Một số loại thuốc có tác dụng phụ trong thời kỳ mang thai

Ví dụ

Tác dụng phụ

Bình luận

Thuốc kháng khuẩn

Aminoglycosides

Độc tính (ví dụ, làm tổn thương bào thai thai nhi), dẫn đến điếc

Chloramphenicol

Hội chứng Xám ở trẻ sơ sinh

Ở phụ nữ hoặc thai nhi bị thiếu hụt G6PD, sự tan máu

Fluoroquinolones

Có thể là đau khớp; Về mặt lý thuyết, các khuyết tật cơ xương (ví dụ, sự phát triển xương bị suy giảm), nhưng không có bằng chứng về tác dụng phụ này

Nitrofurantoin

Ở phụ nữ hoặc thai nhi bị thiếu hụt G6PD, sự tan máu

Chống chỉ định trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, ở thai đủ tháng (38 đến 42 tuần), trong khi chuyển dạ và sinh, và ngay trước khi bắt đầu chuyển dạ

Primaquine

Ở phụ nữ hoặc thai nhi bị thiếu hụt G6PD, sự tan máu

Streptomycin

Chứng ngộ độc

Sulfonamid (trừ sulfasalazine, có nguy cơ với thai nhi tối thiểu)

Khi dùng thuốc sau tuần 34, vàng da sơ sinh và không điều trị, vàng da nhân

Ở phụ nữ hoặc thai nhi bị thiếu hụt G6PD, sự tan máu

Tetracycline

Xương phát triển chậm lại, giảm men răng, vàng răng vĩnh viễn, và tăng tính nhạy cảm với sâu răng

Thỉnh thoảng xảy ra suy gan ở phụ nữ có thai

Trimethoprim

Tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh do sự tương tác folate

Nên tránh trong tam cá nguyệt thứ nhất

Thuốc chống đông máu

Heparin trọng lượng phân tử thấp (ví dụ: enoxaparin)

Giảm tiểu cầu và xuất huyết ở mẹ

Tương thích với thai kỳ; không qua nhau thai

Heparin không phân đoạn

Giảm tiểu cầu và xuất huyết ở mẹ

Tương tự như heparin trọng lượng phân tử thấp

Các chất ức chế yếu tố Xa (ví dụ, rivaroxaban, apixaban, edoxaban)

Dữ liệu về con người không đầy đủ; có thể gây hại cho thai nhi vì những loại thuốc này dường như đi qua rau thai

Nên tránh trong thai kỳ

Warfarin

Khi warfarin được tiêm trong tam cá nguyệt thứ nhất, hội chứng warfarin thai nhi (ví dụ, chứng thiểu sản mũi, loãng xương, teo mắt hai bên, nhiều mức độ khuyết tật về trí tuệ)

Khi dùng wafarin trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, nguy cơ bị đục thủy tinh thể, teo mắt, khiếm khuyết về trí tuệ, đầu nhỏ, mắt nhỏ, và xuất huyết ở thai nhi và ở mẹ

Chống chỉ định tuyệt đối trong tam cá nguyệt thứ nhất

Thuốc chống động kinh

Carbamazepine

Bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh

Nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh bao gồm các khuyết tật ống thần kinh

Lamotrigine

Không có nguy cơ gia tăng đáng kể với liều lên đến 600 mg/ngày

Tương thích với thai nghén

Levetiracetam

Các dị dạng xương nhỏ tìm thấy trong các nghiên cứu trên động vật, nhưng không thấy nguy cơ gia tăng ở người

Tương thích với thai nghén

Phenobarbital

Bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh

Nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh

Phenytoin

Dị tật bẩm sinh (ví dụ: sứt môi, khuyết tật niệu-sinh dục như chứng thiếu khớp, dị tật tim mạch

Bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh

Nguy cơ lâu dài của dị tật bẩm sinh mặc dù bổ sung axit folic

Trimethadione

Có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh (ví dụ khe hở vòm, tổn thương tim, dị tật hộp sọ, các chi, và hở bụng) và nguy cơ sảy thai tự nhiên

Gần như luôn chống chỉ định trong thời kỳ mang thai

Valproate

Các dị dạng bẩm sinh chủ yếu (ví dụ, các khuyết tật ống thần kinh như viêm màng não sơ sinh, khuyết tật tim, hộp sọ, và chân tay)

