Sinh lý bệnh
Phổ biến nhất, các vi khuẩn thông qua đường máu vào khoang dưới nhện và màng não. Vi khuẩn cũng có thể đến màng não từ cấu trúc lân cận bị nhiễm trùng hoặc do bất thường cấu trúc mắc phải hoặc bẩm sinh ở xương sọ hoặc cột sống (xem Viêm màng não do vi khuẩn cấp tính : Đường vào).
Do trong DNT bạch cầu, globulin miễn dịch và bổ thể thường có ít hoặc không có nên ban đầu vi khuẩn nhân lên mà không gây ra phản ứng viêm. Sau đó, vi khuẩn giải phóng nội độc tố, acid teichoic và các chất khác kích hoạt phản ứng viêm với các trung gian như bạch cầu và TNF. Thông thường trong DNT, nồng độ protein tăng, và do vi khuẩn tiêu thụ glucose đồng thời lượng glucose ít được vận chuyển vào DNT hơn, nên nồng độ glucose giảm.
Nhiễm trùng trong khoang dưới nhện thường phối hợp với viêm vỏ não và viêm não thất.
Các biến chứng của viêm màng não do vi khuẩn thường gặp bao gồm
-
Não úng thủy (ở một số bệnh nhân)
-
Nhồi máu động mạch hoặc tĩnh mạch do viêm và huyết khối động mạch và tĩnh mạch ở các khu vực bề mặt và đôi khi ở sâu trong não.
-
Liệt vận nhãn ngoài do viêm dây thần kinh sọ số 6
-
Điếc do viêm dây thần kinh sọ 8 hoặc viêm cấu trúc tai giữa
-
Tăng áp lực nội sọ (ICP) do phù não
-
Thoát vị não (nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trong giai đoạn cấp tính)
-
Các biến chứng toàn thân (đôi khi gây tử vong), chẳng hạn như sốc nhiễm khuẩn, đông máu nội mạch rải rác (DIC), hoặc hạ natri máu do hội chứng tiết hormone bài niệu không thích hợp (SIADH)
Nguyên nhân
Nguyên nhân có thể của viêm màng não do vi khuẩn phụ thuộc vào
Tuổi tác
Ở trẻ em và thanh thiếu niên, các nguyên nhân phổ biến nhất của viêm màng não do vi khuẩn là
Viêm màng não do N. meningitidis đôi khi gây tử vong trong vòng vài giờ. Nhiễm khuẩn huyết do N. meningitidis đôi khi dẫn đến xuất huyết thượng thận hai bên (Hội chứng Waterhouse-Friderichsen).
Haemophilus influenzae nhóm B, trước đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm màng não ở trẻ <6 tuổi, hiện nay là một nguyên nhân hiếm gặp ở Mỹ và Tây Âu, do ở đây sử dụng rộng rãi vắc xin H. influenzae. Tuy nhiên, ở những nơi không được sử dụng vắc xin rộng rãi, H. influenzae là nguyên nhân phổ biến gây viêm màng não, đặc biệt ở trẻ em từ 2 tháng đến 6 tuổi.
Ở người trung niên và người cao tuổi, nguyên nhân phổ biến nhất của viêm màng não do vi khuẩn là
Ít phổ biến hơn, N. meningitidis gây ra viêm màng não ở tuổi trung niên và người cao tuổi. Bởi hàng rào phòng vệ của cơ thể giảm theo tuổi, nên người bệnh có thể bị viêm màng não do L. monocytogenes hoặc vi khuẩn gram âm.
Staphylococcus aureus đôi khi có thể gây viêm màng não ở mọi lứa tuổi,
Nguyên nhân gây viêm màng não do vi khuẩn theo nhóm tuổi
Đường vào
Đường vào bao gồm:
-
Đường máu (phổ biến nhất)
-
Từ các cấu trúc bị nhiễm trùng lân cận (như xoang, tai giữa, xương chũm), đôi khi liên quan đến sự rò rỉ DNT
-
Thông qua một vết thương đâm xuyên
-
Sau khi phẫu thuật thần kinh (ví dụ, nếu ống dẫn lưu não thất bị nhiễm khuẩn)
-
Qua các khuyết tật bẩm sinh hoặc mắc phải trong hộp sọ hoặc cột sống
Bị một trong những bệnh lý trên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm màng não.
