Một số nguyên nhân gây liệt

Nguyên nhân

Những phát hiện gợi ý

Tiếp cận chẩn đoán*,†

Tổn thương nơ ron vận động trên ở não

U não

Đa xơ cứng

Đột quỵ

Tăng trương lực cơ, tăng phản xạ, phản xạ da gan bàn chân(dấu hiệu Babinski)

Tăng trương lực cơ mạnh hơn và mất kiểm soát vận động tinh tế (ngón tay khéo léo) ưu thế hơn liệt (nắm tay)

Chẩn đoán hình ảnh não bằng CT hoặc MRI

Đối với bệnh đa xơ cứng: MRI của não và tủy cổ và ngực (không phải CT); đôi khi chọc dịch não tủy

Các bệnh lý tủy sống (liên quan đến rối loạn chức năng nơ-ron vận động trên hoặc dưới hoặc cả hai)

Bệnh lý tự miễn (ví dụ, bệnh đa xơ cứng, viêm tủy thị thần kinh,viêm mạch)

Hội chứng đuôi ngựa

Thiếu đồng

Nhiễm trùng (ví dụ, HTLV-1, HIV, giang mai vi rút Herpes simplex 6, EBV,varicella-zoster)

Ép tủy (ví dụ, do vẹo cột sống, khối u, hematoma, hoặc áp xe ngoài màng cứng)

Thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu tủy sống

Teo bó gai tiểu não

Thoái hóa phối hợp bán cấp

Viêm tủy ngang

Rối loạn chức năng của nơ-ron vận động trên, nơ-ron vận động dưới hoặc cả hai

Thường là rối loạn cương dương, tiểu tiện và bàng quang không kiểm soát hoặc giữ lại, không có phản xạ cơ vòng (ví dụ: nháy mắt hậu môn, phình to)

Liệt, mỏi, vụng về và co cứng chi tiến triển (chân đầu tiên, sau đó là cánh tay do ép tủy tăng dần)

Rối loạn cảm giác theo khoanh tủy điển hình

MRI tủy sống, CT tủy sống có tiêm thuốc cản quang, hoặc cả hai

Điện thế khêu gợi cảm giác

Các xét nghiệm để giúp xác định nguyên nhân: Có thể bao gồm phân tích dịch não tủy (ví dụ: protein, VDRL, chỉ số IgG, dải đơn bội, hiệu giá virus, PCR), mức vitamin B12, xét nghiệm HIV, ANA, RPR, tự kháng thể MOG-IgG và tự kháng thể NMO-IgG (kháng thể kháng aquaporin-4) để xem có viêm tủy sống-thần kinh thị giác không, HTLV-1 hoặc VDRL, xét nghiệm di truyền, đồng huyết thanh và ceruloplasmin

Rối loạn nơ ron vận động (trên, dưới, hoặc cả hai)

Xơ cứng cột bên teo cơ

Các bệnh nơ ron vận động di truyền (ví dụ, chứng teo cơ tủy sống hoặc teo bó gai tiểu não, bao gồm bệnh Kennedy)

Hội chứng viêm tủy sau bại liệt

Liệt hành tủy tiến triển

Các rối loạn giống nhiễm vi rút bại liệt

Liệt, mỏi, vụng về, co cứng tăng dần (nơ ron vận động trên)

Giảm phản xạ hoặc giảm trương lực cơ (nơ ron vận động dưới)

Teo cơ (nơ ron vận động dưới)

Giật bó cơ (nơ ron vận động dưới)

Chứng to vú, đái tháo đường, và teo tinh hoàn (bệnh Kennedy)

Điện cơ và MRI não và tủy sống, chụp CT tủy cản quang, hoặc cả hai

Các xét nghiệm khác: Có thể bao gồm sàng lọckim loại nặng trong nước tiểu 24 giờ để loại trừ bệnh thần kinh do nhiễm chì, các kháng thể kháng GM1 (cho bệnh thần kinh vận động nhiều ổ) và xét nghiệm di truyền (ví dụ như bệnh Kennedy)

Bệnh đa dây thần kinh (chủ yếu là các bệnh đa dây thần kinh ngoại vi)†,‡

Bệnh thần kinh liên quan đến rượu

Bệnh đa dây thần kinh khi mắc bệnh nặng

Bệnh thần kinh mất myelin (ví dụ, viêm đa dây thần kinh hủy myelin mạn tính (CIDP), hội chứng Guillain-Barré)

Bệnh thần kinh do đái tháo đường

Các bệnh thần kinh do thuốc gây ra (ví dụ như vincristin, cisplatin, hoặc statins)

Bệnh Thần kinh di truyền

Bệnh thần kinh do nhiễm trùng (ví dụ, bạch hầu, viêm gan C, HIV/AIDS, bệnh Lyme, giang mai)

Bệnh thần kinh vận động nhiều ổ

Bệnh sarcoid

Các bệnh thần kinh do ngộ độc (ví dụ, kim loại nặng)

Thiếu vitamin (ví dụ như Vitamin B1,vitamin B6, hoặc B12)