Nguy cơ lâu dài của dị tật bẩm sinh mặc dù bổ sung axit folic

Thuốc chống trầm cảm

Bupropion

Các dữ liệu còn nhiều tranh cãi về nguy cơ dị tật bẩm sinh khi phơi nhiễm trong 1 tháng đầu

Liều dùng có thể gây tác dụng phụ lên gan hoặc thận

Citalopram

Khi dùng citalopram trong tam cá nguyệt thứ nhất, tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh (đặc biệt là tim)

Khi dùng thuốc trong tam cá nguyệt thứ 3, hội chứng thiểu sản phổi và tăng áp phổi dai dẳng của trẻ sơ sinh

Cân nhắc giảm liều dần trong tam cá nguyệt thứ 3 khi tham khảo ý kiến của bác sĩ về sức khoẻ tâm thần

Escitalopram

Khi escitalopram được cho trong tam cá nguyệt thứ 3, hội chứng thiểu sản phổi và tăng áp phổi dai dẳng của trẻ sơ sinh

Cân nhắc giảm liều dần trong tam cá nguyệt thứ 3 khi tham khảo ý kiến của bác sĩ về sức khoẻ tâm thần

Fluoxetine

Khi sử dụng fluoxetine trong tam cá nguyệt thứ 3, hội chứng thiểu sản và tăng áp phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh

Thời gian bán hủy dài; tương tác thuốc có thể xảy ra trong nhiều tuần sau khi dừng thuốc

Cân nhắc giảm liều dần trong tam cá nguyệt thứ 3 khi tham khảo ý kiến của bác sĩ về sức khoẻ tâm thần

Paroxetin

Khi dùng paroxetine trong tam cá nguyệt thứ nhất, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh (đặc biệt là tim)

Khi dùng thuốc trong tam cá nguyệt thứ 3, hội chứng thiểu sản phổi và tăng áp phổi dai dẳng của trẻ sơ sinh

Sử dụng trong thời kỳ mang thai không được khuyến cáo bởi một số chuyên gia*

Cân nhắc giảm liều dần trong tam cá nguyệt thứ 3 khi tham khảo ý kiến của bác sĩ về sức khoẻ tâm thần

Sertraline

Khi dùng sertraline trong tam cá nguyệt thứ 3, hội chứng thiểu sản và tăng áp phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh

Cân nhắc giảm liều dần trong tam cá nguyệt thứ 3 khi tham khảo ý kiến của bác sĩ về sức khoẻ tâm thần

Venlafaxine

Khi dùng venlafaxine trong tam cá nguyệt thứ 3, hội chứng thiểu sản

Liều dùng ảnh hưởng nhiều tới gan và thận

Cân nhắc giảm liều dần trong tam cá nguyệt thứ 3 khi tham khảo ý kiến của bác sĩ về sức khoẻ tâm thần

Thuốc chống nôn

Doxylamine và pyridoxine (vitamin B6)

Không có bằng chứng tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh

Ondansetron

Không có nguy cơ gây quái thai đáng kể trong các nghiên cứu trên động vật

Dùng ondansetron trong tam cá nguyệt thứ nhất, có thể có nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh (bằng chứng khá yếu)

Trong thời kỳ mang thai chỉ sử dụng đối với chứng nôn quá mức khi các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả

Promethazine

Không có nguy cơ gây quái thai đáng kể trong các nghiên cứu trên động vật

Nói chung không tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh

Có thể gây giảm tập hợp tiểu cầu ở trẻ sơ sinh

Thuốc chống nấm

Amphotericin B

Không có nguy cơ gây quái thai đáng kể trong các nghiên cứu trên động vật

Theo dõi đề nghị cho độc tính hệ thống (mất cân bằng điện giải, rối loạn chức năng thận) ở sản phụ

Fluconazole

Liều cao có thể gây quái thai trong các nghiên cứu trên động vật

Không có nguy cơ gia tăng dị tật bẩm sinh sau một liều 150 mg/ngày

Sau khi dùng liều cao hơn (> 400 mg/ngày) ở tam cá nguyệt thứ nhất có khả năng làm tăng nguy cơ các dị tật khác nhau (ví dụ như các khuyết tật về tim mạch, mặt, xương sọ, xương sườn, và chân tay)

