Bệnh rễ thần kinh

(Bệnh rễ thần kinh)

TheoMichael Rubin, MDCM, New York Presbyterian Hospital-Cornell Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 04 2022

Các bệnh lý rễ thần kinh dẫn đến sự suy giảm kiểu rễ thần kinh theo tiết đoạn (ví dụ: đau hoặc dị cảm ở tiết đoạn chi phối da, yếu cơ ở đoạn rễ đó chi phối). Chẩn đoán bằng chẩn đoán hình ảnh thần kinh, điện học chẩn đoán, và xét nghiệm hệ thống cho các bệnh cơ bản. Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng bao gồm giảm triệu chứng bằng thuốc chống viêm không steroid, các thuốc giảm đau khác và corticosteroid.

(Xem thêm Tổng quan về bệnh lý hệ thần kinh ngoại biên.)

Bệnh ở rễ thần kinh (bệnh rễ thần kinh) gây ra bởi chèn ép cấp hoặc mạn tính tại rễ thần kinh trong hoặc gần với cột sống (xem hình Rễ thần kinh cột sống).

Rễ thần kinh tủy sống

Căn nguyên của bệnh rễ thần kinh

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh rễ thần kinh là

Biến đổi xương do viêm khớp dạng thấp (RA) hoặc thoái hóa khớp, đặc biệt ở vùng cổ và thắt lưng, cũng có thể gây chèn ép rễ.

Ít gặp hơn, viêm màng não do ung thư gây rối loạn chức năng nhiều rễ. Hiếm khi, các khối u tủy sống (ví dụ: áp xekhối u ngoài màng cứng, u màng não tủy sống, u xơ thần kinh) có thể biểu hiện với các triệu chứng rễ thay vì triệu chứng thông thường của bệnh lý tủy sống.

Đái tháo đường có thể gây ra đau thành ngực hoặc chi do gây thiếu máu ở rễ thần kinh.

Các bệnh truyền nhiễm, như những bệnh do mycobacteria (ví dụ như lao [TB]), nấm (như bệnh do histoplasma), hoặc xoắn khuẩn (như bệnh Lyme, giang mai) đôi khi ảnh hưởng đến rễ thần kinh. Nhiễm herpes zoster thường gây ra đau kiểu rễ với biểu hiện mất cảm giác da và ban đặc trưng, nhưng nó có thể gây bệnh rễ thần kinh vận động với tình trạng yếu theo khoanh đoạn và mất phản xạ. Viêm đa rễ thần kinh do Cytomegalovirus gây ra là một biến chứng của AIDS.

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh rễ thần kinh

Bệnh rễ thần kinh có xu hương gây ra hội chứng đau kiểu rễ và sự thiếu hụt thần kinh theo tiết đoạn dựa trên vùng tủy chi phối rễ bị ảnh hưởng (Xem bảng Các triệu chứng của bệnh lý rễ thần kinh thông thường). Liệt và teo các cơ chi phối bởi các rễ vận động bị ảnh hưởng; cũng có thể là liệt mềm đi kèm rung giật cơ. Giảm cảm giác vùng da chi phối bởi các rễ bị tổn thương. Giảm hoặc mất phản xạ gân sâu tương ứng. Những cơn đau đột ngột như điện giật có thể lan dọc theo sự phân bố của rễ bị ảnh hưởng.

Bảng

Đau tăng lên khi có các vận động gây áp lực lên rễ thần kinh qua khoang dưới nhện (ví dụ, di chuyển cột sống, ho, hắt hơi, nghiệm pháp Valsalva).

Các tổn thương của rễ đuôi ngựa có ảnh hưởng đến nhiều rễ thắt lưng và rễ cùng ( hội chứng đuôi ngựa), gây ra các triệu chứng rễ ở cả hai chân và có thể ảnh hưởng đến cơ vòng và chức năng tình dục.

