Hồng ban nút là một dạng đặc hiệu của viêm lớp mỡ dưới da đặc trưng bởi các nút ở dưới da, có thể sờ thấy, màu đỏ hoặc tím có đau ở mặt trước cẳng chân và đôi khi ở các vị trí khác. Nó thường xảy ra với một bệnh toàn thân cơ bản, đặc biệt là nhiễm trùng liên cầu, sarcoido và viêm đại tràng. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và đôi khi là sinh thiết. Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.
Hồng ban nút chủ yếu ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi 20 và 30 nhưng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi; phụ nữ thường bị nhiều hơn nam.
Căn nguyên của hồng ban nút
Căn nguyên của hồng ban nút không rõ, nhưng nghi ngờ do phản ứng miễn dịch vì hồng ban nút thường đi kèm với các rối loạn khác.
Các bệnh lý đi kèm phổ biến nhất là (1)
Nhiễm Streptococcus (đặc biệt ở trẻ em)
Các yếu tố kích hoạt có thể có khác bao gồm
Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác (ví dụ: Yersinia, Salmonella, mycoplasma, chlamydia, leprosy, lymphogranuloma venereum, lao)
Nhiễm nấm (ví dụ kerion, bệnh nấm coccidioides, bệnh nấm blatomyces, bệnh histoplastome)
Nhiễm virut (ví dụ, Epstein-Barr, viêm gan B)
Sử dụng thuốc (ví dụ: sulfonamid, iodides, bromides, thuốc tránh thai)
Các bệnh ung thư máu và khối u chắc
Mang thai
Có tới khoảng 50% số trường hợp hồng ban nút là vô căn (2).
Hồng ban rắn, rối loạn tương tự, có biểu hiện tổn thương ở bắp chân và gặp ở bệnh nhân lao.
Tài liệu tham khảo về căn nguyên
1. Schwartz RA, Nervi SJ. Erythema nodosum: a sign of systemic disease. Am Fam Physician. 2007;75(5):695-700.
2. Mert A, Kumbasar H, Ozaras R, et al. Erythema nodosum: an evaluation of 100 cases. Clin Exp Rheumatol. 2007;25(4):563-570.
Các triệu chứng và dấu hiệu của hồng ban nút
Hồng ban nút là một phần của viêm lớp mỡ da biểu hiện dưới dạng ban đỏ đến màu tím, các nốt hoặc mảng mềm, chủ yếu ở vùng trước xương chày, thường đi trước hoặc kèm theo sốt, khó chịu và đau khớp. Các tổn thương có thể được phát hiện dễ dàng hơn bằng cách sờ hơn là nhìn và có thể tiến triển thành mảng thâm tím sau vài tuần.
Chẩn đoán hồng ban nút
Đánh giá lâm sàng
Sinh thiết mở hình nêm
Chẩn đoán hồng ban nút thường dựa vào biểu hiện lâm sàng và có thể được xác nhận bằng sinh thiết mở hình nêm một nốt khi cần thiết.
Chẩn đoán hồng ban nút cần nhanh chóng đánh giá để tìm nguyên nhân. Đánh giá có thể bao gồm sinh thiết, xét nghiệm bệnh lao da (sử dụng dẫn xuất protein tinh khiết [PPD] hoặc bảng kiểm tra suy nhược) và có thể các xét nghiệm khác (ví dụ: kháng thể kháng nhân, công thức máu, phim chụp X quang ngực và chuẩn độ kháng streptolysin O nối tiếp hoặc nuôi cấy dịch hầu họng). Tốc độ máu lắng (ESR) thường cao:
Điều trị hồng ban nút
Chăm sóc hỗ trợ
Thuốc chống viêm (hiếm khi dùng corticosteroid)
Hồng ban nút hầu như luôn tự khỏi (thường trong khoảng 3 tuần đến 6 tuần). Điều trị bằng cách nghỉ ngơi tại giường, kê cao, chườm mát và dùng thuốc chống viêm không steroid. Kali iodide 300 đến 500 mg uống 3 lần/ngày có thể làm giảm viêm. Corticosteroid toàn thân có hiệu quả nhưng chỉ nên sử dụng như là phương án cuối cùng bởi vì chúng có thể làm trầm trọng thêm một nhiễm trùng tiềm ẩn.
Nếu một bệnh lý cơ bản được xác định, cần điều trị bệnh lý cơ bản đó.
Những điểm chính
Các nguyên nhân phổ biến nhất của hồng ban nút là nhiễm Streptococcus (đặc biệt ở trẻ em), sarcoidosis và bệnh viêm ruột.
Chẩn đoán hồng ban nút chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng, nhưng khi cần thiết, sinh thiết mở hình nêm có thể được thực hiện để xác nhận.
Điều trị hồng ban nút là hỗ trợ và sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc kali iodua khi cần thiết cho đến khi tình trạng rối loạn này tự khỏi.