(Xem thêm Hội chứng Horner, Bệnh lý thần kinh thị giác, và Tiếp cận Bệnh nhân Thần kinh.)
Sự mất chức năng của dây thần kinh sọ não có thể ảnh hưởng đến mắt, đồng tử, thần kinh thị giác, hoặc cơ vận nhãn và dây thần kinh của chúng; do đó, chúng có thể được coi là bệnh lý dây thần kinh sọ, bệnh lý thần kinh mắt, hoặc cả hai. Các bệnh lý thần kinh mắt cũng có thể liên quan đến rối loạn chức năng của các con đường trung tâm điều khiển và tích hợp chuyển động và thị giác mắt. Các bệnh lý dây thần kinh sọ cũng có thể liên quan đến rối loạn chức năng của ngửi, nhìn, nhai, cảm giác mặt, nét mặt, vị giác, thính giác, thăng bằng, nuốt, phát âm, quay đầu và nâng vai, hoặc các cử động lưỡixem Bảng: Dây thần kinh sọ). Một hoặc nhiều dây thần kinh sọ não có thể bị ảnh hưởng.
Dây thần kinh sọ
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý thần kinh mắt và dây thần kinh sọ có sự chồng lấp với nhau. Cả hai loại bệnh lý có thể là kết quả của các khối u, viêm, chấn thương, bệnh lý hệ thống, thoái hoá hoặc các quá trình khác, gây ra các triệu chứng như mất thị lực, nhìn đôi, bỏng, bất thường đồng tử, đau quanh mắt, đau mặt, hoặc đau đầu.
Chẩn đoán
Đánh giá các bệnh lý thần kinh mắt và dây thần kinh sọ bao gồm:
-
Hỏi chi tiết về các triệu chứng
-
Các xét nghiệm để phát hiện ra rung giật nhãn cầu (xem Rung giật nhãn cầu)
Khám hệ thống thị giác khảo sát thị lực và thị trường, đồng tử, (xem Bảng: Cách đánh giá một bệnh nhân nhãn khoa : Đánh giá thị trường (xem Bảng: Các bất thường đồng tử thường gặp), và sự chuyển động của mắt (sự chuyển động của mắt -xem Bảng: Các rối loạn vận nhãn thường gặp). Trong quá trình này, khám các dây thần kinh sọ II, III, IV và VI (xem thêm Đánh giá thần kinh sọ não như thế nào). Thường cần tiến hành chẩn đoán hình ảnh thần kinh sử dụng chụp CT hoặc MRI.
Trong các phần khám thị giác sau đó, đặc biệt quan tâm đến việc chẩn đoán bệnh lý thần kinh mắt và dây thần kinh sọ.
Khám đồng tử đánh giá kích thước, sự tương xứng và đồng đều. Thông thường, đồng tử co lại nhanh chóng (trong vòng 1 giây) và tương xứng nhau trong suốt thời gian tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp và ánh sáng tới đồng tử khác (phản xạ ánh sáng liên ứng). Đánh giá phản xạ đồng tử liên ứng thông qua soi đồng tử có thể xác định xem có khiếm khuyết hay không. Thông thường, mức độ co lại của đồng tử không thay đổi khi đèn pin được xoay từ mắt này sang mắt kia
-
Nếu có khiếm khuyết phản xạ hướng tâm (đồng tử mất hướng tâm, khiếm khuyết đồng tử hướng tâm, hoặc đồng tử Marcus Gunn) xuất hiện, đồng tử giãn trái ngược khi đèn pin soi bên khiếm khuyết. Một đồng tử mất hướng tâm co lại trong phản xạ liên ứng nhưng không đáp ứng với ánh sáng trực tiếp.
-
Nếu khiếm khuyết ly tâm xuất hiện, đồng tử phản ứng chậm chạp hoặc không phản ứng với ánh sáng trực tiếp và ánh sáng liên ứng.
Các bất thường đồng tử thường gặp
Khám chuyển động mắt bằng cách cho bệnh nhân giữ nguyên đầu và nhìn theo ngón tay của người khám di chuyển sang hai bên, lên, xuống, theo đường chéo và hướng về phía mũi của bệnh nhân (để đánh giá khả năng điều tiết). Tuy nhiên, quá trình khám này vẫn có thể bỏ qua các liệt vẫn nhãn mức độ nhẹ đủ để gây triệu chứng nhìn đôi.