Miconazole

Với việc sử dụng đường uống, những tác dụng phụ đã được nghiên cứu trên động vật

Khi sử dụng đường qua da thì không có nguy cơ tăng các dị tật bẩm sinh

Sử dụng trong âm đạo trong tam cá nguyệt thứ nhất không cho thấy làm tăng nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh

Terconazole

Tác dụng phụ trong các nghiên cứu trên động vật

Không có nguy cơ đáng kể về các dị tật bẩm sinh

Sử dụng trong âm đạo trong tam cá nguyệt thứ nhất không cho thấy làm tăng nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh

Các thuốc kháng histamine/kháng cholinergic

Loratadine

Có thể bị tật lỗ đái thấp

Meclizine

Có thể gây quái thai ở loài gặm nhấm nhưng không có bằng chứng về tác dụng này ở người

Các thuốc chống tăng đường huyết (uống)

Chlorpropamide

Hạ đường huyết sơ sinh

Glyburide

Hạ đường huyết sơ sinh

Không rõ tác dụng lâu dài đối với thai nhi

Đi qua nhau thai

Metformin

Hạ đường huyết sơ sinh

Không rõ tác dụng lâu dài đối với thai nhi

Đi qua nhau thai

Tolbutamide

Hạ đường huyết sơ sinh

Thuốc chống tăng huyết áp

Thuốc ức chế ACE

Khi dùng thuốc trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3, khuyết vòm sọ hoặc giảm tưới máu (có thể gây dị tật thận), suy thận và các hậu quả của thiểu ối (thiểu ối, biến dạng về hộp sọ, dị dạng các chi và thiểu sản phổi) ở thai nhi

Thuốc kháng aldosterone

Spironolactone: có khả năng gây nữ tính hoá đối với bào thai là trai

Với eplerenone, không tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh trong các nghiên cứu trên động vật

Thuốc chẹn beta

Có thể gây ra nhịp chậm ở tim thai, hạ đường huyết, thai nhi chậm phát triển trong tử cung và sinh non

Thuốc chẹn kênh canxi

Khi dùng thuốc trong những tháng đầu, có thể gây dị dạng đốt ngón tay hoặc chân

Khi dùng thuốc trong giai đoạn giữa và cuối của thai kì có thể làm cho thai nhi chậm phát triển trong tử cung

Thuốc lợi tiểu thiazide

Ngăn ngừa sự tăng trọng lượng bình thường ở người mẹ, giảm trao đổi chất qua bánh rau và khiến thai nhi chậm phát triển trong tử cung

Giảm natri máu, hạ kali máu và giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh.

Thuốc chống ung thư‡

Actinomycin

Có khả năng gây quái thai ở động vật, nhưng không có bằng chứng về tác dụng này ở người

Busulfan

Các dị dạng bẩm sinh (ví dụ như, giảm sự tăng trưởng của thai nhi, khuyết tật về hàm mặt và sọ, khuyết tật cột sống, khuyết tật tai, bàn chân khoèo)

Chlorambucil

Tương tự như busulfan

Colchicine

Có thể gây dị tật bẩm sinh và bất thường về tinh trùng

Cyclophosphamide

Tương tự như busulfan

Doxorubicin

Gây dị dạng trên người và động vật

Tiềm ẩn nguy cơ gây tổn hại cho hệ tim mạch liên quan đến liều của thuốc

Khuyến cáo không nên dùng trong thời kì mang thai

Tránh thai có hiệu quả được khuyến nghị trong thời kỳ mang thai và 6 tháng sau khi điều trị đối với nam và nữ

Mercaptopurine

Tương tự như busulfan

Methotrexate

Tương tự như busulfan

Chống chỉ định khi mang thai trừ trường hợp thai ngoài tử cung cần phải thăm khám ban đầu và tái khám để xác định chẩn đoán thai ngoài tử cung để tránh gây hại cho thai nhi nếu thai trong tử cung.