Nguyên nhân gây viêm màng não do vi khuẩn theo đường vào
Tình trạng miễn dịch
Nhìn chung, các nguyên nhân phổ biến nhất của viêm màng não do vi khuẩn thường trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Khả năng vi khuẩn gây bệnh tùy thuộc vào từng loại suy giảm miễn dịch
-
Khiếm khuyết trong miễn dịch qua trung gian tế bào (ví dụ: bệnh AIDS, u lympho Hodgkin hoặc gây ức chế miễn dịch do thuốc gây ra): L. monocytogenes hoặc mycobacteria
-
Khiếm khuyết trong miễn dịch dịch thể hoặc cắt lách: S. pneumoniae hoặc, ít gặp hơn, N. meningitidis (cả hai có thể gây viêm màng não )
-
Giảm bạch cầu: P. aeruginosa hoặc vi khuẩn đường ruột gram âm
Ở trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ sơ sinh non tháng) và người già, miễn dịch tế bào T có thể suy giảm; do đó, những nhóm tuổi này có nguy cơ viêm màng não do L. monocytogenes.
Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể
Hầu hết các trường hợp, viêm màng não do vi khuẩn trong 3 đến 5 ngày đầu thường có triệu chứng âm thầm và không đặc hiệu như sốt, khó chịu và nôn. Tuy nhiên, viêm màng não có thể khởi phát nhanh và có thể đột ngột khởi phát, làm cho viêm màng não trở thành một trong số ít các bệnh lý làm những người trẻ khỏe mạnh có thể rơi vào hôn mê với các triệu chứng nhẹ và không thể tỉnh lại được.
Các triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể viêm màng não điển hình bao gồm:
Tuy nhiên, sốt, đau đầu, gáy cứng có thể không có ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xem Viêm màng não do vi khuẩn sơ sinh : Triệu chứng và Dấu hiệu). Khi được ba mẹ ôm ấp và vỗ về thì lại gây khó chịu, cáu gắt nghịch thường cho bé hơn là cảm giác thoái mái, điều đó gợi ý viêm màng não do vi khuẩn.
40% trẻ bị viêm màng não cấp do vi khuẩn có co giật và có thể xảy ra ở cả người lớn. Có đến 12% bệnh nhân bị hôn mê. Viêm màng não nặng có thể gây ra phù gai thị, nhưng ở giai đoạn sớm ngay cả khi áp lực nội sọ tăng có thể không xuất hiện. phù gai.
Kèm theo nhiễm trùng các cơ quan bao gồm
Các triệu chứng không điển hình ở người lớn
Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, người cao tuổi và nghiện rượu triệu chứng sốt và gáy cứng có thể không có hoặc nhẹ. Thông thường, ở người cao tuổi trước đây tỉnh táo hoặc nhanh nhẹn, triệu chứng duy nhất dễ nhầm là họ bị sa sút trí tuệ. Ở những bệnh nhân như vậy, sử dụng kháng sinh phù hợp trước khi chụp CLVT hoặc CHT sọ não có thể tốt hơn.
Nếu viêm màng não do vi khuẩn sau phẫu thuật thần kinh, các triệu chứng thường vài ngày mới biểu hiện.
Chẩn đoán
Ngay khi nghi ngờ bị viêm màng não cấp do vi khuẩn, phải cấy máu và chọc dịch não tủy để phân tích DNT (trừ khi chống chỉ định).
-
Nếu nghi ngờ viêm màng não do vi khuẩn và bệnh nhân nặng, trước khi chọc dịch não tủy cần chỉ định ngay kháng sinh và corticosteroid.
-
Nếu nghi ngờ viêm màng não do vi khuẩn và phải trì hoãn chọc dịch não tủy do chờ đợi chụp CT/MRI, cần điều trị kháng sinh ngay sau khi cấy máu và trước khi thực hiện xong các biện pháp chẩn đoán hình ảnh, không nên trì hoãn điều trị đến khi chẩn đoán xác định.
