Yếu

TheoMichael C. Levin, MD, College of Medicine, University of Saskatchewan
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 10 2023

Liệt là một trong những lý do phổ biến nhất mà bệnh nhân đến gặp với các bác sỹ chăm sóc y tế ban đầu. Liệt là tình trạng mất cơ lực, mặc dù nhiều bệnh nhân còn sử dụng thuật ngữ này khi họ cảm thấy mệt mỏi hoặc có những hạn chế về chức năng (ví dụ do đau hoặc khớp hạn chế vận động) mặc dù cơ lực bình thường.

Liệt có thể ảnh hưởng đến một vài hoặc nhiều cơ và tiến triển đột ngột hoặc từ từ. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện tùy thuộc vào nguyên nhân. Liệt các nhóm cơ đặc biệt có thể gây rối loạn vận nhãn, nói khó, khó nuốt, hoặc liệt hô hấp.

Sinh lý bệnh của yếu

Vận động hữu ý được chỉ huy tại vỏ não vận động, ở phần sau của thùy trán. Các nơ-ron liên quan (nơ ron vận động trên hoặc bó vỏ gai) kết nối qua sy náp với các nơ-ron trong tủy sống (các tế bào thần kinh vận động dưới). Tế bào thần kinh vận động dưới truyền các xung động đến khớp nối thần kinh cơ để gây co cơ.

Do vậy, các cơ chế chung của liệt bao gồm rối loạn chức năng

  • Tế bào thần kinh vận động trên (tổn thương bó vỏ gai bag và vỏ hành)

  • Tế bào thần kinh vận động dưới (ví dụ, do các bệnh đa dây thần kinh ngoại vi hoặc tổn thương tế bào sừng trước)

  • Synap thần kinh cơ

  • Cơ (ví dụ, do bệnh cơ)

Vị trí của một số thương tổn tương quan với các triệu chứng thực thể:

  • Các rối loạn chức năng của nơ-ron vận động trên gây mất ức chế nơ-ron vận động dưới, làm tăng trương cơ (co cứng) và tăng phản xạ căng cơ (tăng phản xạ). Phản xạ da gan bàn chân (dấu hiệu Babinski) dương tính đặc hiệu đối với rối loạn chức năng bó vỏ gai. Tuy nhiên, rối loạn chức năng nơ-ron vận động trên có thể làm giảm phản xạ và trương lực cơ nếu liệt đột ngột và trầm trọng (ví dụ như cắt ngang tủy sống, trương lực cơ sẽ giảm trong vài ngày đầu, sau đó tăng dần qua nhiều ngày đến vài tuần) hoặc nếu tổn thương gây tổn thương vỏ não vận động ở khu vực trước rãnh trung tâm và không tổn thương các khu vực vận động liên hợp lân cận.

  • Sự rối loạn chức năng nơron vận động dưới phá vỡ các cung phản xạ, gây giảm phản xạ và giảm trương lực cơ (liệt mềm), và có thể gây giật bó cơ; và teo cơ theo thời gian.

  • Các bệnh đa dây thần kinh ngoại vị có xu hướng dễ nhận thấy nhất trong các dây thần kinh dài nhất (liệt ưu thế ở ngọn chi hơn gốc chi, chân nặng hơn tay) và gây ra các dấu hiệu rối loạn chức năng nơ-ron vận động thấp (ví dụ, giảm phản xạ và trương lực cơ).

  • Bệnh lý phổ biến nhất tại synap thần kinh cơ -bệnh nhược cơ-thường gây liệt dao động, nặng lên khi vận động và giảm đi khi nghỉ.

  • Rối loạn chức năng cơ lan tỏa (ví dụ trong các bệnh cơ) có xu hướng dễ nhận thấy nhất trong các nhóm cơ lớn nhất (các cơ bắp gốc chi).

Căn nguyên của yếu

Nhiều nguyên nhân gây yếu cơ được phân loại theo vị trí tổn thương (xem bảng Một số nguyên nhân gây yếu cơ). Thông thường, các thương tổn ở một vị trí nhất định có các biểu hiện lâm sàng tương tự nhau. Tuy nhiên, một số bệnh lý có đặc điểm của tổn thương ở nhiều khu vực. Ví dụ, những bệnh nhân bị chứng xơ cứng cột bên teo cơ (ALS) có thể có triệu chứng của cả rối loạn chức năng nơ-ron vận động trên và dưới. Các rối loạn của tủy sống có thể ảnh hưởng đến các bó xuất phát từ các nơ-ron vận động trên, nơ-ron vận động dưới (các tế bào sừng trước), hoặc cả hai.

Nguyên nhân thường gặp của liệt khu trú bao gồm

Yếu khu trú tạm thời có thể xảy ra như một phần của liệt sau cơn bệnh (Todd), thường khỏi sau vài giờ hoặc do cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA).

Các nguyên nhân phổ biến nhất của liệt toàn thể

  • Mất chức năng do không hoạt động (teo cơ do không vận động) do bệnh tật hoặc tình trạng dễ bị tổn thương, nhất là ở người cao tuổi

  • Teo cơ toàn thân do bất động kéo dài trong khoa hồi sức tích cực (ICU) – một tình trạng được gọi là bệnh cơ nghiêm trọng

  • Bệnh đa dây thần kinh khi bị bệnh rất nặng (bệnh thần kinh ICU)

  • Các bệnh cơ thường gặp (ví dụ: bệnh cơ do rượu, hạ kali máu, bệnh cơ do corticosteroid)

  • Sử dụng thuốc gây liệt ở bệnh nhân cần điều trị tích cực

Bảng

Mệt mỏi

Nhiều bệnh nhân nói bị liệt khi vấn đề của họ là mệt mỏi. Mệt mỏi có thể ngăn cản nỗ lực tối đa và hiệu suất cơ trong quá trình kiểm tra sức cơ.

