Dị vật thực quản

TheoZubair Malik, MD, Lewis Katz School of Medicine at Temple University
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 04 2023

Thức ăn và nhiều vật lạ bị nuốt có thể ứ lại trong thực quản. Dị vật thực quản gây khó nuốt và đôi khi dẫn đến thủng. Chẩn đoán là lâm sàng, nhưng có thể cần các nghiên cứu hình ảnh và nội soi. Một số dị vật đi qua một cách tự nhiên, nhưng thường phải tiến hành nội soi hoặc cắt bỏ.

(Xem thêm Tổng quan về các dị vật ở đường tiêu hoá.)

Thực quản là vị trí thường gặp nhất của nút dị vật. Nút thức ăn là nguyên nhân phổ biến nhất của dị vật thực quản. Các miếng thức ăn lớn, mịn (ví dụ: bít tết, xúc xích) đặc biệt là vô tình nuốt trước khi nhai kĩ. Xương, đặc biệt là xương cá, có thể bị nuốt phải nếu phần xương không nhai kĩ được.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không có phối hợp hầu họng tốt và thường nuốt phải đồ ăn tròn, nhỏ (như nho, đậu nành, kẹo) có thể bị nút lại. Ngoài ra, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường nuốt nhiều vật không ăn được khác nhau (ví dụ, đồng xu, pin), do tai nạn hoặc do tò mò, một số trong đó bị nút lại trong thực quản. Pin dạng đĩa bị nút lại đặc biệt đáng lo ngại vì chúng có thể gây bỏng thực quản, thủng hoặc rò khí quản-thực quản.

Các dị vật ở thực quản thường mắc ở những chỗ có lòng ống hẹp sinh lí hoặc bệnh lí. Hẹp lòng ống có thể là do cơ thắt (cơ thắt thực quản dưới, cơ thắt thực quản trên), các cấu trúc mạch máu bên ngoài (ví dụ: quai động mạch chủ, động mạch dưới đòn bất thường) các web (màng ngăn), vòng, hẹp các khối u lành tính, khối u ung thư, co thắt tâm vị, co thắt thực quản đầu xa, phẫu thuật trước đó và viêm thực quản do tăng bạch cầu ái toan.

Các biến chứng

Các biến chứng chính của dị vật thực quản là

Tắc nghẽn có thể một phần (ví dụ, bệnh nhân có thể nuốt chất lỏng hoặc ít nhất là các dịch do khoang miệng tiết ra) hoặc tắc toàn bộ. Tắc nghẽn một phần ít khi là cấp cứu trừ khi nó do vật sắc dính vào thành, có thể dẫn đến thủng. Tắc nghẽn hoàn toàn lâm sàng biểu hiện khó chịu hơn, dù vật trơn nhẵn nếu bị nút lại có thể gây hoại tử nhanh và nguy cơ thủng ruột nếu dị vật lưu lại trong thực quản hơn 24 giờ.

Các biến chứng cũng phụ thuộc vào bản chất của vật đó. Mặc dù có kích thước nhỏ, vật tròn hoặc nút pin nếu bị tắc lại đặc biệt gây lo ngại vì hoại tử ướt và thủng có thể xảy ra nhanh chóng.

Triệu chứng và dấu hiệu của dị vật thực quản

Triệu chứng chính là khó nuốt cấp tính. Bệnh nhân bị tắc nghẽn lưu thông qua thực quản hoàn toàn và không thể nuốt được dịch tiêu hóa từ khoang miệng tiết ra. Các triệu chứng khác bao gồm đầy bụng sau ăn, nôn, nuốt đau, nước bọt có máu, nôn khan và nghẹt sặc Tăng thông khí là hậu quả của lo lắng và cảm giác khó chịu thường có biểu hiện của tình trạng suy hô hấp, nhưng thực tế khó thở hoặc tiếng thở rít hoặc thở khò khè khi nghe gợi ý có dị vật nằm trong đường thở hơn là trong thực quản.