Nhìn đôi là một triệu chứng gợi ý khiếm khuyết trong sự phối hợp các chuyển động mắt hai bên (ví dụ trong các đường dẫn truyền thần kinh) hoặc dây thần kinh số III ( dây vận nhãn), dây thần kinh số IV (dây ròng rọc), hoặc dây thần kinh số VI (dây vận nhãn ngoài). Nếu nhìn đôi vẫn còn sau khi nhắm một mắt (nhìn đôi một mắt), nguyên nhân có thể không phải là do bệnh lý thần kinh ở mắt. Nếu nhìn đôi biến mất khi nhắm hai mắt (hai mắt), nguyên nhân có thể là bệnh lý vận nhãn. Hai hình ảnh cách xa nhau nhất khi bệnh nhân nhìn theo hướng mắt bên liệt (ví dụ như nhìn sang trái khi liệt vận nhãn trái). Khi nhắm một mắt lại và loại trừ được nhiều hình ảnh ngoại vi, mắt đó có biểu hiện liệt vận nhãn. Đặt một chiếc kính màu đỏ trên một mắt có thể giúp xác định mắt có liệt vận nhãn. Khi kính màu đỏ che mắt liệt vận nhãn, xuất hiện nhiều hình ảnh ngoại vi màu đỏ hơn.
Các rối loạn vận nhãn thường gặp
Dấu hiệu lâm sàng |
Hội chứng |
Nguyên nhân phổ biến |
Liệt |
||
Liệt liếc ngang theo một hướng |
Thương tổn trong trung tâm nhìn ngang ở cầu não 1 bên hoặc ở vùng vỏ não phía trước đối bên |
|
Liệt liếc ngang theo cả hai hướng |
Liệt liếc ngang hoàn toàn theo cả hai hướng |
Bệnh não Wernicke Tổn thương rộng cả hai bên cầu não lớn ảnh hưởng đến cả hai trung tâm nhìn ngang |
Liệt 2 bên của tất cả các chuyển động mắt ngang, trừ động tác dạng của mắt đối diện với tổn thương; độ hội tụ không bị ảnh hưởng |
Tổn thương trong bó dọc trung gian và trung tâm nhìn ngang ở cầu não 1 bên |
|
Liệt liếc trong 1 bên hoặc cả 2 bên khi nhìn ngang nhưng hội tụ nhãn cầu bình thường |
Tổn thương bó dọc trung gian |
|
Liệt liếc lên trên đi kèm đồng tử giãn 2 bên, mất phản xạ ánh sáng mặc dù đồng tử vẫn còn điều tiết và co thắt được, bảo tồn độ hội tụ, vận nhãn sang ngang dẫn tới mắt nhìn hội tụ xuống dưới và rung giật nhãn cầu xuống dưới. |
Hội chứng Parinaud (một loại liệt nhìn dọc liên hợp) |
Khối u cầu não Nhồi máu ở mặt lưng não giữa |
Liệt 2 bên của các chuyển động mắt hướng xuống |
Liệt nhân trên |
|
Lệch vị trí một bên mắt (mắt lệch ra ngoài và xuống dưới); liệt liếc trong, liếc lên và xuống, sụp mi nhẹ và thường đi kèm đồng tử giãn |
Phình mạch Thiếu máu cục bộ thân não hoặc thần kinh vận nhãn Chấn thương Thoát vị thùy thái dương |
|
Liệt nhẹ liếc xuống và vào trong (phía mũi), biểu hiện này có thể khó nhận biết, gây ra các triệu chứng (khó nhìn xuống và vào trong) Dấu nghiêng đầu (bệnh nhân nghiêng đầu về phía đối diện với mắt tổn thương) |
Vô căn Chấn thương sọ não Thiếu máu cục bộ Bẩm sinh |
|
Liệt liếc ngoài |
Vô căn Nhồi máu Viêm mạch Tăng áp lực nội sọ Bệnh não Wernicke Xơ cứng rải rác |
|
Lệch trục đối xứng (hai mắt lệch theo trục dọc) |
Sự liên quan một phần và không đối xứng của nhân dây thần kinh III, trung tâm liếc dọc, hoặc bó dọc giữa |
Tổn thương não ở bất cứ đâu từ trung vị đến tủy sống |
Liệt hoặc hạn chế của tất cả các cơ vận nhãn ngoài |
Bệnh ngoài mắt |
Rối loạn chức năng cơ mắt hoặc các đường nối thần kinh cơ Nguyên nhân thường là: |
Động tác vô thức hoặc bất thường |
||
Động tác vô thức theo nhịp, thường là hai bên |
Rung giật nhãn cầu |
xem Rung giật nhãn cầu. |
Giật xuống nhanh và trở lại giữa chậm |
Mắt lắc lư |
Sự phá hủy hoặc rối loạn chức năng cầu não quá mức |
Nhìn quá đích, sau đó mắt dao động vài nhịp |
Loạn tầm vận nhãn |
Bệnh lý đường dẫn tiểu não |
Sự bùng nổ các dao động ngang nhanh về một điểm cố định |
Mắt đảo |
Nhiều nguyên nhân: |
Chuyển động nhanh, liên hợp, đa hướng, hỗn độn, thường đi kèm rung giật cơ lan tỏa |
Rung giật nhãn cầu |
Nhiều nguyên nhân (giống với rung giật nhãn cầu đã nêu trên) |