Các nguyên nhân thường gặp của sự mệt mỏi bao gồm bệnh trầm trọng cấp tính do bất kỳ nguyên nhân nào, ung thư, nhiễm trùng mãn tính (ví dụ HIV, viêm gan, viêm nội tâm mạc, mononucleosis), rối loạn nội tiết, suy thận, suy gan, suy timthiếu máu. Bệnh đa xơ cứng có thể gây mệt mỏi hàng ngày và tăng lên khi tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm.

Bệnh nhân có chứng đau xơ cơ, trầm cảm, hoặc là Hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể báo cáo bị liệt hoặc mệt mỏi nhưng không có bất thường khách quan nào cả.

Đánh giá yếu

Việc đánh giá yếu nên cố gắng phân biệt liệt thật sự với mệt mỏi, sau đó kiểm tra các triệu chứng giúp xác định cơ chế hoặc vị trí gây bệnh (ví dụ, liệt do rối loạn chức năng của não, tủy sống, đám rối, dây thần kinh ngoại vi, khớp thần kinh cơ hoặc cơ) khi có thể, xác định nguyên nhân.

Lịch sử

Bệnh sử hiện tại nên bắt đầu với các câu hỏi mở, yêu cầu bệnh nhân mô tả chi tiết những gì họ đang trải qua khi bị liệt. Sau đó, có thể hỏi những câu hỏi cụ thể, đặc biệt về khả năng làm các công việc cụ thể, bao gồm đánh răng hoặc chải tóc, nói, nuốt, đứng dậy khỏi ghế, leo lên cầu thang và đi bộ.

Các thầy thuốc lâm sàng cũng nên hỏi về sự khởi phát yếu (đột ngột hoặc từ từ) và tiến triển (ví dụ, cố định, xấu đi, không liên tục) của các triệu chứng. Cần hỏi câu hỏi đóng để phân biệt khởi phát đột ngột với sự phát hiện đột ngột; bệnh nhân có thể đột nhiên nhận ra các triệu chứng chỉ sau khi liệt tiến triển chậm vượt qua ngưỡng làm ngăn cản họ thực hiện một số công việc thông thường (ví dụ như đi bộ, buộc giày).

Các triệu chứng quan trọng liên quan bao gồm thay đổi cảm quan, thị giác kép, mất trí nhớ, khó sử dụng ngôn ngữ, động kinh và nhức đầu. Các yếu tố làm liệt nặng lên, như nhiệt độ nóng (gợi ý bệnh xơ cứng rải rác) hoặc sử dụng lặp đi lặp lại một cơ (gợi ý nhược cơ).

Thăm khám toàn thân nên bao gồm các triệu chứng gợi ý về nguyên nhân có thể gây ra, bao gồm những biểu hiện sau:

  • Mệt mỏi và yếu cơ hàng ngày tăng lên khi nóng và ẩm: Đa xơ cứng

  • Sự mệt mỏi và suy nhược thay đổi theo ngày: Nhược cơ

  • Phát ban: Viêm da cơ, bệnh Lyme, hoặc giang mai

  • Sốt: Nhiễm trùng mãn tính

  • Đau cơ: Viêm cơ

  • Đau cổ: Bệnh tủy cổ

  • Ói mửa và/hoặc tiêu chảy: Bệnh ngộ độc

  • Hụt hơi thở: Suy tim, rối loạn phổi, hoặc thiếu máu

  • Chán ăn và giảm cân: Ung thư hoặc các bệnh mãn tính khác

  • Thay đổi màu nước tiểu: Đái Porphyrin hoặc rối loạn gan hoặc thận

  • Không chịu được nóng hoặc lạnh: Rối loạn chức năng tuyến giáp

  • Khí sắc trầm, tập trung kém, lo âu và mất hứng thú trong các hoạt động bình thường: Rối loạn khí sắc

Tiền sử y khoa nên xác định các rối loạn đã biết có thể gây ra yếu hoặc mệt mỏi, bao gồm

  • Rối loạn tuyến giáp, gan, thận hoặc tuyến thượng thận

  • Ung thư hoặc các yếu tố nguy cơ ung thư (hội chứng cận u-Eg, hội chứng Eaton-Lambert) như hút thuốc lá nặng

  • Viêm xương khớp (bệnh lý tủy cổ)

  • Nhiễm trùng

Các thầy thuốc lâm sàng cần đánh giá các yếu tố nguy cơ đối với các nguyên nhân có thể, bao gồm các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng (ví dụ như quan hệ tình dục không an toàn, truyền máu, tiếp xúc với lao) và đột quỵ (ví dụ, tăng huyết áp, rung nhĩ, xơ vữa động mạch).

Nên xem xét toàn bộ tiền sử các thuốc đã dùng.

Tiền sử gia đình nên bao gồm các rối loạn di truyền đã biết (ví dụ: rối loạn cơ di truyền, bệnh kênh, bệnh cơ chuyển hóa, bệnh thần kinh do di truyền) và có các triệu chứng tương tự ở các thành viên trong gia đình (gợi ý một rối loạn di truyền có thể không được nhận biết). Bệnh thần kinh vận động di truyền thường không được nhận ra trong các gia đình vì biểu hiện kiểu hình khác nhau, không đầy đủ. Ngón chân hình búa, bàn chân lõm, và chơi thể thao kém có thể gợi ý một bệnh thần kinh vận động di truyền không được chẩn đoán.