Giảm phản xạ, đôi khi có giật bó cơ

Nếu mạn tính, teo cơ

Trong bệnh đa dây thần kinh ngoại vi, liệt không đồng đều các cơ ngọn chi và rối loạn cảm giác thường gặp vị trí (phân bố kiểu đi găng) (các ngoại lệ thường gặp bao gồm CIDP, có ảnh hưởng đến thần kinh và cơ khu vực gốc chi và ngọn chi tương đương nhau)

Các xét nghiệm để xác nhận sự hiện diện của bệnh thần kinh: Xét nghiệm điện học

Các xét nghiệm để giúp xác định nguyên nhân: Có thể bao gồm glucose máu, xét nghiệm dung nạp glucose uống trong 2 giờ, hemoglobin A1c, RPR, xét nghiệm HIV, folate, vitamin B12, điện di protein huyết thanh miễn dịch dương tính, CT ngực và nồng độ ACE huyết thanh (đối với bệnh sarcoid), sàng lọc kim loại nặng trong nước tiểu 24 giờ, kháng thể chống MAG (hiện diện trong một số bệnh thần kinh mất myelin), các đo nồng độ kháng thể kháng GM1 (đối với bệnh thần kinh vận động đa ổ) và xét nghiệm di truyền (bệnh thần kinh di truyền)

Bệnh lý synap thần kinh cơ

Bệnh ngộ độc

Hội chứng Eaton-Lambert

Nhược cơ

Ngộ độc phosphate hữu cơ

Liệt Tick

Liệt dao động về mức độ (ví dụ trong bệnh nhược cơ hoặc hội chứng Eaton-Lambert)

Thông thường, các triệu chứng hành tủy nổi trội (ví dụ bệnh nhược cơ, ngộ độc độc tố botulism, hoặc ngộ độc phosphor hữu cơ)

Đôi khi giảm phản xạ (ví dụ, trong hội chứng Eaton-Lambert, liệt tick hoặc ngộ độc phosphate hữu cơ)

Các xét nghiệm để khẳng định cơ chế: Xét nghiệm điện sinh lý để chẩn đoán

Xét nghiệm khác nếu cần để giúp xác định rối loạn cụ thể (ví dụ, kháng thể kháng thụ thể acetylcholine, phiệm pháp chườm đá lạnh khi nghi ngờ bệnh nhược cơ)

Bệnh cơ

Bệnh cơ do rượu

Bệnh tổn thương các kênh dẫn truyền

Bệnh cơ do Corticosteroid

Hội chứng Cushing

Bệnh lý cơ di truyền (ví dụ, chứng loạn dưỡng cơ)

Hạ canxi máu

Hạ kali máu

Hạ magie máu

Giảm phosphate máu

Bệnh cơ do suy giáp

Bệnh cơ chuyển hóa

Viêm đa cơ hoặc viêm da cơ

Globin cơ niệu kịch phát

Bệnh cơ do statin gây ra

Bệnh cơ do ngộ độc tuyến giáp

Viêm cơ vi rút

Liệt không đồng đều các cơ gốc chi (bằng nhau)

Nếu mãn tính, teo cơ

Với một số thể, cơ mềm

Các xét nghiệm để khẳng định cơ chế: Xét nghiệm điện sinh lý, các enzyme cơ (ví dụ, CK, aldolase), và đôi khi chụp MRI để xác định teo cơ, phì đại, hoặc giả phì đại

Các xét nghiệm để giúp xác định nguyên nhân: Có thể là sinh thiết cơ kèm theo nhuộm hóa chất đặc biệt và xét nghiệm di truyền đối với các rối loạn di truyền

Teo cơ toàn thân do mắc bệnh và không vận động

Bỏng

Ung thư

Bất động trên giường kéo dài

Nhiễm khuẩn huyết

Đói kéo dài

Teo cơ lan tỏa, cảm giác và phản xạ bình thường, không có giật bó cơ

Các yếu tố nguy cơ lâm sàng rõ ràng

Chỉ khám lâm sàng

* Khám lâm sàng luôn được thực hiện nhưng chỉ được nhắc đến trong cột này khi việc đó có thể là phương tiện chẩn đoán duy nhất.

† Các xét nghiệm có thể thay đổi; xét nghiệm bổ sung có thể được chỉ định tùy thuộc vào những rối loạn nghi ngờ theo biểu hiện lâm sàng.

‡ Bệnh một dây thần kinh nhiều ổ (mononeuritis multiplex), nếu tổn thương đủ rộng, có thể gây ra các triệu chứng trên lâm sàng tương tự như các bệnh đa dây thần kinh lan tỏa.

ANA = kháng thể kháng nhân; chống GM1= acid monosialic chống ganglioside; chống MAG =glycoprotein liên kết antimelinelin; CIDP =Viêm đa dây thần kinh mất myelin do viêm mạn tính; CK = creatine kinase; EBV = Virus Epstein-Barr; HTLV = vi rút ái tế bào lympho T ở người; MOG = myelin oligodendrocyte glycoprotein; NMO-IgG = kháng thể trong viêm tủy thị thần kinh ; RPR = Phản ứng huyết tương nhanh; VDRL = Venereal Disease Research Laboratory.