Tránh thai có hiệu quả được khuyến nghị thực hiện trong 8 tuần sau khi dùng liều cuối cùng

Vinblastine

Có khả năng gây quái thai ở động vật, nhưng không có bằng chứng về tác dụng này ở người

Vincristine

Có khả năng gây quái thai ở động vật, nhưng không có bằng chứng về tác dụng này ở người

Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc chỉnh khí sắc

Haloperidol

Tác dụng phụ trong các nghiên cứu trên động vật

Khi sử dụng thuốc chống loạn thần trong tam cá nguyệt thứ nhất có thể gây ra dị dạng về chi

Khi dùng Haloperidol trong tam cá nguyệt thứ 3, tăng nguy cơ triệu chứng ngoại tháp hoặc triệu chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh

Lurasidone

Không có bằng chứng về tác dụng phụ trong các nghiên cứu trên động vật

Khi Lurasidone được dùng trong tam cá nguyệt thứ 3, tăng nguy cơ triệu chứng ngoại tháp hoặc triệu chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh

Lithium

Tác dụng phụ trong các nghiên cứu trên động vật

Khi lithium được dùng trong tam cá nguyệt thứ nhất, gây quái thai (dị dạng tim)

Khi lithium được cho giai đoạn muộn thời kỳ mang thai có thể gây ra hôn mê, nhược cơ, giảm trương lực, nhược giáp, ăn kém, bướu giáp, chứng tiểu đường do tổn thương mô thận ở trẻ sơ sinh.

Olanzapine

Tác dụng phụ trong các nghiên cứu trên động vật

Khi Olanzapine được dùng trong tam cá nguyệt thứ 3, tăng nguy cơ triệu chứng ngoại tháp hoặc triệu chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh

Risperidon

Tác dụng phụ trong các nghiên cứu trên động vật

Dựa trên dữ liệu hạn chế, không có nguy cơ gia tăng gây quái thai

Khi dùng thuốc Risperidone trong tam cá nguyệt thứ 3, tăng nguy cơ triệu chứng ngoại tháp hoặc triệu chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh

Thuốc giảm lo âu

Benzodiazepine

Khi benzodiazephine được sử dụng trong những tháng cuối thai kì thì rất có thể gây ra suy hô hấp, hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh có thể là nguyên nhân gây ngứa, run và tăng phản xạ.

Các thuốc chống viêm không có steroid (NSAID)

Aspirin và salicylat khác

Vàng da nhân não ở trẻ sơ sinh

Với liều lượng cao, có thể gây sảy thai tự nhiên ở tam cá nguyệt thứ nhất, làm chậm quá trình khởi phát chuyển dạ, đóng ống động mạch sớm, nguy cơ vàng da, đôi khi xuất huyết mẹ (trong khi đẻ và sau đẻ) và/hoặc ở thai nhi hoặc viêm ruột hoại tử và thiểu ối.

Với liều thấp (81 mg) aspirin, không có nguy cơ gây dị tật.

Sử dụng được phép trong thời gian ngắn trong tam cá nguyệt thứ 2 nếu thai nhi được theo dõi cẩn thận

NSAID nonsalicylate

Tương tự như các thuốc NSAID salicylate

Chống chỉ định sau 30 tuần tuổi thai; có thể được sử dụng từ 20–30 tuần tuổi thai dựa trên đánh giá nguy cơ-lợi ích cho từng bệnh nhân

Opioid và chất chủ vận đối kháng

Buprenorphine

Tác dụng ngoại ý nhưng không gây quái thai trong các nghiên cứu trên động vật

Có nguy cơ gây ra hội chứng cai nghiện opioid ở trẻ sơ sinh (hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh)

Cải thiện kết cục ở thai nhi so với những trường hợp phụ nữ mang thai sử dụng các chất cấm sử dụng

Codeine

Hydrocodone

Hydromorphone

Meperidine

Morphine

Trẻ sơ sinh của những phụ nữ lạm dụng thuốc gây nghiện, các triệu chứng cai nghiện có thể xảy ra từ 6 giờ đến 8 ngày sau khi sinh

Với liều cao được đưa ra trong một giờ trước khi sinh, có thể gây suy nhược thần kinh trung ương và xuất hiện nhịp tim chậm ở trẻ sơ sinh.

Methadone

Tác dụng phụ trong các nghiên cứu trên động vật

Tác dụng cụ thể của methadone ở phụ nữ có thai khó phân biệt với tác dụng phụ của thuốc sử dụng cùng lúc (ví dụ, thuốc cấm sử dụng)

Nguy cơ hội chứng cai nghiện opioid sơ sinh

Cải thiện kết cục ở thai nhi so với những trường hợp phụ nữ mang thai sử dụng các chất cấm sử dụng

Có thể sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian ngắn khi chuyển dạ và sinh nở

Retinoid

Isotretinoin

Nguy cơ cao gây quái thai (ví dụ như nhiều dị tật bẩm sinh), sảy thai tự nhiên và khuyết tật về trí tuệ

