Nhiễm khuẩn Haemophilus

(Nhiễm trùng Haemophilus)

TheoLarry M. Bush, MD, FACP, Charles E. Schmidt College of Medicine, Florida Atlantic University;Maria T. Vazquez-Pertejo, MD, FACP, Wellington Regional Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 04 2022

Loài vi khuẩn gram âm Haemophilus gây nhiều nhiễm trùng nhẹ và nghiêm trọng, bao gồm vãng khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tế bào và viêm thanh quản. Chẩn đoán bằng nuôi cấy và huyết thanh học. Điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Nhiều chủng Haemophilus sp là hệ sinh vật bình thường ở đường hô hấp trên và hiếm khi gây ra bệnh tật. Các chủng gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp trên do hít hoặc tiếp xúc trực tiếp. Sự lây lan nhanh chóng ở quần thể không có miễn dịch. Trẻ em, đặc biệt là nam giới, người Da đen và người Mỹ bản địa, có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng nhất. Điều kiện sống quá đông và trung tâm chăm sóc ban ngày dẫn tới nhiễm trùng, cũng như tình trạng suy giảm miễn dịch, cắt lách và bệnh hồng cầu hình liềm.

Có một số loài gây bệnh Haemophilus; phổ biến nhất là H. influenzae, trong đó có 6 huyết thanh vỏ khác nhau (a đến f) và rất nhiều chủng không có vỏ. Trước khi sử dụng vắc xin liên hợp H. influenzaetype b (Hib), hầu hết các ca bệnh nghiêm trọng, xâm lấn đều do loại b.

Bệnh do loài Haemophilus

H. influenzae gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng ở trẻ em, bao gồm viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm kết mạc, viêm xoang, và viêm thanh quản cấp. Những nhiễm trùng này, cũng như viêm nội tâm mạcviêm đường tiết niệu, có thể xảy ra ở người lớn, mặc dù ít phổ biến hơn. Những bệnh này được thảo luận ở các phần khác trong CẨM NANG.

H. influenzae không định typ là các chủng gây ra chủ yếu là nhiễm trùng niêm mạc (ví dụ, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm kết mạc, viêm phế quản). Thỉnh thoảng, các loài không có vỏ gây nhiễm trùng xâm lấn ở trẻ em, nhưng chúng có thể gây ra tới một nửa nhiễm trùng H. influenzae nghiêm trong ở người lớn.

H. influenzae biogroup aegyptius (trước đây được gọi là H. aegyptius) có thể gây ra bệnh viêm màng kết và sốt xuất huyết Brazil. H. ducreyi gây ra bệnh hạ cam. H. parainfluenzaeH. aphrophilus là nguyên nhân hiếm gặp của bệnh nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc, và áp xe não.

Chẩn đoán nhiễm Haemophilus

  • Nuôi cấy

  • Đôi khi huyết thanh học

Chẩn đoán Haemophilus bằng nuôi cấy máu và dịch cơ thể. Các chủng gây bệnh xâm lấn cần được định typ huyết thanh.

Điều trị nhiễm Haemophilus

  • Các kháng sinh khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng

Điều trị Haemophilus nhiễm trùng phụ thuộc vào bản chất và vị trí của nhiễm trùng, nhưng đối với bệnh xâm lấn, các chất ức chế beta-lactam/beta-lactamase, fluoroquinolones và cephalosporin thế hệ thứ 2 và thứ 3 được sử dụng. Vắcxin Hib đã làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm trùng máu.

Trẻ em bị bệnh nghiêm trọng phải nhập viện và cách ly trong 24 giờ sau khi bắt đầu dùng kháng sinh.

Các lựa chọn kháng sinh phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng và tính nhạy cảm; nhiều chủng phân lập ở Mỹ sản xuất beta-lactamase (ví dụ: > 50% kháng ampicillin).

Đối với các chứng bệnh lan toả, gồm viêm màng não, lựa chọn cefotaxime hoặc ceftriaxone. Đối với các trường hợp nhiễm trùng ít nghiêm trọng hơn, cephalosporin đường uống (ngoại trừ cephalosporin thế hệ 1 như cephalexin), azithromycin hoặc các macrolid khác, amoxicillin/clavulanate, omadacycline và lefamulin nói chung có hiệu quả. (Xem mục bệnh riêng biệt để có các khuyến cáo cụ thể.)

Cefotaxime và ceftriaxone tiêu diệt thụ thể của H. influenzae, nhưng các kháng sinh khác được sử dụng cho nhiễm trùng hệ thống không tin cậy. Do đó, trẻ em bị nhiễm trùng hệ thống không được điều trị bằng cefotaxime hoặc ceftriaxone nên được cho dùng rifampin ngay sau khi hoàn thành điều trị và trước khi tiếp tục tiếp xúc lại với các trẻ khác.

Phòng ngừa nhiễm Haemophilus

Vắc xin Hib có sẵn dành cho trẻ em 2 tháng tuổi và làm giảm các nhiễm trùng lan toả (như viêm màng não, viêm thanh quản, nhiễm khuẩn huyết) lên 99%. Các mũi tiêm ở độ tuổi 2, 4, và 6 tháng hoặc ở tuổi 2 và 4 tháng tuổi, tùy thuộc vào sản phẩm vắc-xin. Mũi tăng cường ở tuổi 12-15 tháng được chỉ định.

Tiếp xúc trong gia đình có thể mang H. influenzae không có triệu chứng. Những người sống trong gia đình chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ < 4 năm có nguy cơ mắc bệnh cao và nên tiêm 1 liều vắc-xin. Ngoài ra, tất cả các thành viên gia đình (ngoại trừ phụ nữ có thai) nên được dự phòng bằng rifampin 600mg (20mg/kg cho trẻ em ≥ 1 tháng, 10mg/kg cho trẻ < 1 tháng) uống một lần/ngày trong 4 ngày.

Y tá hoặc người chăm sóc hàng ngày nên được dự phòng nếu 2 ca bệnh lan toả xảy ra trong 60 ngày. Lợi ích của dự phòng nếu chỉ có một trường hợp đã xảy ra chưa được thiết lập.

Những điểm chính

  • Một số loài Haemophilus là gây bệnh; phổ biến nhất là H. influenzae.

  • H. influenzae gây ra nhiều loại niêm mạc và, ít phổ biến hơn, lan toả, chủ yếu ở trẻ em.

  • Lựa chọn kháng sinh phụ thuộc mạnh vào vị trí nhiễm trùng và đòi hỏi phải đánh giá tính nhạy cảm của kháng sinh.

  • Vắc-xin kết hợp H. influenzae týp b (Hib), được cho dùng trong khuôn khổ tiêm chủng định kỳ cho trẻ em 2 tháng tuổi, đã giảm 99% tỷ lệ nhiễm trùng xâm lấn.

  • Tiếp xúc gần có thể không có triệu chứng H. influenzae và thường được điều trị dự phòng bằng rifampin.