Nhiễm virus viêm gan B (HBV) ở trẻ sơ sinh

TheoBrenda L. Tesini, MD, University of Rochester School of Medicine and Dentistry
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 07 2022

Nhiễm siêu vi viêm gan B ở trẻ sơ sinh thường do nhiễm trong cuộc đẻ. Nó thường không triệu chứng nhưng có thể gây ra bệnh cảnh lâm sàng mạn tính ở tuổi thiếu nhi hoặc tuổi trưởng thành. Triệu chứng bao gồm vàng da, trẻ chậm chạp kém đáp ứng, chậm tăng cân, chướng bụng, và phân màu đất sét. Chẩn đoán bằng huyết thanh học. Hiếm khi, bệnh có thể biểu hiện nặng với tình trạng suy gan cấp và có thể cần ghép gan. Bệnh mức độ nhẹ thì được điuề trị bằng các biện pháp điều trị hỗ trợ. Miễn dịch chủ động hoặc thụ động giúp ngăn ngừa sự lây truyền dọc.

( Xem thêm Tổng quan về viêm gan vi-rút cấp tính ở người lớn và Tổng quan về nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.)

Trong các dạng viêm gan virut nguyên phát, chỉ có viêm gan virus B (HBV) là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh. Nhiễm virut khác (ví dụ, cytomegalovirus, virut gây ra chứng herpes simplex) có thể gây viêm gan cùng với các biểu hiện khác.

Căn nguyên của nhiễm HBV ở trẻ sơ sinh

Nhiễm HBV xảy ra trong cuộc sinh. Nguy cơ lây truyền là 70 đến 90% ở phụ nữ có huyết thanh dương tính với kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) và kháng nguyên e của viêm gan B (HBeAg – xem Huyết thanh học) tại thời điểm sinh nở. Phụ nữ không có kháng nguyên e hoặc có kháng thể anti-HBe tỷ lệ lây nhiễm giảm xuống còn 5% đến 20%.

Việc lây truyền HBV từ mẹ sang con chủ yếu trong cuộc chuyển dạ cho tình trạng vi truyền máu mẹ thai trong chuyển dạ hoặc do tiếp xúc với dịch tiết chứa virus trong đường sinh sản của mẹ. Sự lây truyền virus qua nhau thai được xác định < 2% các trường hợp lây nhiễm mẹ con. Lây nhiễm sau khi sinh rất ít xảy ra do sự tiếp xúc với máu, nước bọt, phân, nước tiểu, hoặc sữa mẹ có chứa virus. Có tới 90% trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV khi sinh sẽ phát triển bệnh mãn tính và tình trạng nhiễm HBV do chu sinh là căn nguyên chủ yếu trong nhiễm khuẩn cộng đồng hiện nay.

Các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm HBV ở trẻ sơ sinh

Hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV đều không có triệu chứng nhưng tiến triển bệnh mạn tính, biểu hiện cận lâm sàng bằng tình trạng tồn tại dai dẳng HBsAg dương tính và biến đổi men gan. Trẻ sơ sinh sinh con của bà mẹ bị viêm gan B cấp tính trong thời kỳ mang thai có cân nặng khi sinh thấp, bất kể chúng có bị nhiễm bệnh hay không.

Thông thường, trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh phát triển viêm gan B cấp tính có triệu chứng, thường nhẹ và tự khỏi. Biểu hiện bao gồm: vàng da, li bì phản ứng kém, chậm tăng cân, chướng bụng, và phân màu đất sét. Đôi khi, xuất hiện bệnh nặng cấp tính với gan to, cổ chướng, tăng bilirubin (chủ yếu là bilirubin liên hợp). Hiếm khi, bệnh có thể biểu hiện tối cấp và thậm chí tử vong. Bệnh biểu hiện tối cấp có thể gặp ở trẻ sơ sinh con của bà mẹ có viêm gan B mạn tính.

Chẩn đoán nhiễm HBV sơ sinh

  • Xét nghiệm huyết thanh học

Chẩn đoán nhiễm HBV sơ sinh dựa vào xét nghiệm huyết thanh học, bao gồm xét nghiệm HBsAg, HBeAg, kháng thể kháng viêm gan B (anti-HBe), và lượng tử DNA HBV trong máu. Các xét nghiệm ban đầu khác bao gồm công thức máu (CBC) với tiểu cầu, alanin aminotransferase (ALT) và nồng độ alpha-fetoprotein và siêu âm gan.

Gia đình có tiền sử ung thư gan hoặc bệnh gan được chú ý vì nguy tiến triển ung thư biểu mô tế bào gan. Nếu xét nghiệm cho thấy nhiễm HBV, cần hội chẩn bác sĩ chuyên khoa về gan mật trẻ em.

Tiên lượng nhiễm HBV sơ sinh

Bệnh nhân nhiễm viêm gan B rất khó tiên lượng trước, mặc dù vây, việc nhiễm HBV ở giai đoạn sớm trong cuộc đời làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh viêm gan mãn tính, xơ gan, bệnh giai đoạn cuối và ung thư biểu mô tế bào.