Tiền sử xã hội cần lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng rượu: Cho thấy bệnh cơ do rượu

  • Sử dụng ma túy trái phép: Gợi ý tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS, nhiễm khuẩn, lao hoặc đột quỵ do sử dụng cocaine

  • Việc tiếp xúc trong nghề nghiệp hoặc tiếp xúc với các chất độc khác (ví dụ, thuốc trừ sâu photphas hữu cơ, kim loại nặng, dung môi công nghiệp)

  • Đi du lịch gần đây: Cho thấy bệnh Lyme, liệt do ve, bệnh bạch hầu hoặc nhiễm ký sinh trùng

  • Những căng thẳng xã hội: Gợi ý trầm cảm

Khám thực thể

Khám thần kinh và cơ toàn diện để xác định vị trí hoặc các triệu chứng phục vụ chẩn đoán. Những triệu chứng chính thường liên quan

  • Thần kinh sọ

  • Chức năng vận động

  • Phối hợp

  • Dáng đi

  • Cảm giác

  • Phản xạ

Khám thần kinh sọ bao gồm khám mặt tìm sự mất cân xứng rõ rệt và sụp mi; sự mất cân xứng nhẹ ở mặt có thể bình thường. Kiểm tra các cử động nhãn cầu và cơ mặt, bao gồm cả cơ nhai (cơ lực). Liệt hầu họng được phát hiện khi nói giọng mũi; kiểm tra phản xạ ho sặc và nhìn trực tiếp vào vòm họng ít giá trị hơn. Liệt lưỡi được gợi ý khi không phát âm được rõ ràng một số phụ âm (ví dụ nói "ta-ta-ta") và nói không trôi chảy (nói khó do rối loạn phát âm). Sự mất cân xứng nhẹ khi đưa lưỡi ra trước có thể là bình thường. Kiểm tra cơ lực của các cơ ức đòn chũm và cơ thang bằng cách cho bệnh nhân xoay đầu và nhún vai chống lại sức đề kháng. Bệnh nhân được yêu cầu chớp mắt nhiều lần để xem liệu có gây mỏi cơ không.

khám vận động bao gồm kiểm tra, đánh giá trương lực cơ và kiểm tra cơ lực. Khám toàn thân để tìm chứng vẹo cột sống (đôi khi gợi ý bằng triệu chứng liệt mạn tính của cơ cạnh sống), các vết sẹo phẫu thuật và do chấn thương. Tư thế loạn trương lực (ví dụ: vẹo cổ) có thể cản trở các động tác, và biểu hiện giống liệt. Các cơ được kiểm tra xem có rung giật cơ cục bộ và teo cơ không; cả hai tình trạng đều có thể bắt đầu khu trú hoặc không đối xứng trong bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS). Giật bó cơ có thể nhìn thấy rõ nhất ở lưỡi những bệnh nhân bị ALS giai đoạn nặng. Teo cơ lan tỏa có thể rõ nhất ở bàn tay, mặt và vùng đai vai.

Trương lực cơ được đánh giá bằng cử động thụ động. Gõ vào một cơ (ví dụ, cơ mô út) có thể gây giật bó cơ trong các bệnh thần kinh ngoại vi hoặc co rút cơ trong bệnh loạn dưỡng cơ.

Kiểm tra cơ lực nên bao gồm các cơ vùng gốc chi, ngọn chi, cơ duỗi và cơ gấp. Một số xét nghiệm các cơ lớn vùng gốc chi bao gồm đứng lên từ tư thế ngồi; ngồi xổm và đứng lên; và uốn cong, duỗi dài, và xoay đầu chống lại sự đề kháng.

Cơ lực thường được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 5:

  1. 0: Không có sự co cơ

  2. 1: Nhìn thấy co cơ nhưng không gây di chuyển được chi

  3. 2: Cử động được chi nhưng không chống lại được trọng lực

  4. 3: Động tác chống lại được trọng lực nhưng không chống được lực đối kháng

  5. 4: Yếu khi làm nghiệm pháp đối kháng

  6. 5: Cơ lực bình thường

Mặc dù những con số này có vẻ khách quan, nhưng đánh giá cơ lực từ 3 đến 5 (những mức điển hình trong liệt giai đoạn sớm, khi thường có chẩn đoán) lại khá chủ quan; nếu triệu chứng một bên, việc so sánh với bên không bị ảnh hưởng sẽ cải thiện khả năng phân biệt. Mô tả cụ thể những gì mà bệnh nhân có thể hoặc không thể làm thường hữu ích hơn là chỉ đơn giản đưa ra mức độ liệt, nhất là để đánh giá sự thay đổi của liệt theo thời gian. Suy giảm nhận thức có thể gây mất khả năng duy trì vận động (không có khả năng tập trung chú ý vào việc hoàn thành một nhiệm vụ vận động), động tác lặp lại nhiều lần, thất dụng, hoặc nỗ lực không đầy đủ. Sự giả vờ và những kiểu liệt chức năng khác thường đặc trưng bởi kiểu liệt đột ngột, trong đó đột ngột mất đi cơ lực bình thường khi gắng sức.

Kiểm tra khả năng phối hợp bao gồm nghiệm pháp ngón tay chỏ-mũi và gót chân-đầu gối, bước đi nối gót để kiểm tra rối loạn chức năng tiểu não. Rối loạn này có thể xảy ra khi bị đột quỵ vùng tiểu não, teo thùy nhung tiểu não (ví dụ: do lạm dụng rượu), một số chứng thất điều do teo bó gai tiểu não có tính di truyền, bệnh đa xơ cứng, và hội chứng Miller Fisher, một biến thể của hội chứng Guillain-Barré.