Những bệnh nhân có các triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể điển hình như sốt, thay đổi trạng thái tinh thần và gáy cứng nên nghi ngờ viêm màng não vi khuẩn. Tuy nhiên, bác sĩ lâm sàng cần phải biết ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh các triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể sẽ khác, ở người cao tuổi, người nghiện rượu và những người bị suy giảm miễn dịch có thể không có hoặc triệu chứng khởi phát nhẹ. Chẩn đoán có thể khó ở những bệnh nhân sau:
-
Những người đã có can thiệp phẫu thuật thần kinh bởi vì các can thiệp như vậy cũng có thể làm thay đổi trạng thái tâm thần và độ cứng của cổ
-
Người cao tuổi và người nghiện rượu vì những thay đổi trạng thái tâm thần có thể do bệnh não chuyển hoá (có thể có nhiều nguyên nhân) hoặc do ngã và tụ máu dưới màng cứng
Các cơn động kinh cục bộ hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú có thể do tổn thương não khu trú như áp xe não.
Viêm màng não do vi khuẩn không được điều trị có thể gây tử vong, do đó cần phải làm xét nghiệm dù có một thay đổi nhỏ nghi do viêm màng não. Xét nghiệm đặc biệt hữu ích ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, nghiện rượu, bệnh nhân suy giảm miễn dịch và bệnh nhân có thủ thuật phẫu thuật thần kinh bởi vì các triệu chứng có thể không điển hình.
Nếu các phát hiện gợi ý viêm màng não cấp do vi khuẩn, xét nghiệm thường quy bao gồm
Chọc dịch não tủy
Trừ khi chống chỉ định, chọc dịch não tủy được thực hiện ngay lập tức để lấy DNT phân tích, đây là biện pháp chính để chẩn đoán.
Các chống chỉ định đối với chọc dịch não tủy là những dấu hiệu cho thấy ICP tăng nhiều hoặc hiệu ứng khối trong sọ (do phù não, xuất huyết, hoặc khối u); thông thường, những dấu hiệu này bao gồm
Trong những trường hợp như vậy, chọc dịch não tủy có thể gây thoát vị não và do đó sẽ được trì hoãn cho đến khi chẩn đoán hình ảnh thần kinh (CLVT hoặc CHT sọ não) được thực hiện để kiểm tra sự tăng ICP hoặc hiệu ứng khối. Khi chọc dịch não tủy bị trì hoãn, tốt nhất phải bắt đầu điều trị ngay lập tức (sau khi lấy máu nuôi cấy và trước khi có chẩn đoán hình ảnh thần kinh). Sau khi ICP hạ xuống (nếu có tăng) hoặc nếu không phát hiện hiệu ứng khối, có thể tiến hành chọc dịch não tủy
DNT cần được gửi đi để phân tích: số lượng tế bào, protein, glucose, nhuộm Gram, nuôi cấy, PCR (nếu có) và các xét nghiệm khác theo chỉ định của lâm sàng. Phương pháp PCR đa chuỗi có thể cung cấp khả năng sàng lọc nhanh chóng cho nhiều loại vi khuẩn và virut kể cả Cryptococcus neoformans trong một mẫu DNT. Xét nghiệm này hỗ trợ nhưng không thay thế được các phương pháp nuôi cấy và các xét nghiệm truyền thống. Đồng thời, máu và DNT cùng được gửi đi để xác định tỷ lệ đường máu/CSF. Số tế bào trong DNT nên được xét nghiệm càng sớm càng tốt bởi vì bạch cầu có thể dính vào thành của ống nghiệm dẫn đến số lượng tế bào thấp giả tạo; trong trường hợp DNT có mủ đặc, tế bào bạch cầu có thể bị phân rã.
DNT điển hình trong viêm màng não do vi khuẩn bao gồm (xem Bảng: Kết quả dịch não tủy trong viêm màng não):
Tỷ lệ glucose DNT/máu < 50% có thể là viêm màng não. Glucose DNT ≤ 18 mg / dL hoặc tỷ lệ glucose DNT/máu <0,23 nghĩ nhiều đến viêm màng não do vi khuẩn. Tuy nhiên, sự thay đổi glucose DNT có thể chậm 30 đến 120 phút sau khi thay đổi lượng glucose máu. Trong viêm màng não cấp do vi khuẩn, nồng độ protein tăng (thường từ 100 đến 500 mg / dL) cho thấy tổn thương hàng rào máu-não.