Các dấu hiệu chỉ ra chèn ép tủy sống bao gồm:

  • Mức cảm giác (thay đổi đột ngột về cảm giác dưới đường ngang qua cột sống)

  • liệt mềm hoặc liệt tứ chi

  • Phản xạ bất thường dưới vị trí chèn ép

  • Khởi phát sớm với giảm phản xạ, sau đó tăng phản xạ

  • Rối loạn cơ tròn

Chẩn đoán bệnh rễ thần kinh

  • Chẩn đoán hình ảnh thần kinh

  • Đôi khi làm các xét nghiệm điện học

Đối với các triệu chứng của rễ thần kinh, cần chụp MRI hoặc CT của vùng bị ảnh hưởng. X-quang cột sống khi MRI có chống chỉ định (ví dụ, cấy máy tạo nhịp hoặc sự hiện diện của kim loại khác) và khi CT không chẩn đoán được. Vị trí chụp phụ thuộc vào các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng; nếu mức độ không rõ ràng, cần phải làm các thăm dò chẩn đoán điện học để xác định rễ thần kinh bị ảnh hưởng, tuy nhiên chúng không thể xác định nguyên nhân.

Nếu chẩn đoán hình ảnh không phát hiện ra bất thường giải phẫu, thì xét nghiệm dịch não tủy để khảo sát các căn nguyên truyền nhiễm hoặc viêm, và xét nghiệm đường huyết lúc đói để chẩn đoán đái tháo đường.

Điều trị bệnh rễ thần kinh

  • Điều trị nguyên nhân và đau

  • Phẫu thuật là phương án được lựa chọn cuối cùng

Các nguyên nhân cụ thể của rối loạn rễ thần kinh được điều trị.

Đau cấp tính cần thuốc giảm đau phù hợp (ví dụ: acetaminophen, NSAID, đôi khi opioid). NSAID chỉ định cho các bệnh lý liên quan đến viêm. Thuốc giãn cơ, thuốc an thần, và các phương pháp điều trị tại chỗ ít khi mang lại thêm lợi ích. Nếu các triệu chứng không giảm với thuốc giảm đau không opioid, dùng corticosteroid đường toàn thân hoặc tiêm ngoài màng cứng; tuy nhiên, giảm đau có xu hướng khiêm tốn và tạm thời. Có thể dùng Methylprednisolone, giảm dần trong 6 ngày, bắt đầu với 24 mg đường uống mỗi ngày và giảm 4 mg mỗi ngày.

Quản lý đau mạn tính có thể gặp nhiều khó khăn; acetaminophen và NSAID thường chỉ có hiệu quả một phần và việc sử dụng NSAID lâu dài có nhiều rủi ro. Opioid có nguy cơ gây nghiện. Thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc chống co giật có thể có hiệu quả, cũng như vật lý trị liệu và tham khảo ý kiến của bác sĩ sức khỏe tâm thần. Đối với một số bệnh nhân, có thể dùng các biện pháp điều trị thay thế (ví dụ, kích thích thần kinh bằng điện qua da, phẫu thuật cột sống, châm cứu, thảo dược) nếu tất cả các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả.

Nếu đau không thể chữa khỏi hoặc nếu tình trạng suy yếu tiến triển hoặc rối loạn chức năng cơ vòng gợi ý chèn ép cột sống, phẫu thuật giải chèn ép có thể là cần thiết.

Những điểm chính

  • Nghi ngờ bệnh lý rễ thần kinh ở những bệnh nhân có khiếm khuyết kiểu tiết đoạn như bất thường cảm giác trong vùng chi phối da (ví dụ: đau, dị cảm) và/hoặc các bất thường về vận động (ví dụ như yếu, teo, co giật, giảm phản xạ) ở mức rễ thần kinh.

  • Nghi ngờ chèn ép tủy nếu bệnh nhân có mức độ rối loạn cảm giác, yếu cơ đối xứng, và/hoặc rối loạn cơ tròn.

  • Chụp MRI hoặc CT nếu các kết quả lâm sàng gợi ý bệnh rễ thần kinh.

  • Dùng thuốc giảm đau và đôi khi dùng corticosteroid để giảm đau cấp tính và cân nhắc thuốc và các phương pháp điều trị khác, cũng như thuốc giảm đau, đối với chứng đau mãn tính.

  • Ở những bệnh nhân bị yếu tiến triển và rối loạn chức năng cơ thắt, hãy xem xét phẫu thuật giải chèn ép.