Dáng đi được quan sát để tìm những triệu chứng sau:

  • Mất khả năng khởi phát động tác (đông cứng tạm thời tại chỗ khi bắt đầu đi, tiếp theo là dáng đi không dừng lại được): Bệnh Parkinson

  • Thất dụng, như khi bàn chân dính chặt xuống sàn: Não úng thủy áp lực bình thường hoặc các rối loạn khác ở thùy trán

  • Dáng đi không kìm lại được: Bệnh Parkinson

  • Mất cân xứng chi, như khi bệnh nhân đi phải kéo lê một chân, giảm độ vung cánh tay, hoặc cả hai: Đột quỵ ở bán cầu

  • Thất điều: Bệnh đường giữa tiểu não

  • Mất ổn định khi quay người: Hội chứng Parkinson

Kiểm tra khả năng đi trên ngón chân và gót chân; yếu cơ ngọn chi làm cho những động tác này trở nên khó khăn. Đi bộ trên gót đặc biệt khó khăn khi tổn thương đường họng là nguyên nhân của sự yếu đuối. Đi giày dép là đáng chú ý đối với việc kéo (chân hơi cong ở hông và đầu gối, khiến cho đầu gối, đùi và đùi đập hoặc nhảy theo kiểu kéo) và đi bộ trên ngón chân. Dáng đi bàn chân ngựa và bước chân rơi có thể xuất hiện trong bại não thần kinh peroneal.

Khám cảm giác; rối loạn cảm giác có thể giúp định vị một số tổn thương gây liệt (ví dụ như mức độ cảm giác làm tổn thương đến một phần của tủy sống) hoặc gợi ý một số nguyên nhân cụ thể gây liệt (ví dụ: mất cảm giác xa giúp xác nhận nghi ngờ lâm sàng hội chứng Guillain-Barré).

Cảm giác ngứa ran và áp lực trong phân bố da liễu là một dấu hiệu tủy sống xảy ra với cả tổn thương bên trong và bên ngoài.

Kiểm tra phản xạ. Nếu mất phản xạ gân xương, có thể làm phản xạ gân xương bộc lộ rõ hơn bằng nghiệm pháp Jendrassik (móc hai tay vào nhau và cố gắng kéo tay ngược nhau ra ngoài). Giảm phản xạ gân xương có thể là bình thường trong suốt cuộc đời hoặc xảy ra khi lão hóa, nhưng đáp ứng phải đối xứng và cần thực hiện các biện pháp để các phản xạ bộc lộ rõ hơn. Kiểm tra phản xạ da gan bàn chân (duỗi, gấp lên). Các đáp ứng sau đây gợi ý một số rối loạn hoặc vị trí của tổn thương:

  • Phản xạ Babinski cổ điển (ngón chân cái duỗi ra và các ngón chân khác xòe ra) có tính đặc hiệu cao đối với tổn thương bó vỏ tủy (ngoại trừ ở trẻ sơ sinh, phản xạ này mang tính sinh lý vì bó vỏ tủy chưa trưởng thành).

  • Tăng phản xạ gân xương ở tứ chi và phản xạ hàm bình thường gợi ý tổn thương cột sống cổ làm ảnh hưởng đến bó vỏ gai, thường là chứng hẹp ống sống cổ.

  • Trương lực hậu môn, phản xạ co thắt hậu môn, hoặc cả hai đều giảm hoặc mất trong chấn thương tủy sống nhưng vẫn còn trong liệt lan lên do hội chứng Guillain-Barré.

  • Phản xạ bụng không có ở mức tổn thương tủy sống (ngoại trừ trong ALS nơi chúng được bảo tồn theo cách không thể giải thích được).

  • Phản xạ da bìu có thể kiểm tra sự toàn vẹn của tủy thắt lưng trên và rễ thần kinh ở nam giới.

Việc đánh giá cũng bao gồm

  • Gõ cột sống tìm điểm đau và ổ áp xe (biểu hiện khi viêm đốt sống, một số khối u đốt sống và áp xe ngoài màng cứng)

  • Nâng thẳng chân lên (xuất hiện đau khi bị tổn thương dây thần kinh tọa)

  • Kiểm tra dấu hiệu xệ vai (gợi ý liêt cơ đai vai)

Kiểm tra tổng quát

Nếu bệnh nhân không liệt vận động rõ ràng, thì khám toàn thân rất quan trọng; ở những bệnh nhân này, cần tìm kiếm các rối loạn không do thần kinh cơ.

Cần lưu ý dấu hiệu suy hô hấp (ví dụ như thở nhanh, thở yếu). Kiểm tra dấu hiệu vàng da, nhợt nhạt, phát ban, và sưng tấy. Những phát hiện quan trọng khác trong quá trình khám bệnh bao gồm mặt tròn như mặt trăng của hội chứng Cushing và sưng vùng mang tai, da trơn không có lông, cổ trướng và sao mạch do uống rượu kéo dài.

Nên khám hạch vùng cổ, nách, và vùng bẹn; lưu ý tuyến giáp to.

Nghe tim và phổi để phát hiện ral nổ, tiếng khò khè, kéo dài thì thở ra, tiếng thổi và tiếng ngựa phi.

Khám bụng tìm khối u, cầu bàng quang nếu rối loạn chức năng tủy sống.

Đánh giá phạm vi chuyển động của khớp.

Nếu nghi ngờ bị liệt do bọ ve, da, đặc biệt là da đầu, cần được kiểm tra kỹ lưỡng để tìm bọ ve.