Ở bệnh nhân viêm màng não cấp tính do virus số lượng tế bào và nồng độ protein và glucose trong DNT thường không điển hình. Kết quả phân tích DNT không điển hình bao gồm:
-
Bình thường trong giai đoạn đầu không có sự xuất hiện của vi khuẩn
-
Ưu thế lympho bào ở khoảng 14% bệnh nhân, đặc biệt ở trẻ sơ sinh bị viêm màng não do vi khuẩn gram âm, bệnh nhân viêm màng não do L. monocytogenes, và một số bệnh nhân viêm màng não do vi khuẩn được điều trị không đầy đủ.
-
Khoảng 9% bệnh nhân có glucose bình thường.
-
Bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng có số lượng bạch cầu bình thường.
Kết quả DNT trong viêm màng não
Xác định được căn nguyên vi khuẩn gây bệnh trong DNT cần đến nhuộm gram, nuôi cấy, và PCR nếu có. Nhuộm Gram cung cấp thông tin nhanh chóng, nhưng thông tin còn hạn chế. Kết quả nhuộm Gram đáng tin cậy khi số lượng vi khuẩn > 105vi khuẩn / mm3. Kết quả có thể âm tính giả nếu xảy ra bất kỳ điều nào sau đây:
Nếu các bác sỹ nghi ngờ nhiễm trùng kị khí hoặc các vi khuẩn bất thường khác, nên báo cho phòng xét nghiệm trước khi lấy mẫu để nuôi cấy. Sử dụng kháng sinh trước có thể làm giảm độ nhạy của nhuộm Gram và nuôi cấy. PCR, nếu có, có thể là một xét nghiệm hữu ích, đặc biệt ở những bệnh nhân đã dùng kháng sinh.
Phải nuôi cấy vi khuẩn để xác đinh sự nhạy cảm của kháng sinh.
Cho đến khi xác định được nguyên nhân gây ra viêm màng não, các xét nghiệm khác sử dụng dịch não tủy hoặc máu có thể được thực hiện để kiểm tra căn nguyên khác của viêm màng não, chẳng hạn như vi-rút (đặc biệt là herpes simplex), nấm và tế bào ung thư.
Các xét nghiệm khác
Tiên lượng
Đối với trẻ <19 tuổi, tỷ lệ tử vong có thể thấp tới 3% nhưng thường thì cao hơn; những trẻ sống sót có thể bị điếc và bị suy giảm chức năng tâm thần kinh. Tỷ lệ tử vong khoảng 17% đối với người lớn <60 tuổi, lên tới 37% ở người > 60 tuổi. Viêm màng não mắc phải cộng đồng do S. aureus có tỷ lệ tử vong là 43%.
Nói chung, tỷ lệ tử vong tương quan với mức độ hôn mê. Các yếu tố liên quan đến tiên lượng xấu bao gồm
-
Tuổi> 60 tuổi
-
Các bệnh lý nặng đồng mắc
-
Điểm Glasgow thấp khi nhập viện (xem Bảng: Thang Điểm Đánh Gía Tri Giác * và Thang điểm Glasgow đã được Sửa đổi cho Trẻ sơ sinh và Trẻ em)
-
Dấu hiệu thần kinh khu trú
-
Số lượng tế bào DNT thấp
-
Áp lực DNT tăng (đặc biệt quan trọng)
Co giật và tỷ lệ glucose DNT/máu thấp cũng là tiên lượng xấu.
Điều trị
Điều trị bằng kháng sinh mang yếu tố quyết định. Ngoài kháng sinh, điều trị bao gồm chống viêm dây thần kinh sọ não và giảm ICP.
Hầu hết bệnh nhân đều phải nhập viện khoa ICU.
Kháng sinh
Kháng sinh phải là thuốc diệt vi khuẩn gây bệnh và phải có khả năng qua được hàng rào máu-não.