Điều trị nhiễm HBV ở trẻ sơ sinh

  • Chăm sóc hỗ trợ

Điều trị triệu chứng và dinh dưỡng đầy đủ là cần thiết. Cả corticosteroid và globulin miễn dịch đều không có hiệu quả đối với viêm gan virus B cấp tính. Không có liệu pháp nào làm giảm khả năng phát triển bệnh viêm gan mạn tính, cận lâm sàng sau khi bị nhiễm bệnh.

Tất cả trẻ em bị nhiễm HBV mạn tính cần được chủng ngừa vắc-xin viêm gan A. Tất cả trẻ em bị nhiễm HBV mạn tính cần được chủng ngừa vắc-xin viêm gan A. Trẻ bị nhiễm HBV mãn tính có thể được điều trị với thuốc kháng virus (ví dụ, interferon alfa, lamivudine, adefovir) tuy nhiên, chỉ định dùng thuốc phải do bác sỹ chuyên khoa gan mật của nhi khoa quyết định.

Phòng ngừa nhiễm HBV ở trẻ sơ sinh

Phụ nữ mang thai nên được kiểm tra HBsAg trong lần khám sớm trước khi sinh. Nếu chưa được kiểm tra trước đó, xét nghiệm cần được làm trước cuộc đẻ. Một số phụ nữ có HBsAg dương tính được điều trị với lamivudine hoặc telbivudine trong thai kỳ thứ 3 có thể ngăn ngừa sự lây truyền của HBV sang con trong cuộc sinh.

Trẻ sơ sinh có mẹ là HBsAg dương tính nên cho 1 liều HBIG (kháng thể kháng virus viêm gan B) với liều 0,5 mL tiêm bắp trong vòng 12 giờ sau sinh. Vắc-xin HBV tái tổ hợp nên được tiêm bắp trong một loạt 3 liều (khuyến cáo cho tất cả trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ) (chú ý: Liều thay đổi giữa các loại văcxin theo khuyến cáo của nhà sản xuất.) (CHÚ Ý: Liều thay đổi giữa các loại văcxin theo khuyến cáo của nhà sản xuất.) Liều thứ nhất được dùng đồng thời với HBIG nhưng tiêm ở vị trí khác. Liều thứ hai được tiêm cho từ 1 đến 2 tháng, và liều thứ 3 được tiêm 6-18 tháng lần thứ nhất. Nếu trẻ nặng < 2 kg, liều tiêm đầu tiên có thể ít hiệu quả hơn. Liều vắc xin sau đó được tiêm vào lúc 30 ngày tuổi (hoặc khi xuất viện), và sau đó 2 liều khác được lúc 1 đến 2 tháng và 6 tháng sau liều tiêm ở 30 ngày.

Trẻ sơ sinh mà mẹ không rõ về tình trạng HBsAg vào thời điểm sinh cũng nên chủng ngừa liều đầu tiên trong vòng 12 giờ kể từ lúc sinh. Đối với trẻ < 2 kg, liều đầu tiên được tiêm cùng lúc với HBIG (0,5 mL tiêm bắp) tại một vị trí khác. Đối với trẻ sơ sinh ≥ 2 kg và người mẹ có thể kiểm tra HBsAg và bảo đảm theo dõi được trẻ, HBIG (0,5 mL TB) có thể trì hoãn trong 7 ngày cho đến khi xét nghiệm dương tính cho HBsAg. Cần xét nghiệm HBsAg và anti-HBs từ 9 đến 15 tháng cho tất cả trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg dương tính.

Trẻ sơ sinh có mẹ được biết là HBsAg âm tính nên được chủng ngừa liều đầu tiên trong vòng 24 giờ sau khi sinh nếu trẻ ổn định về mặt y tế và cân nặng ≥ 2 kg. Đối với trẻ sơ sinh < 2 kg, tiêm 1 liều ở trẻ 1 tháng tuổi hoặc trước khi xuất viện.

Không nên cách ly trẻ sơ sinh từ mẹ HBsAg dương tính, và việc cho con bú ở bà mẹ có HbsAg dương tính hầu như không làm tăng nguy cơ lây truyền HBV sau sinh, đặc biệt với trẻ đã được tiêm phòng cả HBIG và vaccin HBV. Tuy nhiên, nếu một bà mẹ bị nứt hay chảy máu núm vú, áp xe hoặc các bệnh lý vú khác, việc cho con bú sữa mẹ có thể lây truyền HBV.

Những điểm chính

  • Vi rút viêm gan B (HBV) là nguyên nhân chính gây viêm gan vi rút sơ sinh; và thường lây truyền trong cuộc đẻ.

  • Hầu hết trẻ sơ sinh không có triệu chứng nhưng tiến triển mạn tính với xét nghiệm HBsAg tồn tại mạn tính và biến đổi men gan.

  • Một số trẻ sơ sinh bị viêm gan nhẹ, và một số ít có thể tiến triển viêm gan cấp hay tối cấp.

  • Làm xét nghiệm huyết thanh học của trẻ sơ sinh và mẹ.

  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị HBsAg dương tính nên tiêm 1 liều HBIG 0,5 mL TM và vắc xin HBV trong vòng 12 giờ sinh, ở hai vị trí tiêm khác nhau.

  • Trẻ nhiễm HBV nên được chủng ngừa vắc-xin viêm gan A; các thuốc chống HBV (ví dụ, interferon alfa) có thể dùng trong điều trị viêm gan virus nhưng chỉ đước chỉ định bởi chuyên khoa gan mật nhi.