Một số nguyên nhân gây run

Nguyên nhân

Những phát hiện gợi ý

Tiếp cận chẩn đoán

Run trạng thái động*

Hội chứng cai rượu hoặc chất gây nghiện khác (ví dụ: thuốc benzodiazepin hoặc opioid)

Kích động và run nhẹ bắt đầu từ 24–72 tiếng sau lần sử dụng rượu hoặc thuốc hoặc chất gây nghiện cuối cùng (ví dụ: benzodiazepine)

Có thể kèm tăng huyết áp, nhịp tim nhanh hoặc sốt, đặc biệt ở bệnh nhân đang nằm điều trị nội trú

Đánh giá lâm sàng

Do thuốc

Tiền sử dùng thuốc hoặc chất gây nghiện (ví dụ: lithium, thuốc chống trầm cảm, chất gây nghiện)

Cải thiện tình trạng run sau khi ngừng thuốc hoặc ngừng chất gây nghiện

Các bệnh lý nội tiết, chuyển hóa, và độc chất:

Run kèm với thay đổi ý thức (gợi ý bệnh não) và bệnh lý căn nguyên rõ (ví dụ như suy thận hoặc suy gan)

Đôi khi rung giật cơ đa tiêu điểm và rung giật cơ âm tính (suy tư thế vận động) trong các nguyên nhân chuyển hóa gây run

Lồi mắt, tăng phản xạ, nhịp tim nhanh, chịu nhiệt kém (gợi ý cường giáp)

Tăng huyết áp nặng, kháng trị (gợi ý u tuyến thượng thận)

Nồng độ TSH

Xét nghiệm nước tiểu 24h để xác định lượng metanephrins.

Đo nồng độ ammonia, BUN, glucose, canxi và PTH

Xét nghiệm kim loại nặng

Run vô căn

Run dai dẳng tiến triển (4–12 Hz), thường đối xứng và ảnh hưởng đến cả hai chi trên và đôi khi ảnh hưởng đến đầu và giọng nói, đặc biệt là ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình bị run

Có thể bị ức chế với liều lượng rượu thấp hoặc thuốc an thần khác

Đánh giá lâm sàng

Run sinh lý

Run nhẹ, nhanh (8–13 Hz) xảy ra ở người khỏe mạnh và có thể tăng lên do một số loại thuốc hoặc tình trạng bệnh lý nhất định (xem ở trên)

Có thể bị ức chế với liều lượng rượu thấp hoặc thuốc an thần khác

Đánh giá lâm sàng

Run lúc nghỉ

Hội chứng Parkinson do thuốc gây ra

Tiền sử sử dụng thuốc chặn thụ thể dopamine hoặc làm giảm nguồn dự trữ dopamine

Cải thiện tình trạng run sau khi ngừng thuốc

Bệnh Parkinson

Run biến đổi tần số thấp (3-6 Hz) thường xảy ra khi ngón cái chống ngón trỏ (lăn viên thuốc) nhưng đôi khi cũng ảnh hưởng đến cằm hoặc chân

Thường kèm theo các triệu chứng khác, như viết chữ nhỏ, vận động chậm, tăng trương lực kiểu bánh xe răng cưa, và có dáng lê chân

Thông thường không có tiền sử run Parkinson gia đình và không giảm run sau khi uống rượu

Tiêu chuẩn lâm sàng cụ thể

Phản ứng tốt với thử nghiệm thực nghiệm về thuốc dopaminergic

Run chủ ý

Tổn thương tiểu não:

Run tần số thấp (< 4 Hz) thường xảy ra một bên, đi kèm thất điều, rối tầm, mất liên động (không thể thực hiện các động tác phức tạp nhanh) và rối loạn vận ngôn

Một số bệnh nhân có tiền sử bệnh lý gia đình (ví dụ, thất điều Friedreich)

MRI não

Do thuốc

Tiền sử sử dụng một số loại thuốc hoặc các chất gây nghiện khác

Cải thiện tình trạng run sau khi ngừng thuốc hoặc ngừng chất gây nghiện

Run phức hợp

Run Holmes (run trung não, nhân đỏ, rubral hoặc vùng dưới đồi)

Run không đều, tần số thấp (< 4,5 Hz) chủ yếu ở gốc chi

Sự kết hợp của run tĩnh trạng, run tư thế, và run chủ ý do tổn thương não giữa gần nhân đỏ (ví dụ, do đột quỵ hoặc chứng đa xơ cứng)

Đôi khi có dấu hiệu thất điều và liệt

MRI não

Run do bệnh lý thần kinh:

Có nhiều kiểu và tần số run, thường là run tư thế và run chủ ý xuất hiện tại các chi

Các dấu hiệu khác của bệnh lý thần kinh ngoại biên

Điện cơ

Run chức năng (do tâm lý)

Run phức hợp có khởi phát đột ngột và/hoặc tái phát tự phát với các đặc tính khác nhau

Tăng lên khi chú ý và giảm đi khi phân tâm

Dấu hiệu chẩn đoán chính của chứng run do tâm lý: Giảm run, thay đổi hoặc loại bỏ run khi bệnh nhân thực hiện chuyển động nhịp nhàng theo chủ ý với chi không bị ảnh hưởng

Đánh giá lâm sàng

Bệnh Wilson

Nhiều loại run khác nhau (thường ở đầu gần cánh tay) xuất hiện ở trẻ em hoặc người trưởng thành trẻ tuổi, thường có dấu hiệu suy gan, tăng trương lực cơ, dáng đi vụng về, rối loạn vận ngôn, cười vô cớ, chảy nước dãi và các triệu chứng thần kinh tâm thần

Lấy nước tiểu 24h để định lượng nồng độ đồng; xét nghiệm ceruloplasmin huyết thanh

Soi đáy mắt kiểm tra các vòng Kayser-Fleischer xung quanh mống mắt (gây ra bởi sự lắng đọng đồng)

* Phân loại run do hành động có thể được chia thành run do tư thế và do run động học (bao gồm run do động học đơn giản và run chủ ý). Run do động học đơn giản xảy ra trong quá trình cử động có chủ ý và gần như giống nhau trong suốt quá trình cử động. Run có chủ ý xảy ra trong quá trình cử động có chủ ý với mức độ run tăng dần khi chi bị ảnh hưởng tiếp cận mục tiêu. Run tư thế là tối đa khi một chi được duy trì ở một vị trí cố định chống lại trọng lực.

BUN = nitrogen urê máu; Hz = hertz; PTH = hóc môn cận giáp; TSH = hóc môn kích thích tuyến giáp.

Trong các chủ đề này