Các dấu hiệu cảnh báo

Ở những bệnh nhân bị yếu, những dấu hiệu sau đây cần quan tâm đặc biệt:

  • Liệt tiến triển nặng hơn trong vài ngày hoặc ít hơn

  • Khó thở

  • Không thể nâng đầu chống lại trọng lực

  • Các triệu chứng của hành tủy (ví dụ như khó nhai, nói chuyện và nuốt)

  • Mất khả năng đi lại

  • Bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ hoặc đại tiện không tự chủ

Giải thích các dấu hiệu

Bệnh sử giúp phân biệt liệt với mệt mỏi, xác định quá trình tiến triển theo thời gian của bệnh, và đưa ra những triệu chứng để định khu giải phẫu của liệt. Liệt không hoàn toàn và mệt mỏi có xu hướng gây ra các triệu chứng khác nhau:

  • Liệt không hoàn toàn: Bệnh nhân thường phàn nàn họ không thể làm những công việc cụ thể. Họ cũng có thể nói rằng các chi của mình có cảm giác nặng hoặc cứng. Liệt thường có một mô hình nhất định theo thời gian, giải phẫu, hoặc cả hai. Khó thực hiện công việc ở cao quá đầu, chải hoặc chải tóc, đi lên cầu thang hoặc đứng dậy khỏi bồn cầu đều ám chỉ tình trạng yếu cơ ở đầu gần.

  • Mệt mỏi: Triệu chứng mệt mỏi khi bị bệnh nhân nhầm lẫn với liệt thường có xu hướng không có khuôn mẫu thời gian (ví dụ, "mệt mỏi suốt ngày") hoặc không có định khu giải phẫu cụ thể (ví dụ, "yếu ở khắp cơ thể"); triệu chứng tập trung nhiều hơn về cảm giác mệt mỏi hơn là không thể làm được những hoạt động cụ thể.

Các mô hình thời gian của các triệu chứng rất hữu ích.

  • Liệt tiến triển nặng hơn trong vài phút hoặc ngắn hơn thường là do chấn thương nặng hoặc đột quỵ; trong đột quỵ, thường liệt một bên và mức độ nhẹ hoặc nặng. Liệt đột ngột, tê và đau dữ dội ở một chi có thể do tắc động mạch khu trú và thiếu máu cục bộ chi. Điều này có thể được phân biệt bằng khám mạch máu (ví dụ như mạch đập, màu sắc, nhiệt độ, nghiệm pháp đo thời gian đổ đầy mao mạch, tỉ số huyết áp chi trên chi dưới đo qua siêu âm Doppler). Chèn ép tủy sống cũng có thể gây liệt tiến triển trong vài phút (nhưng thường là trong vài giờ hoặc vài ngày) và dễ dàng được phân biệt bằng tình trạng tiểu tiện không tự chủ và các dấu hiệu lâm sàng về mức độ cảm giác và vận động của tủy sống riêng biệt.

  • Tình trạng yếu cơ tiến triển đều đặn trong nhiều giờ đến nhiều ngày có thể do các rối loạn cấp tính hoặc bán cấp (ví dụ: chèn ép tủy sống, viêm tủy cắt ngang, thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết tủy sống, hội chứng Guillain-Barré, đôi khi teo cơ do bệnh hiểm nghèo, tiêu cơ vân, ngộ độc thịt, ngộ độc phốt phát hữu cơ).

  • Tình trạng yếu cơ tiến triển từ hàng tuần đến hàng tháng có thể do các rối loạn bán cấp hoặc mãn tính (ví dụ: bệnh cơ cổ, hầu hết các bệnh đa dây thần kinh di truyền và mắc phải, bệnh nhược cơ, rối loạn thần kinh vận động, bệnh cơ do mắc phải, hầu hết các khối u).

  • Liệt dao động từ ngày này sang ngày khác có thể do xơ cứng rải rác và đôi khi là do bệnh cơ chuyển hóa.

  • Liệt dao động trong ngày có thể do bệnh nhược cơ, hội chứng Eaton-Lamberthoặc liệt chu kỳ.

Các mô hình giải phẫu của liệt được đặc trưng bởi những khó khăn khi thực hiện các động tác. Các mô hình giải phẫu gợi ý một số chẩn đoán nhất định:

  • Yếu cơ ở đầu gần làm suy yếu khả năng với lên trên (ví dụ: chải tóc, nâng vật qua đầu), đi lên cầu thang hoặc đứng dậy từ tư thế ngồi; dạng này là điển hình của bệnh viêm cơ.

  • Liệt cơ ngọn chi gây khó khăn khi làm các động tác như bước qua lề đường, cầm cốc, viết, cài khuy hoặc sử dụng chìa khóa; mô hình này điển hình cho bệnh đa dây thần kinh và chứng loạn dưỡng cơ. Nhiều rối loạn (ví dụ: bệnh đa dây thần kinh mất myelin do viêm mạn tính, hội chứng Guillain-Barré, bệnh nhược cơ, bệnh rễ thần kinh, hội chứng Eaton-Lambert) gây ra tình trạng yếu đầu gần và đầu xa, nhưng một dạng có thể nổi bật hơn lúc đầu.

  • Liệt hành tủy có thể gây liệt mặt, khó nói, và khó nuốt, có hoặc không rối loạn vận nhãn; các biểu hiện này điển hình cho một số rối loạn thần kinh cơ, như bệnh nhược cơ, hội chứng Eaton-Lambert, hoặc bệnh ngộ độc thịt, một số rối loạn nơ ron vận động, như xơ cứng cột bên teo cơ hoặc liệt trên nhân tiến triển.

Khám thực thể tiếp tục giúp định khu tổn thương. Thứ nhất, các mô hình chung được phân biệt:

  • Yếu ảnh hưởng đến các cơ duỗi nhiều hơn cơ gấp ở chi trên hoặc cơ gấp nhiều hơn cơ duỗi ở chi dưới là dạng yếu do hệ thần kinh trung ương gây ra.

  • Liệt chủ yếu ở các cơ gốc chi sẽ gợi ý bệnh cơ.

  • Liệt đi kèm với tăng phản xạ và tăng trương lực cơ gợi ý các rối loạn chức năng nơ-ron vận động trên (bó vỏ gai hoặc các bó vận động khác), đặc biệt nếu phản xạ da gan bàn chân (dấu hiệu Babinski) dương tính.

