng trực tiếp.

  • Nếu khiếm khuyết ly tâm xuất hiện, đồng tử phản ứng chậm chạp hoặc không phản ứng với ánh sáng trực tiếp và ánh sáng liên ứng.

Bảng

Khám chuyển động mắt bằng cách cho bệnh nhân giữ nguyên đầu và nhìn theo ngón tay của người khám di chuyển sang hai bên, lên, xuống, theo đường chéo và hướng về phía mũi của bệnh nhân (để đánh giá khả năng điều tiết). Tuy nhiên, quá trình khám này vẫn có thể bỏ qua các liệt vẫn nhãn mức độ nhẹ đủ để gây triệu chứng nhìn đôi.

Nhìn đôi là một triệu chứng gợi ý khiếm khuyết trong sự phối hợp các chuyển động mắt hai bên (ví dụ trong các đường dẫn truyền thần kinh) hoặc dây thần kinh số 3 (dây vận nhãn), dây thần kinh số 4 (dây ròng rọc), hoặc dây thần kinh số 6 (dây vận nhãn ngoài). Nếu nhìn đôi vẫn còn sau khi nhắm một mắt (nhìn đôi một mắt), nguyên nhân có thể không phải là do bệnh lý thần kinh ở mắt. Nếu nhìn đôi biến mất khi nhắm hai mắt (hai mắt), nguyên nhân có thể là bệnh lý vận nhãn. Hai hình ảnh cách xa nhau nhất khi bệnh nhân nhìn theo hướng mắt bên liệt (ví dụ như nhìn sang trái khi liệt vận nhãn trái). Khi nhắm một mắt lại và loại trừ được nhiều hình ảnh ngoại vi, mắt đó có biểu hiện liệt vận nhãn. Đặt một chiếc kính màu đỏ trên một mắt có thể giúp xác định mắt có liệt vận nhãn. Khi kính màu đỏ che mắt liệt vận nhãn, xuất hiện nhiều hình ảnh ngoại vi màu đỏ hơn.

Bảng

Điều trị bệnh lý thần kinh mắt và bệnh lý dây thần kinh sọ

  • Điều trị nguyên nhân

Điều trị bệnh lý thần kinh mắt và dây thần kinh sọ phụ thuộc vào nguyên nhân.