Hội Chứng Rò khí phổi

TheoArcangela Lattari Balest, MD, University of Pittsburgh, School of Medicine
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 07 2023

Các hội chứng rò khí ở phổi liên quan đến sự giải phóng không khí ra khỏi phổi bình thường.

(Xem thêm Tổng quan các rối loạn hô hấp chu sinh.)

Sự mở rộng thay đổi sinh lý đi kèm với quá trình sinh đẻ, đôi khi làm biểu hiện những dấu hiệu không có vấn đề gì khi ở trong tử cung. Vì lý do đó, cần có người có kinh nghiệm hồi sức tại phòng sinh trong mỗi lần chuyển dạ. Tuổi thaicác tham số tăng trưởng giúp xác định nguy cơ bệnh lý sơ sinh.

Các hội chứng rò khí bao gồm

Tràn khí màng phổi và tràn khi trung thất xuất hiện ở 1-2% trẻ sơ sinh thông thường, có thể là do áp lực âm lớn trong lồng ngực tạo ra khi đứa trẻ sơ sinh bắt đầu hít thở, đôi khi làm vỡ biểu mô phế nang, cho phép không khí di chuyển từ các phế nang vào các mô mềm ngoài phế nang hoặc không gian ngoài phế nang.

Rò khí thường gặp và nghiêm trọng hơn ở trẻ sơ sinh có bệnh phổi, những người có nguy cơ cao do sự đàn hồi của phổi kém và cần áp lực đường thở cao (ví dụ như trong suy hô hấp) hoặc do bẫy không khí (ví dụ hội chứng hít phân su), dẫn đến giãn phế nang quá mức.

Nhiều trẻ sơ sinh có thương tổn không có triệu chứng. Chẩn đoán hội chứng rò rỉ khí được nghi ngờ trên lâm sàng hoặc do tình trạng oxy xấu đi và được xác nhận bằng chụp X-quang.

Điều trị hội chứng rò rỉ khí khác nhau tùy theo loại rò rỉ khí nhưng ở trẻ sơ sinh thở máy luôn bao gồm việc giảm áp suất thở vào đến mức thấp nhất có thể dung nạp. Thông khí với tần số cao có thể hữu ích nhưng vẫn chưa được chứng minh đầy đủ.

Khí thũng kẽ phổi (PIE)

Khí phế thũng mô kẽ là tình trạng rò khí từ phế nang vào mô kẽ phổi, hệ thống lympho, hoặc khoảng dưới màng phổi. Nó thường xảy ra ở trẻ sơ sinh có đàn hồi phổi kém, chẳng hạn như những trẻ có hội chứng suy hô hấp đang được điều trị thở máy, nhưng cũng có thể xảy ra tự phát. Có thẻ xảy ra ở một hoặc cả hai phổi, và tổn thương trong mỗi phổi có thể là khu trú hoặc lan toả. Nếu tràn khí lan rộng, tình trạng hô hấp có thể trở nên tồi tệ hơn vì sự độ đàn hồi của phổi giảm đột ngột.

X-quang ngực có hình ảnh các nang khí hoặc các dải khí trong trường phổi. Một số dải khí lan toả, một số khác xuất hiện nhu các nang khí dưới màng phổi có kích thước từ vài milimet đến vài centimet.

Hội chứng rò rỉ khí này có thể thuyên giảm đáng kể trong 1 ngày hoặc 2 ngày hoặc tồn tại trên X-quang trong nhiều tuần. Một số trẻ bị bệnh hô hấp nặng và khí phế thũng mô kẽ phát triển thành loạn sản phế quản phổi (BPD), và những nang khí lâu ngày sau đó có thể nhập lại trên hình ảnh X-quang của BPD.

Điều trị khí phế thũng ở phổi chủ yếu là hỗ trợ. Đối với trẻ thở máy, giảm thể tích khí lưu thông (VT) và áp suất đường thở bằng cách chuyển sang chế độ thông khí rung với tần số cao hoặc thông khí dòng phụt tần số cao có thể hữu ích. Nếu tổn thương ở một phổi nhiều hơn đáng kể so với bên còn lại, có thể đặt trẻ nằm nghiêng với bên phổi bị khí phế thũng nặng hơn ; điều này sẽ giúp nén phổi bị khí phế thũng, qua đó giảm rò khí và có thể cải thiện thông khí bên phổi nhẹ hơn (nằm trên). Nếu một phổi bị tổn thương nặng nề và một phổi khác bị tổn thương nhẹ hoặc không, có thể đặt ống nội khí quản 2 nòng và thông khí cho phổi ở bên ít tổn thương. Tuy nhiên, nó có thể là thách thức về mặt kỹ thuật để đặt nội khí quản có chọn lọc; xẹp phổi toàn bộ kết quả sớm. Bởi vì chỉ có một phổi hiện đang được thông khí, cài đặt thông khí oxygen FiO2 có thể cần phải thay đổi. Sau 24 đến 48 giờ, ống nội khí quản được kéo trở lại khí quản, tại thời điểm đó tình trạng rò khí có thể dừng lại.

