MSD Manual

Hãy xác nhận rằng quý vị là chuyên gia chăm sóc sức khỏe

honeypot link

Đau khớp bàn ngón chân

Theo

Kendrick Alan Whitney

, DPM, Temple University School of Podiatric Medicine

Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg10 2021 | đã sửa đổi Thg11 2021
Nguồn chủ đề

Đau khớp bàn ngón chân thường là hậu quả của sự thay đổi mô do bàn chân bị biến dạng cơ học. Các triệu chứng và dấu hiệu bao gồm đau khi đi bộ và ấn vào. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng; tuy nhiên, nhiễm trùng hoặc các bệnh thấp khớp hệ thống (ví dụ viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến) có thể cần phải được loại trừ bằng các nghiệm pháp. Điều trị bao gồm chỉnh hình, đôi khi tiêm tại chỗ, và phẫu thuật.

Đau khớp bàn ngón chân là một nguyên nhân phổ biến gây đau xương bàn chân Đau xương bàn chân Đau xương bàn chân là một thuật ngữ chung cho đau ở vùng khớp bàn ngón chân. (Xem thêm Tổng quan các bệnh lý bàn chân và cổ chân.) Các nguyên nhân khó thở thường gặp nhất bao gồm Bệnh Freiberg... đọc thêm . Đau khớp bàn ngón chân thường do lệch trục khớp kèm theo những biến đổi cơ học ở bàn chân, gây ra trật khớp, rách bao gân gấp, cọ sát bao khớp và phá hủy sụn khớp (thoái hóa khớp). Lệch trục khớp có thể gây ảnh hưởng đến màng hoạt dịch, với nóng và sưng ở mức độ tối thiểu nếu có (thoái hóa khớp có phản ứng viêm).

Khớp bàn ngón chân thứ 2 thường bị ảnh hưởng nhất. Thông thường, không tương xứng về chức năng của xương hàng 1 (giữa xương chêm 1 và xương bàn chân 1) dẫn đến nghiêng trong bàn chân quá mức (bàn chân nghiêng vào trong và gót chân xoay ra ngoài), viêm màng hoạt dịch và biến dạng ngón chân hình búa Biến dạng ngón chân hình búa Ngón chân hình búa là một biến dạng hình chữ Z do trật khớp nhẹ phía mu khớp bàn ngón chân. Chẩn đoán là lâm sàng. Điều trị gồm chỉnh sửa giầy dép và/hoặc chỉnh hình. (Xem thêm Tổng quan các... đọc thêm . Vận động quá mức của cơ cẳng chân trước ở những bệnh nhân biến dạng bàn chân vòm (vòm cao) và cổ chân rũ (gân Achilles rút ngắn làm hạn chế gấp về phía mu của chân) có xu hướng gây ra các trật khớp về phía mu với sự co lại của các ngón chân, làm tăng áp lực và gây đau lên mặt dưới đầu xương bàn chân.

Trật khớp bàn ngón chân cũng xảy ra như hậu quả của bệnh lý viêm khớp mạn tính, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp (RA) Viêm khớp dạng thấp (RA) Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn hệ thống mạn tính, chủ yếu gây tổn thương các khớp. Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương do các cytokine, chemokine và các metalloprotease. Biểu hiện bệnh... đọc thêm Viêm khớp dạng thấp (RA) . Đau khớp bàn ngón chân khi chịu sức nặng cơ thể và cứng khớp buổi sáng là dấu hiệu sớm của viêm khớp dạng thấp. Viêm màng hoạt dịch và teo cơ gian cốt ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp dẫn đến trật các khớp bàn ngón chân nhỏ, dẫn đến biến dạng ngón chân hình búa. Do đó, mô đệm mỡ dưới xương bàn chân, thường làm giảm áp lực giữa các xương bàn chân và dây thần kinh gian cốt trong khi đi bộ, di chuyển bằng đầu ngón chân; đau dây thần kinh gian cốt Đau thần kinh giữa các ngón chân Sự kích thích thần kinh giữa các ngón chân (đau thần kinh) hoặc phì đại lành tính dai dẳng của bao thần kinh (neuroma) có thể gây ra đau, có thể không đặc hiệu, bỏng rát, hoặc đau nhói, hoặc... đọc thêm hoặc u dây thần kinh Morton có thể xảy ra. Để bù cho sự mất của lớp đệm, sự dày lên của chai chân và túi thanh dịch có thể xuất hiện. Tồn tại đồng thời hạt thấp bên dưới hoặc gần đầu xương bàn chân ở mặt gấp về phía gan chân có thể đau tăng lên.

