Thoát vị rốn

TheoWilliam J. Cochran, MD, Geisinger Clinic
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 08 2023

    Thoát vị dây rốn là một sự nhô ra của nội tạng bụng từ một khiếm khuyết ở chân rốn.

    (Xem thêm Tổng quan về dị tật tiêu hóa bẩm sinh.)

    Ở thoát vị dây rốn, phủ tạng thoát vị được bao phủ bởi màng mỏng và có thể nhỏ (chỉ có một vài đoạn ruột) hoặc có thể chứa hầu hết nội tạng ruột (ruột, dạ dày, gan). Nguy cơ tức thì là sự khô nội tạng, hạ thân nhiệt và mất nước do nước bốc hơi từ bên trong nộ tạng bị phơi ra, và nhiễm trùng bề mặt phúc mạc. Tỷ lệ mắc ước tính là 2 đến 3 trên 10.000 ca sinh sống (1). Trẻ sơ sinh có thoát vị rốn có tỉ lệ dị tật bẩm sinh khác nhau rất cao (lên tới 70%), bao gồm

    Thoát vị rốn có thể được phát hiện bằng siêu âm thường quy trước khi sinh (2); nếu có rối loạn, việc sinh nở cần phải được thực hiện tại trung tâm chăm sóc cấp ba với nhân viên có kinh nghiệm xử lý rối loạn này và các dị tật bẩm sinh liên quan khác.

    Khi sinh, nội tạng bị phơi nhiễm phải được phủ một lớp vải lót ẩm, vô trùng, không dính (thường là một miếng gạc lớn có dầu parafin) để duy trì sự vô trùng và ngăn ngừa bốc hơi. Trẻ sơ sinh nên được truyền dịch đường tĩnh mạch và kháng sinh phổ rộng (ví dụ, ampicillin, gentamicin) và đặt ống thông mũi dạ dày. Lượng dịch cần thiết thường cao hơn đáng kể so với trẻ sơ sinh khỏe mạnh bình thường (1,5 đến 2 lần) do mất nước quá nhiều từ ruột.

    Trẻ cần được đánh giá về các dị tật liên quan trước khi phẫu thuật sửa lại thoát vị qua dây rốn. Phẫu thuật đóng bụng bước đầu nên được thực hiện khi có thể. Với thoát vị lớn, khoang bụng có thể quá nhỏ để có thể chứa được nội tạng. Trong trường hợp này, nội tạng được bao phủ bởi túi hoặc silo bằng silicone polymer, để các tạng giảm dần kích thước trong vài ngày cũng như khoan bụng tăng dần, cho đến khi khoang bụng có thể bao phủ tất cả các nội tạng.

    Tài liệu tham khảo

    1. 1. Nembhard WN, Bergman JEH, Politis MD, et al: A multi-country study of prevalence and early childhood mortality among children with omphalocele. Birth Defects Res 112(20):1787-1801, 2020 doi:10.1002/bdr2.1822

    2. 2. Bence CM, Wagner AJ: Abdominal wall defects. Transl Pediatr 10(5):1461-1469, 2021 doi:10.21037/tp-20-94