Đôi khi, các dị vật làm trầy xước thực quản nhưng không bị mắc lại. Những trường hợp đó bệnh nhân có thể cảm thấy có dị vật mặc dù thực tế lại không có.

Chẩn đoán dị vật thực quản

  • Đánh giá lâm sàng

  • Đôi khi chẩn đoán hình ảnh

  • Thường đánh giá qua nội soi

Nhiều bệnh nhân kể bệnh sử rõ ràng về việc nuốt phải dị vật; những người có những triệu chứng gợi ý tắc nghẽn hoàn toàn nên được nội soi điều trị ngay. Bệnh nhân có rất ít triệu chứng và không có các yếu tố nguy cơ cao (ví dụ: nuốt phải vật sắc nhọn, pin dạng đĩa hoặc dạng cúc áo hoặc gói thuốc phiện bất hợp pháp) có thể nuốt bình thường có thể không bị dị vật tác động và có thể được theo dõi xem có hết các triệu chứng không. Các bệnh nhân khác có thể cần phải có các phương pháp chẩn đoán hình ảnh.

Một số bệnh nhân, chẳng hạn như trẻ nhỏ, người lớn suy giảm tinh thần, người cao tuổi, những người mắc bệnh tâm thần, có thể không khai thác được tiền sử nuốt phải dị vật. Những bệnh nhân này có thể có nghẹt thở, không muốn ăn, nôn, chảy nước mũi, thở khò khè, nước bọt màu máu, hoặc suy hô hấp. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể cũng cần thiết ở những bệnh nhân này.

Một số dị vật có thể được phát hiện trên phim X-quang thường (ưu tiên 2 khung hình). Những phim X-quang giúp phát hiện các dị vật kim loại và xương cũng như các dấu hiệu thủng (ví dụ: khí tự do trong trung thất hoặc trong ổ bụng). Tuy nhiên, xương cá và thậm chí một số xương gà, gỗ, nhựa, thuỷ tinh, và các vật kim loại mỏng có thể khó xác định trên phim chụp X-quang thông thường. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về dị vật hoặc nuốt phải dị vật do cố ý hoặc nuốt phải dị vật nguy hiểm (ví dụ như gói ma túy bất hợp pháp), các phương pháp chấn đoán hình ảnh, chẳng hạn như CT, nên được thực hiện, đôi khi trước khi nội soi, để xác nhận và xác định vị trí của dị vật. Đánh giá nội soi thường là cần thiết ở những bệnh nhân có nghi ngờ nuốt phải dị vật và các triệu chứng đang diễn ra mặc dù kết quả chẩn đoán hình ảnh âm tính.

Nút thức ăn thực quản (nội soi)
Dấu các chi tiết
Hình ảnh do bác sĩ Zubair Malik cung cấp

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng thuốc cản quang đường uống không nên sử dụng vì làm tăng nguy cơ hít phải hoặc rò rỉ chất cản quang ở những bệnh nhân có thủng đường tiêu hóa. Ngoài ra, sự có mặt của chất cản quang còn sót lại có thể làm cho việc loại bỏ bằng nội soi trở nên khó khăn hơn.

Điều trị dị vật thực quản

  • Đôi khi thử nghiệm quan sát và/hoặc dùng glucagon đường tĩnh mạch

  • Thường loại bỏ bằng nội soi

Một số dị vật tự di chuyển qua dạ dày, sau đó chúng thường đi qua đường tiêu hóa và được đào thải ra ngoài hoàn toàn. Bệnh nhân không có triệu chứng tắc nghẽn ở mức độ cao và không ăn các vật sắc nhọn hoặc pin đĩa hoặc nút thường có thể được theo dõi an toàn trong 24 giờ để chờ dị vật di chuyển trong đường tiêu hóa, được chỉ định các phương pháp giảm các triệu chứng. Việc sử dụng glucagon 1 mg đường tĩnh mạch là một lựa chọn tương đối an toàn và có thể chấp nhận được, đôi khi cho phép dị vật đi qua tự nhiên như thực phẩm bằng thư giãn thực quản đầu xa. Các phương pháp khác, chẳng hạn như sử dụng các chất sủi bọt, máy đánh tơi thịt, và nong, không được khuyến cáo.