  • Rối loạn không đều động tác tính vi của các ngón tay (ví dụ các động tác kẹp kiểu gọng kìm, chơi piano) với cơ lực được duy trì tương đối cho thấy sự gián đoạn chọn lọc của bó vỏ gai (bó chóp).

  • Liệt hoàn toàn kèm theo mất phản xạ và giảm nặng trương lực cơ (liệt mềm) xảy ra khi tổn thương tủy sống nặng, đột ngột (choáng tủy).

  • Liệt đi kèm giảm phản xạ, giảm trương lực cơ (có hoặc không có giật bó cơ) và teo cơ mãn tính gợi ý rối loạn chức năng nơron vận động thấp.

  • Liệt các cơ được chi phối bởi các sợi thần kinh dài nhất (nghĩa là liệt ngọn chi nhiều hơn gốc chi, chân nặng hơn tay), nhất là mất cảm giác ngọn chi, gợi ý rối loạn chức năng nơ ron vận động thấp do bệnh đa thần kinh ngoại vi.

  • Không có các bất thường thần kinh (tức là phản xạ bình thường, không có teo cơ hay giật bó cơ, cơ lực bình thường hoặc gắng sức không tốt khi kiểm tra cơ lực) hoặc gắng sức không tốt ở những bệnh nhân bị mệt mỏi hoặc liệt nhưng không có mô hình thời gian hoặc giải phẫu phù hợp gợi ý chứng mệt mỏi hơn là liệt thật sự. Tuy nhiên, nếu liệt không liên tục và tại thời điểm khám không liệt, các bất thường có thể bị bỏ sót.

Những phát hiện bổ sung có thể giúp định khu tổn thương chính xác hơn. Ví dụ,

  • liệt đi kèm các dấu hiệu tổn thương nơ ron vận động trên cùng với các dấu hiệu khác như thất ngôn, rối loạn chức năng tâm thần hoặc rối loạn chức năng vỏ não khác gợi ý tổn thương não: Tổn thương não

  • Dấu hiệu tổn thương nơ ron vận động trên một bên (co cứng, tăng phản xạ, dấu hiệu Babinski dương tính) và liệt một tay và một chân cùng bên: Tổn thương bán cầu bên đối diện, thường là do đột quỵ

  • Dấu hiệu tổn thương nơ ron vận động trên hoặc dưới (hoặc cả hai) cùng với mất cảm giác phía dưới mức một đoạn tủy nhất định và mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang (hoặc cả hai): Tổn thương tủy sống

Liệt đi kèm các dấu hiệu tổn thương nơ ron vận động dưới có thể do một rối loạn gây ảnh hưởng đến một hoặc nhiều dây thần kinh ngoại vi; rối loạn như thế có kiểu biểu hiện liệt rất đặc trưng (ví dụ, bàn tay rủ cổ cò trong chấn thương thần kinh quay). Khi bị tổn thương đám rối cánh tay hoặc thắt lưng cùng, các rối loạn vận động, cảm giác và phản xạ thường không đều và không theo bất kỳ sự phân bố của dây thần kinh ngoại vi nào.

Xác định bệnh lý căn nguyên cụ thể

Đôi khi việc kết hợp các dấu hiệu sẽ gợi ý một số nguyên nhân (xem bảng Các dấu hiệu liên quan đến điểm yếu gợi ý một số rối loạn đặc hiệu).

Bảng

Nếu không có triệu chứng hoặc dấu hiệu của liệt thật sự (ví dụ, các mô hình giải phẫu và thời gian đặc trưng, các dấu hiệu khách quan) và bệnh nhân chỉ phàn nàn yếu toàn thân, mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng, thầy thuốc lâm sàng nên xem xét các rối loạn không phải thần kinh. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân cao tuổi cảm thấy quá yếu để đi lại, việc xác định nguyên nhân gây yếu cơ có thể khó khăn vì rối loạn chức năng dáng đi thường do nhiều yếu tố (xem Kiến thức cơ bản về lão khoa: yếu).

Bệnh nhân có nhiều bệnh có thể bị hạn chế chức năng nhưng không mất cơ lực thực sự. Ví dụ, rối loạn chức năng tim phổi hoặc thiếu máu có thể gây ra sự mệt mỏi do khó thở hoặc không dung nạp các bài tập. Rối loạn chức năng khớp (ví dụ, do viêm khớp) hoặc đau cơ (ví dụ, do đau đa cơ dạng thấp hoặc đau cơ xơ) có thể gây khó khăn cho các hoạt động thể chất. Những rối loạn thể chất này gây ra nhiều than phiền về liệt (ví dụ: cúm, nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân, suy thận) thường đã được chẩn đoán hoặc được gợi ý bởi những phát hiện trong bệnh sử, khám thực thể, hoặc cả hai.

Nhìn chung, nếu bệnh sử và khám thực thể không phát hiện các bất thường gợi ý các rối loạn thực thể thì các rối loạn này khó xảy ra; Các rối loạn gây mệt mỏi liên tục, toàn thân không kèm theo kiểu thái dương hoặc giải phẫu sinh lý (ví dụ: trầm cảm; hội chứng mệt mỏi mãn tính; bệnh toàn thân chưa được phát hiện như thiếu máu nặng, suy giáp hoặc bệnh Addison; tác dụng phụ của thuốc) cần được xem xét.

Xét nghiệm

Hỏi tiền sử và khám bệnh cần tập trung vào việc xác định các biểu hiện tinh tế của các căn bệnh tiềm ẩn (đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng, rối loạn nội tiết và thấp khớp, thiếu máu và trầm cảm) có thể được sử dụng để hướng dẫn kiểm tra.

Mặc dù nhiều xét nghiệm có thể được thực hiện nếu bệnh nhân bị liệt thật sự, nhưng các xét nghiệm như vậy thường chỉ hỗ trợ.