Nếu bệnh nhân biểu hiện bệnh và các kết quả gợi ý viêm màng não, bắt đầu ngay sau khi lấy máu nuôi cấy, thậm chí trước khi chọc dịch não tủy chỉ định điều trị bằng kháng sinh (xem Bảng: Kháng sinh ban đầu cho viêm màng não mủ cấp) và corticosteroid . Ngoài ra, nếu chọc dịch não tủy bị trì hoãn đợi kết quả chẩn đoán hình ảnh sọ não, điều trị kháng sinh và corticosteroid bắt đầu trước khi có kết quả chẩn đoán hình ảnh sọ não.
Kháng sinh theo kinh nghiệm thích hợp phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và tình trạng miễn dịch và đường lây nhiễm (xem Bảng: Kháng sinh ban đầu cho viêm màng não mủ cấp). Nói chung, bác sĩ nên sử dụng kháng sinh có hiệu quả chống lại S. pneumoniae, N. meningitidis, và S. aureus. Đôi khi ( ở trẻ sơ sinh và một số bệnh nhân suy giảm miễn dịch), không thể loại trừ viêm não do herpes simplex; do đó, sử dụng thêm cả acyclovir. Kháng sinh có thể phải điều chỉnh dựa trên kết quả kháng sinh đồ
Thường sử dụng kháng sinh bao gồm
Kháng sinh ban đầu cho viêm màng não mủ cấp
Thuốc kháng sinh đặc hiệu cho viêm màng não mủ cấp
Các liều kháng sinh thông thường đường tĩnh mạch đối với viêm màng não do vi khuẩn cấp*
Kháng sinh |
Liều dùng |
|
Trẻ em> 1 tháng |
Người lớn |
|
Ceftriaxone |
50 mg/kg, 12 giờ |
2 g mỗi 12 giờ |
Cefotaxime |
50 mg / kg, 6 giờ |
2 g mỗi 4-6 h |
Ceftazidime |
50 mg / kg mỗi 8 h |
2 g mỗi 8 h |
Cefepime |
2 g mỗi 12 giờ |
2 g mỗi 8-12 h |
Ampicillin |
75 mg / kg, 6 giờ |
2-3 g mỗi 4 h |
Penicillin G |
4 triệu đơn vị mỗi 4 h |
4 triệu đơn vị mỗi 4 h |
Nafcillin và oxacillin |
50 mg / kg, 6 giờ |
2 g mỗi 4 h |
Vancomycin† |
15 mg / kg, 6 giờ |
10-15 mg / kg mỗi8 h |
Meropenem |
40 mg / kg mỗi 8 h |
2 g mỗi 8 h |
Gentamicin và tobramycin† |
2,5 mg / kg mỗi 8 h |
2 mg / kg mỗi 8 h |
Amikacin† |
10 mg / kg mỗi 8 h |
7,5 mg / kg, 12 giờ |
Rifampin |
6,7 mg / kg mỗi 8 h |
600 mg mỗi 24 h |
* Đối với liều dùng sơ sinh, xem Bảng: Khuyến cáo liều đề nghị của một số thuốc kháng sinh dùng đường tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh. |
||
†Nên theo dõi chức năng thận. |
Corticosteroid
Dexamethasone được sử dụng để giảm viêm dây thần kinh, vỏ não và phù não; cần dùng ngay khi bắt đầu điều trị. Người lớn được tiêm tĩnh mạch 10 mg; trẻ em dùng 0,15 mg / kg IV. Dexamethasone được tiêm ngay trước hoặc cùng với liều kháng sinh đầu tiên, tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ trong 4 ngày.
Sử dụng dexamethasone có tác dụng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân viêm màng não do phế cầu.
Các biện pháp khác
Hiệu quả của các biện pháp khác ít được chứng minh.
Bệnh nhân có biểu hiện phù gai thị hoặc có biểu hiện thoát vị não sẽ điều trị làm giảm ICP:
Thông thường, người lớn dùng mannitol 1 g / kg IV bolus trong 30 phút, lặp lại khi cần mỗi 3 đến 4 giờ hoặc 0,25 g / kg mỗi 2 đến 3 giờ, và trẻ dùng 0,5 đến 2,0 g / kg trong 30 phút, lặp lại khi cần.
Các biện pháp bổ trợ bao gồm
Phòng ngừa
Sử dụng vắc-xin giúp phòng viêm màng não do vi khuẩn H. influenzae typ B, ở mức độ nào đó, giúp phòng cả N. meningitidis và S. pneumoniae.