Nếu dị vật không đi ra ngoài được trong vòng 24 giờ (1) nên được loại bỏ vì chậm trễ sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng, bao gồm cả thủng, và giảm khả năng lấy bỏ thành công.

Nội soi đẩy cục dị vật đi xuống qua dạ dày hoặc lấy bỏ dị vật là phương pháp điều trị được lựa chọn. Nội soi được tiến hành bằng cách cố gắng đưa ống nội soi ra xung quanh cục thức ăn và kiểm tra ống thực quản đầu xa với cục thức ăn đó (ví dụ, đối với các tổn thương thu hẹp hoặc tắc nghẽn) và sau đó thực hiện bằng cách ấn nhẹ nhàng vào giữa cục thức ăn. Để giảm thiểu nguy cơ thủng, thủ thuật này chỉ nên được thực hiện bởi một chuyên gia nội soi có kinh nghiệm. Lấy dị vật tốt nhất bằng cách sử dụng kẹp, dụng cụ đa điểm, lưới, rọ hoặc bẫy, tốt nhất là đặt ống thông qua thực quản hoặc đặt nội khí quản miệng khí quản để phòng hít phải và bảo vệ đường thở (2).

Cần phải nội soi cấp cứu đối với những vật sắc nhọn, vật tròn hoặc cục pin, và bất kể tắc nghẽn gây triệu chứng nặng.

Theo dõi kĩ lưỡng để phát hiện các bất thường về cấu trúc và chức năng được khuyến cáo cho các bệnh nhân có nút thức ăn trong thực quản.

Điều trị tắc nghẽn do các gói thuốc phiện bất hợp pháp được thực hiện bằng can thiệp phẫu thuật, vì can thiệp nội soi bị chống chỉ định do nguy cơ vỡ bao bì và quá liều thuốc, mặc dù trong một số trường hợp chọn lọc, việc loại bỏ bằng nội soi có thể được cân nhắc đến trong môi trường đa ngành bằng phẫu thuật ngay trên máy bay và sẵn sàng can thiệp nếu xảy ra bất kỳ sự cố vỡ bao bì nào.

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. ASGE Standards of Practice Committee, Ikenberry SO, Jue TL, Anderson MA, et al: Management of ingested foreign bodies and food impactions. Gastrointest Endosc 73:1085–1091, 2011. doi: 10.1016/j.gie.2010.11.010

  2. 2. Fung BM, Sweetser S, Wong Kee Song LM, Tabibian JH: Foreign object ingestion and esophageal food impaction: An update and review on endoscopic management. World J Gastrointest Endosc 11(3):174–192, 2019. doi: 10.4253/wjge.v11.i3.174

Những điểm chính

  • Thực quản là vị trí thường gặp nhất của nút dị vật bị nuốt phải.

  • Triệu chứng biểu hiện chính là khó nuốt cấp tính; bệnh nhân bị tắc nghẽn hoàn toàn qua thực quản tăng tiết nước bọt và không thể nuốt được dịch tiết khoang miệng.

  • Tắc nghẽn hoàn toàn có thể gây hoại tử do áp lực và làm tăng nguy cơ thủng nếu thời gian kéo dài hơn 24 giờ.

  • Nội soi cấp cứu là cần thiết đối với các vật sắc nhọn, pin dạng đĩa hoặc pin dạng cúc áo và bất kỳ vật cản nào gây ra các triệu chứng, gợi ý tắc nghẽn hoàn toàn.