Chống chỉ định trong thai kỳ và ở phụ nữ có thể mang thai

Hormone giới tính

Danazol

Khi những loại thuốc này được cho trong 14 tuần đầu tiên, gây nam tính hóa bộ phận sinh dục của phụ nữ (ví dụ hiện tượng lưỡng tính bên ngoài)

Chống chỉ định trong thai kỳ

Progestins tổng hợp (nhưng không phải là liều thấp dùng trong thuốc tránh thai đường uống)

Tương tự như danazol

Chống chỉ định trong thai kỳ

Thuốc điều trị bệnh tuyến giáp

Methimazole

Bướu cổ và dị tật sọ não ở trẻ sơ sinh (bất sản da đầu)

Không được dùng trong tam cá nguyệt thứ nhất

Propylthiouracil

Bướu cổ ở thai nhi, nhiễm độc gan ở người mẹ và chứng mất bạch cầu hạt ở người mẹ

Phóng xạ i-ốt (131Iod)

Huỷ hoại tuyến giáp ở thai nhi hoặc, khi thuốc được dùng ở cuối tam cá nguyệt thứ nhất gây cường giáp nghiêm trọng ở thai nhi

Tăng nguy cơ ung thư ở trẻ em

Chống chỉ định trong thai kỳ

Dung dịch bão hòa K iodide

Bướu cổ ở thai nhi lớn thì có thể gây cản trở đường thở của trẻ sơ sinh

Triiodothyronine

Bướu cổ ở thai nhi

Siêu âm để theo dõi thai nhi để tìm bướu cổ tiềm ẩn

Vắc xin

Vắc xin phòng COVID-19

Không thấy có mối lo ngại nào về độ an toàn cho những người mang thai đã được tiêm vắc xin hoặc cho trẻ nhỏ của họ, trong dữ liệu ban đầu từ các hệ thống giám sát độ an toàn

Thuốc chủng ngừa vi-rút sống như vắc-xin sởi, quai bị, và rubella; vắc xin bại liệt; vắc xin thủy đậu; và vắc xin sốt vàng

Với vắc-xin bệnh rubella và thủy đậu, có thể gây nhiễm trùng của rau hoặc làm thai chậm phát triển

Với các loại vắc-xin khác, nguy cơ tiềm ẩn nhưng không rõ

Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai hoặc có thể có thai

Khác

Corticosteroid

Khi những thuốc này được sử dụng trong tam cá nguyệt thứ nhất có thể gây sứt môi hở hàm ếch

Hydroxychloroquine

Không tăng nguy cơ ở liều thông thường

Isoniazid

Có thể tăng thoáng qua nồng độ aminotransferase của mẹ, bệnh thần kinh ngoại biên

Không được sử dụng với các thuốc gây độc gan khác

Pseudoephedrine

Sự co thắt mạch máu bánh rau và có thể xảy ra nguy cơ viêm dạ dày

Vitamin A

Dị tật bẩm sinh

Với lượng thường có trong vitamin trước khi sinh (5000 IU/ngày), không liên quan đến nguy cơ gây quái thai, nhưng nguy cơ có thể xảy ra với liều > 10.000 IU/ngày trong thời kỳ đầu mang thai

Vitamin K

Ở phụ nữ hoặc thai nhi bị thiếu hụt G6PD, sự tan máu

* Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) đề nghị tránh sử dụng paroxetine trong thời kỳ mang thai.

† Hai loại thuốc chống co giật mới (brivaracetam, eslicarbazepine) có sẵn; Có rất ít hoặc không có thông tin về ảnh hưởng của chúng trong thai kỳ.

‡ Hiệp hội Y học Ung thư Châu Âu (ESMO) đã công bố hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và theo dõi ung thư trong thời kỳ mang thai. Thông thường, nếu chỉ định hóa trị liệu, không nên dùng thuốc trong tam cá nguyệt thứ nhất nhưng có thể bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ 2; liều trị liệu hóa học cuối cùng phải được tiêm ≥ 3 tuần trước khi sinh, và không nên dùng hoá trị liệu sau tuần thứ 33 của thai kỳ.

ACIP = Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng; CDC = Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh; CNS = hệ thần kinh trung ương; G6PD =glucose-6-phosphate dehydrogenase; OB/GYN = sản phụ khoa.