Các biện pháp
Tiêm chủng
Tiêm chủng có thể ngăn ngừa một số loại viêm màng não do vi khuẩn.
Vắc-xin phế cầu liên hợp có hiệu quả chống lại 13 typ, bao gồm > 80% các sinh vật gây viêm màng não, được khuyến cáo cho tất cả trẻ em (xem Bảng: Lịch tiêm chủng khuyến nghị cho trẻ từ 0-6 tuổi).
Tiêm phòng thường xuyên vaccin H. influenzae typ b cho hiệu quả phòng bệnh cao và tiêm mũi đầu tiên khi trẻ 2 tháng.
-
Trẻ em từ 2 đến 10 tuổi nếu bị suy giảm miễn dịch hoặc bệnh nhân đã cắt lách
-
Tất cả trẻ em từ 11 đến 12 tuổi với liều bổ sung ở tuổi 16
-
Những trẻ lớn hơn, sinh viên đại học sống ở ký túc xá, và quân nhân chưa được tiêm vacxin trước đây
-
Khách du lịch hoặc cư dân của các vùng lưu hành
-
Nhân viên phòng thí nghiệm thường xuyên xử lý mẫu bệnh phẩm viêm màng não mô cầu
Trong mùa dịch viêm màng não, cần xác định người có nguy cơ cao (ví dụ sinh viên đại học, một thị trấn nhỏ) và quy mô của nó trước khi tiến hành tiêm chủng mở rộng. Tuy là tốn kém và đòi hỏi sự giáo dục và hỗ trợ của cộng đồng, nhưng nó làm giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bị bệnh.
Vaccine viêm màng não mô cầu không chống lại viêm màng não mô cầu typ B; nên lưu ý ở bệnh nhân được tiêm vacin nhưng có triệu chứng của viêm màng não.
Điều trị dự phòng
Bất cứ ai tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị viêm màng não (ví dụ: người giúp việc, người chăm sóc, nhân viên y tế và những người khác tiếp xúc với chất bài tiết của bệnh nhân) nên được điều trị dự phòng sau khi tiếp xúc.
Đối với viêm màng não mô cầu, điều trị dự phòng bằng thuốc bao gồm một trong số phác đồ sau:
Đối với viêm màng não do H. influenzae typ b, điều trị dự phòng bằng rifampin 20 mg / kg một lần / ngày (tối đa 600 mg / ngày) trong 4 ngày. Chưa có thống nhất về việc trẻ em < 2 tuổi cần phải dự phòng tránh tiếp xúc ở nhà trẻ
Việc điều trị dự phòng thường không cần thiết bởi bệnh nhân có thể tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn gây viêm màng não khác.
Những điểm chính
-
Nguyên nhân gây viêm màng não cấp tính bao gồm N. meningitidis và S. pneumoniae ở trẻ em và người lớn và Listeria sp ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi; S. aureus gây viêm màng não ở mọi lứa tuổi.
-
Trẻ sơ sinh, người nghiện rượu, người già, những người bị suy giảm miễn dịch và những bệnh nhân bị viêm màng não sau phẫu thuật thần kinh có thể các triệu chứng không điển hình hoặc kín đáo.
-
Nếu bệnh nhân có dấu hiệu thần kinh khu trú, lơ mơ, co giật, hoặc phù gai thị (gợi ý tăng ICP hoặc hiệu ứng khối nội sọ) cần trì hoãn chọc dịch não tủy cho đến khi có kết quả chẩn đoán hình ảnh.
-
Điều trị viêm màng não cấp tính càng sớm càng tốt, ngay cả trước khi có chẩn đoán
-
Các phác đồ kháng sinh thông thường được chọn theo kinh nghiệm thường bao gồm các cephalosporin thế hệ 3 (đối với S. pneumoniae và N. meningitidis), ampicillin (đối với L. monocytogenes), và vancomycin (đối với các chủng đề kháng penicillin S. pneumoniae va cho S. aureus).
-
Tiêm chủng định kỳ cho S. pneumoniae và N. meningitidis và điều trị dự phòng chống lại N. meningitidis giúp ngăn ngừa viêm màng não.