Nếu không có liệt thật sự, các triệu chứng lâm sàng khác (ví dụ, khó thở, nhợt, vàng da, tiếng thổi ở tim), nếu có, được sử dụng để định hướng xét nghiệm.

Nếu bệnh nhân không có bất thường trên lâm sàng, thì thường kết quả xét nghiệm sẽ không bất thường. Trong những trường hợp như vậy, các phương pháp xét nghiệm rất khác nhau. Các xét nghiệm ban đầu thường bao gồm một số kết hợp của công thức máu toàn phần (CBC), điện giải đồ (bao gồm canximagiê), xét nghiệm glucose, chức năng thận và gan, hóc môn kích thích tuyến giáp (TSH), tốc độ máu lắng (ESR) và xét nghiệm huyết thanh học viêm gan C.

Nếu liệt toàn thân đột ngột hoặc nghiêm trọng hoặc có bất kỳ triệu chứng hô hấp, cần phải kiểm tra dung tích sống gắng sức và dung tích hít vào tối đa để đánh giá nguy cơ suy hô hấp cấp. Bệnh nhân có dung tích sống < 15 mL/kg hoặc dung tích hít vào gắng sức < 20 cm H2O có nguy cơ cao.

Nếu liệt thật sự (và thường là sau khi đánh giá nguy cơ suy hô hấp cấp tính), xét nghiệm ban đầu tập trung chủ yếu vào việc xác định cơ chế liệt. Trừ khi nguyên nhân rõ ràng, các xét nghiệm thông thường trong phòng thí nghiệm (CBC, chất điện giải [bao gồm canximagiê], xét nghiệm glucose, chức năng thận và gan, TSH, ESR, xét nghiệm huyết thanh viêm gan C) thường được thực hiện.

Các xét nghiệm được thực hiện để xác định vị trí và cơ chế của điểm yếu phụ thuộc vào các phát hiện lâm sàng.

Nếu nghi ngờ rối loạn chức năng nơ-ron vận động trên là nguyên nhân của liệt, xét nghiệm chính là chụp MRI. CT được sử dụng khi không thể làm có xét nghiệm MRI (ví dụ ở bệnh nhân có máy tạo nhịp tim).

Nếu nghi ngờ bệnh tủy sống, phim MRI có thể phát hiện các tổn thương ở tủy sống. Xét nghiệm này cũng phát hiện được các nguyên nhân khác của liệt có biểu hiện giống bệnh lý tủy, bao gồm tổn thương đuôi ngựa, rễ thần kinh tủy sống, và đám rối thần kinh cánh tay và thắt lưng cùng. Chụp CT tủy có thể được sử dụng khi không có kiểm tra bằng chụp MRI. Các xét nghiệm khác đã thực hiện (xem bảng Một số nguyên nhân gây yếu cơ). Phân tích dịch não tủy (CSF) có thể không cần thiết đối với một số rối loạn được chẩn đoán trong quá trình chụp hình (ví dụ, khối u ngoài màng cứng) và chống chỉ định nếu nghi ngờ CSF bị nghẽn (ép tủy do nguyên nhân ngoài màng cứng). Phân tích CSF rất hữu ích ở những bệnh nhân mắc hội chứng Guillain-Barré; sự phân ly tế bào albumin (nồng độ protein cao với số lượng bạch cầu bình thường) gần như là đặc trưng bệnh.

Nếu nghi ngờ bệnh đa dây thần kinh, bệnh cơ hoặc rối loạn khớp nối thần kinh cơ, các kiểm tra chính giúp phân biệt các cơ chế yếu cơ này là xét nghiệm chẩn đoán điện (điện cơ và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh).

Sau chấn thương dây thần kinh, những thay đổi trong dẫn truyền thần kinh và mất dây thần kinh cơ có thể mất đến vài tuần mới phát triển, do đó xét nghiệm chẩn đoán điện có thể không hữu ích khi bệnh là cấp tính. Tuy nhiên, các xét nghiệm này có thể giúp phân biệt giữa một số bệnh cấp tính nhất định, chẳng hạn như bệnh thần kinh mất myelin cấp tính (như hội chứng Guillain-Barré), ngộ độc botulism cấp và các bệnh lý synap thần kinh cơ cấp khác.

Nếu nghi ngờ bệnh cơ (gợi ý bởi cơ yếu, chuột rút cơ, và đau), có thể đo nồng độ các men cơ (ví dụ, creatine kinase [CK], aldolase, lactic dehydrogenase [LDH]). Tăng nồng độ các men này tương ứng với bệnh cơ nhưng cũng có thể cao trong các bệnh thần kinh (phản ánh sự teo cơ) và rất cao ở bệnh tiêu cơ vân do thiếu máu. Ngoài ra, nồng độ các men có thể không cao trong tất cả các bệnh cơ. Việc sử dụng cocaine thường xuyên cũng có thể làm tăng cao nồng độ CK kéo dài (giá trị trung bình, 400 IU/L).

Các thầy thuốc lâm sàng có thể sử dụng MRI để xác định tình trạng viêm cơ, thường xảy ra trong các bệnh cơ do viêm. Cuối cùng, sinh thiết cơ có thể là cần thiết để chẩn đoán bệnh cơ hoặc viêm cơ. MRI hoặc điện cơ có thể giúp tìm một vị trí phù hợp để sinh thiết cơ. Tuy nhiên, nhiễu do kim sinh thiết có thể biểu hiện giống bệnh lý cơ; do đó, không nên thực hiện sinh thiết trong cùng một cơ được làm điện cơ.

Xét nghiệm di truyền có thể giúp khẳng định một số chứng bệnh cơ di truyền.