Đau khớp bàn ngón dẫn đến hạn chế chức năng vận động ngón chân: hạn chế vận động thụ động và chủ động tại khớp bàn ngón chân thứ 1. Bệnh nhân thường có bàn chân nghiêng trong đó là kết quả của nâng cao xương hàng thứ nhất cùng với hạ thấp vòm giữa gan chân trong tư thế chịu trọng lượng. Do hậu quả của nâng cao hàng xương thứ nhất, đốt gần ngón chân cái không thể tiếp nối một cách tự do với đầu xương bàn chân 1; kết quả là gây kẹt khớp phía mu chân dẫn đến thoái hóa và mất vận động của khớp. Theo thời gian, đau có thể xuất hiện. Một nguyên nhân gây đau khớp bàn ngón 1 dẫn đến hạn chế vận động là chấn thương trực tiếp gây hẹp ống cơ gấp ngón cái ngắn, thường xảy ra trong đường hầm cổ chân. Nếu đau mạn tính, khớp có thể trở nên ít vận động hơn tại một vị trí (hạn chế vận động ngón chân cái), có thể gây yếu.

Các xương của bàn chân.

Các xương của bàn chân.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Các triệu chứng của đau khớp bàn ngón chân là đau khi đi lại. Đau mặt mu và gan của khớp thường xảy ra khi ấn và làm vận động thụ động. Sưng nhẹ kèm nóng ít xảy ra trong thoái hóa khớp có phản ứng viêm. Sưng, nóng hoặc đỏ khớp nhiều gợi ý bệnh lý khớp viêm hoặc nhiễm trùng.

Chẩn đoán

  • Đánh giá chủ yếu về lâm sàng

  • Loại trừ bệnh lý nhiễm trùng hoặc bệnh lý khớp viêm nếu có dấu hiệu viêm.

Đau khớp bàn ngón chân thường được phân biệt với đau dây thần kinh hoặc u dây thần kinh của dây thần kinh gian cốt vì không có nóng rát, tê bì, kiến bò, và đau khoảng gian đốt, nhưng các triệu chứng này có thể là do viêm khớp; nếu có, thăm khám lâm sàng giúp chẩn đoán phân biệt.

Sưng, nóng, đỏ một khớp cần phải nghĩ đến nhiễm trùng cho đến khi có bằng chứng của bệnh khác, mặc dù bệnh gút cũng có nhiều khả năng. Khi sưng, nóng và đỏ nhiều khớp, đánh giá các nguyên nhân toàn thân (hệ thống) gây viêm khớp (ví dụ như gút, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do virus, bệnh lý đường tiêu hóa có kèm viêm khớp) kèm theo chỉ định xét nghiệm đánh giá bệnh lý thấp khớp (ví dụ như anti-CCP, yếu tố dạng thấp [RF], máu lắng).

Cách khám bàn chân
VIDEO
Cách khám cổ chân
VIDEO

Điều trị

  • Chỉnh hình

Chỉnh hình bàn chân với lớp đệm xương bàn chân có thể giúp phân phối lại và giảm áp lực từ các khớp không bị viêm. Khi bị lật khớp sên gót quá mức hoặc khi bàn chân có vòm cao, một dụng cụ chỉnh hình giúp sửa chữa các bất thường này nên được chỉ định. Thay đổi giày có đế bằng có thể giúp ích. Đối với hạn chế chức năng vận động ngón cái, thay đổi dụng cụ chỉnh hình có thể giúp dãy xương ngón 1 gấp về phía gan chân để cải thiện tầm vận động khớp và giảm đau. Nếu không thể hạ thấp dãy xương ngón 1 bằng các phương pháp trên, thì một tấm lót đệm cho hàng xương ngón 1 có thể hữu ích. Nếu vận động khớp bàn ngón chân 1 bị hạn chế nhiều hoặc đau nhiều, cần phải sử dụng các dụng cụ chỉnh hình cứng, các tấm sợi carbon, hoặc các thanh nẹp bên ngoài giày hoặc giày đế bằng có thể là cần thiết để giảm vận động tại khớp.

Phẫu thuật có thể là cần thiết nếu các biện pháp bảo tồn không có hiệu quả. Nếu bị viêm (viêm bao hoạt dịch), tiêm hỗn hợp corticosteroid/thuốc gây tê cục bộ có thể hữu ích (xem Cân nhắc khi sử dụng corticosteroid tiêm Những lưu ý khi sử dụng Corticosteroid tiêm Những lưu ý khi sử dụng Corticosteroid tiêm ).

Những điểm chính

  • Đau khớp bàn ngón thường gặp do trật khớp, gây ảnh hưởng đến màng hoạt dịch với biểu hiện nóng và sưng ít, nhưng có thể là biểu hiện ban đầu của viêm khớp dạng thấp.

  • Những bệnh nhân có đau khớp tại vùng mu và gan chân thường kèm theo các dấu hiệu tối thiểu của viêm cấp tính.

  • Chẩn đoán đau khớp bàn ngón chân bằng việc không có cảm giác nóng rát, tê bì, kiến bò, và đau khoảng gian cốt (gợi ý đau dây thần kinh gian cốt) và qua thăm khám.

  • Chỉnh hình lại bàn chân theo tư thế đúng.

TRÊN CÙNG