Tràn khí trung thất

Tràn khí trung thất là tình trạng bóc tách không khí vào mô liên kết của trung thất (xem thêm Viêm màng phổi do vi rút); không khí có thể tiếp tục bóc tách vào các mô dưới da ở cổ và da đầu.

Tràn khí trung thất thường không có triệu chứng hoặc dấu hiệu gì, nhưng không khí dưới da gây ra tiếng lép bép dưới da.

Chẩn đoán tràn khí trung thất bằng chụp X-quang. Ở góc nhìn từ trước sau, không khí có thể tạo thành một vùng sáng xung quanh tim và không khí nâng các thùy của tuyến ức ra khỏi hình bóng của tim (dấu hiệu cánh buồm quay - gọi như vậy vì nó có hình dáng giống một cánh buồm).

Thường không cần điều trị bệnh tràn dịch màng phổi và tình trạng bệnh tự khỏi.

Tràn khí màng ngoài tim

Tràn khí màng ngoài tim là sự giải phóng không khí vào túi màng ngoài tim. Hầu như chỉ gặp ở trẻ sơ sinh thở máy.

Hầu hết các trường hợp đều không có triệu chứng, nhưng nếu có lượng tràn khí đủ nhiều, nó có thể chèn ép tim.

Chẩn đoán cần được đặt ra nếu trẻ sơ sinh bị suy tuần hoàn cấp tính và được khẳng định bởi vòng khí sáng xung quanh bóng tim trên phim X-quang ngực hoặc bởi sự có khí xuất hiện trở lại trong hệ thống dẫn lưu màng ngoài tim sử dụng một catheter mạch máu và bơm tiêm.

Điều trị tràn khí màng tim là chọc dò màng tim sau đó phẫu thuật đặt ống màng tim.

Tràn khí phúc mạc

Tràn khí phúc mạc là sự giải phóng không khí vào phúc mạc. Nhìn chung nó không có ý nghĩa về mặt lâm sàng nhưng phải phân biệt với tràn khí phúc mạc do chần thương ổ bụng, đây là trường hợp cấp cứu ngoại khoa.

Chẩn đoán được thực hiện bằng chụp X-quang bụng và khám lâm sàng. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm bụng cứng, mất tiếng óc ách của ruột, và các dấu hiệu nhiễm trùng máu cho thấy tổn thương ổ bụng.

Tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi là sự giải phóng không khí vào không gian màng phổi; nếu lượng tràn khí đủ lớn sẽ gây tràn khí màng phổi áp lực.

Mặc dù đôi khi không triệu chứng, tràn khí màng tràng phổi điển hình làm tăng nặng biểu hiện thở nhanh, thở rên (grunting) và tím. Rì rào phế nang giảm, giãn rộng lồng ngực phía bị ảnh hưởng. Tràn khí màng phổi áp lực gây suy tuần hoàn.

Chẩn đoán cần đặt ra khi có tình trạng suy hô hấp xấu đi, bằng hình ảnh quá trong của bên ngực được soi dưới màn huỳnh quang, hoặc cả hai. Chẩn đoán xác định bằng chụp X-quang ngực hoặc, trong trường hợp tràn khí màng phổi áp lực, là sự xuất hiện trở lại của không khí trong suốt quá trình dẫn lưu lồng ngực.

Khoảng 15% trẻ sơ sinh đủ tháng và muộn có tràn khí màng phổi tự phát tăng áp phổi dai dẳng. Biến chứng này cho thấy tầm quan trọng của việc theo dõi chặt chẽ những bệnh nhân này (1).

Hầu hết các tràn khí màng phổi nhẹ đều tự hết, nhưng tràn khí lớn hơn và tràn khí màng phổi áp lực đòi hỏi phải hút không khí trong khoang phổi. Trong tràn khí màng phổi áp lực, một kim nhỏ (23 hoặc 25 gauge) hoặc một catheter (18 hoặc 20 gauge) và xylanh có thể được sử dụng để tạm thời giải phóng bớt không khí tự do trong không gian màng phổi. Điều trị dứt điểm là đặt một ống 8 hoặc 10 F gắn vào việc hút ngắt quãng thấp. Theo dõi bằng cách nghe phổi, soi ngực dưới màn huỳnh quang và chụp X-quang để xác nhận rằng ống dẫn lưu hoạt động tốt.

Tài liệu tham khảo về tràn khí màng phổi

  1. 1. Smith J, Schumacher RE, Donn SM, Sarkar S: Clinical course of symptomatic spontaneous pneumothorax in term and late preterm newborns: Report from a large cohort. J Perinatol 28(2):163–168, 2011. doi: 10.1055/s-0030-1263300