Nếu nghi ngờrối loạn nơ ron vận động (ví dụ, ALS), xét nghiệm bao gồm điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh để khẳng định chẩn đoán và loại trừ các bệnh lý có thể điều trị được nhưng biểu hiện giống các rối loạn nơ-ron vận động (ví dụ bệnh đa dây thần kinh mất myelin mạn tính, bệnh thần kinh vận động đa ổ có nghẽn dẫn truyền). MRI não có thể cho thấy sự thoái hóa của các bó vỏ gai khi bệnh xơ cứng cột bên teo cơ tiến triển nặng. Chụp cộng hưởng từ tủy sống (hoặc chụp CT tủy) được thực hiện thường quy để loại trừ chèn ép tủy sống hoặc các bệnh lý tủy khác (xem bảng Một số nguyên nhân gây yếu cơ).

Có thể cần xét nghiệm các bệnh lý đặc hiệu:

  • Nếu các phát hiện gợi ý bệnh nhược cơ, cần làm nghiệm pháp chườm đá lạnh và xét nghiệm huyết thanh học (ví dụ mức kháng thể kháng thụ thể acetylcholine, đôi khi kháng thể tyrosine kinase đặc hiệu của cơ)

  • Nếu các phát hiện gợi ý viêm mạch, cần xét nghiệm tự kháng thể

  • Nếu tiền sử gia đình gợi ý một rối loạn di truyền, xét nghiệm di truyền

  • Nếu các dấu hiệu gợi ý bệnh lý đa dây thần kinh, các kiểm tra khác (xem bảng Một số nguyên nhân gây yếu cơ)

  • Nếu bệnh cơ không giải thích bằng tác dụng của thuốc, rối loạn chuyển hóa, hoặc rối loạn nội tiết, có thể sinh thiết cơ

Điều trị yếu

Nguyên nhân của yếu cơ được điều trị. Đối với bệnh nhân liệt cấp tính, nguy cơ đe dọa tính mạng, có thể cần đến hỗ trợ hô hấp.

Vật lý liệu pháp và vận động liệu pháp có thể giúp mọi người thích ứng với liệt kéo dài và giảm thiểu mất chức năng, bất kể nguyên nhân.

Các điểm thiết yếu ở người cao tuổi: Yếu

Một số giảm phản xạ gân xương là phổ biến khi lão hóa, nhưng sự bất cân xứng hoặc mất phản xạ ngay cả khi dùng các biện pháp để tăng khả năng bộc lộ sẽ là bất thường.

Bởi vì người cao tuổi có nhiều khả năng bị mất cơ bắp do lão hóa từ trước nên việc nghỉ ngơi tại giường có thể gây teo cơ nhanh chóng, đôi khi chỉ sau vài ngày.

Người cao tuổi dùng nhiều thuốc hơn và dễ mắc các bệnh về cơ, bệnh thần kinh và mệt mỏi do thuốc hơn; do đó, thuốc là nguyên nhân phổ biến gây yếu ở người cao tuổi.

Cảm giác quá yếu không thể đi lại được thường có nhiều nguyên nhân. Các yếu tố có thể bao gồm:

  • Yếu cơ (ví dụ: do đột quỵ, sử dụng một số chất kích thích hoặc thuốc, bệnh cơ do thoái hóa đốt sống cổ hoặc teo cơ)

  • Tràn dịch não thất

  • Hội chứng Parkinson

  • Bệnh viêm khớp gây đau

  • Mất mạng lưới nơron điều hòa sự ổn định tư thế (hệ thống tiền đình, các đường dẫn truyền cảm giác sâu), sự phối hợp (tiểu não, hạch nền), thị giác và khả năng sử dụng động tác (thùy trán) liên quan đến tuổi tác

Đánh giá nên tập trung vào các yếu tố có thể điều trị.

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng nói chung hữu ích cho dù nguyên nhân của liệt là gì.

Những điểm chính

  • Phân biệt mất cơ lực với cảm giác mệt mỏi.

  • Nếu tình trạng mệt mỏi không có biểu hiện yếu cơ về mặt giải phẫu hoặc thời gian ở những bệnh nhân có khám thực thể bình thường, hãy nghi ngờ hội chứng mệt mỏi mạn tính, một bệnh hệ thống chưa được phát hiện (ví dụ: thiếu máu nặng, suy giáp, bệnh Addison), một vấn đề tâm lý (ví dụ: trầm cảm) hoặc tác dụng bất lợi của thuốc.

  • Nếu bệnh nhân bị liệt cơ thực sự, trước hết tập trung xác định liệt do rối loạn chức năng não, tủy sống, đám rối thần kinh, dây thần kinh ngoại vi, synap thần kinh cơ, hay cơ.

  • Nếu bệnh nhân bị tăng phản xạ và tăng trương lực cơ (co cứng), đặc biệt nếu có dấu hiệu Babinski, cần nghi ngờ một tổn thương nơ ron vận động trên (ví dụ: bó vỏ gai) trong não hoặc tủy sống; MRI thường được yêu cầu.

  • Nếu bệnh nhân bị giảm phản xạ, giảm trương lực cơ, teo cơ, và giật bó cơ, nên nghi ngờ tổn thương nơ ron vận động dưới.

  • Nếu bệnh nhân bị giảm phản xạ và liệt ưu thế ngọn chi, đặc biệt là với những thâm giác cảm giác xa hoặc dị cảm, nghi ngờ bệnh đa thần kinh.

  • Nếu bệnh nhân gặp khó khăn khi leo lên cầu thang, chải tóc, đứng lên khi liệt ưu thế gốc chi và cảm giác nguyên vẹn, nên nghi ngờ bệnh cơ.

  • Vật lý trị liệu thường hữu ích trong việc cải thiện cơ lực cho mọi nguyên nhân gây yếu.