Viêm hạch bạch huyết

TheoWingfield E. Rehmus, MD, MPH, University of British Columbia
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 06 2023

Viêm hạch bạch huyết là một nhiễm trùng cấp tính của một hoặc nhiều hạch bạch huyết. Viêm hạch bạch huyết thường có triệu chứng đau, tăng nhạy cảm, hạch to. Chẩn đoán thường là dựa lâm sàng. Điều trị thường theo kinh nghiệm.

(Xem thêm Tổng quát về nhiễm trùng da do vi khuẩnviêm hạch bạch huyết.)

Viêm hạch bạch huyết là biểu hiện của nhiều nguyên nhân nhiễm trùng như vi khuẩn, vi rút, nấm và protozoa.

Viêm hạch khu trú nổi bật trong các trường hợp sau:

Viêm hạch bạch huyết đa ổ có thể xảy ra ở bệnh nhân có tình trạng sau:

Triệu chứng và dấu hiệu của viêm hạch bạch huyết

Viêm hạch bạch huyết thường có triệu chứng đau, tăng nhạy cảm, hạch to. Đau và tăng nhạy cảm thường là dấu hiệu để phân biệt viêm hạch bạch huyết so với các bệnh hạch bạch huyết khác. Với một số trường hợp nhiễm khuẩn, vùng da bên ngoài bị viêm, thỉnh thoảng kèm với viêm mô bào. Có thể hình thành ổ áp xe, và xấm lấn vào da tạo ra các lỗ dò. Sốt là triệu chứng phổ biến.

Viêm hạch bạch huyết (dưới hàm)
Dấu các chi tiết
Bức ảnh này cho thấy một đứa trẻ bị viêm hạch bạch huyết do vi khuẩn không lao hạch dưới hàm bên phải biểu hiện dưới dạng sưng phù nề có đổi màu da đặc trưng rộng rãi.
© Springer Science+Business Media

Chẩn đoán viêm hạch bạch huyết

  • Đánh giá lâm sàng

  • Đôi khi phải nuôi cấy hoặc sinh thiết cắt bỏ toàn bộ

Gợi ý chẩn đoán bệnh lý căn nguyên thông qua hỏi tiền sử và thăm khám lâm sàng. Các hạch bạch huyết to không gây đau, ấn đau hoặc ban đỏ có thể gây lo ngại về các rối loạn khác như u lympho.

Nếu không, chọc hút và nuôi cấy hoặc sinh thiết cắt bỏ sẽ được chỉ định (1).

Tài liệu tham khảo chẩn đoán

  1. 1. Olivas-Mazón R, Blázquez-Gamero D, Alberti-Masgrau N, et al: Diagnosis of nontuberculous mycobacterial lymphadenitis: The role of fine-needle aspiration. Eur J Pediatr 180(4):1279–1286, 2021 doi: 10.1007/s00431-020-03875-2

Điều trị viêm hạch bạch huyết

  • Điều trị nguyên nhân

Điều trị trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo kinh nghiệm.

Các lựa chọn theo kinh nghiệm bao gồm kháng sinh đường tĩnh mạch, thường nhắm vào Staphylococcus aureusStreptococcus pyogenes hoặc nhiễm mycobacteria không điển hình; thuốc chống nấm; và thuốc chống ký sinh trùng tùy thuộc vào nguyên nhân hoặc nghi ngờ lâm sàng. Nhiều bệnh nhân viêm hạch bạch huyết có thể đáp ứng với điều trị ngoại trú bằng kháng sinh đường uống. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân còn hình thành các ổ áp xe phải phẫu thuật dẫn lưu; một thủ thuật mở rộng được thực hiện với thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch đi kèm. Ở trẻ em, kháng sinh đường tĩnh mạch là cần thiết.

Chườm ấm có thể làm giảm đau.

Viêm hạch bạch huyết thường đáp ứng tốt với điều trị kịp thời, mặc dù hạch to, dai dẳng, không có triệu chứng là thường gặp.