(Đối với nhiễm trùng não, xem Tổng quan về Nhiễm trùng não; đối với viêm màng não sơ sinh, xem Viêm màng não do vi khuẩn sơ sinh.)
Viêm màng não có thể được phân loại thành cấp tính, bán cấp, mãn tính hoặc tái diễn. Viêm màng não cũng có thể phân loại theo nguyên nhân: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng và các bệnh lý không nhiễm trùng. Nhưng, cách phân loại viêm màng não hữu dụng nhất trên lâm sàng là:
Viêm màng não cấp do vi khuẩn đặc biệt nghiêm trọng và tiến triển nhanh. Viêm màng não do virus và viêm màng não không nhiễm trùng thường tự giới hạn. Viêm màng não bán cấp và mãn tính thường tiến triển chậm hơn các viêm màng não khác, nhưng việc xác định nguyên nhân có thể khó khăn.
Viêm màng não vô khuẩn là một thuật ngữ cũ, đôi khi được sử dụng đồng nghĩa với viêm màng não do virut; tuy nhiên thuật ngữ này thường được đề cập khi nhắc tới viêm màng não do bất cứ nguyên nhân nào khác ngoài vi khuẩn thường gây viêm màng não cấp. Do đó, viêm màng não vô khuẩn có thể do
Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng và dấu hiệu của các loại viêm màng não khác nhau có thể khác nhau, đặc biệt là ở mức độ nghiêm trọng và mức độ nguy hiểm. Tuy nhiên, tất cả các loại viêm màng não thường gây ra các triệu chứng sau (ngoại trừ ở trẻ nhỏ, ở người rất già và những bệnh nhân suy giảm miễn dịch):
Bệnh nhân có thể biểu hiện lơ mơ hoặc mê man
Gáy cứng, một dấu hiệu chỉ điểm chính của kích thích màng não, là sự chống lại việc gập cổ thụ động hoặc chủ động. Gáy cứng có thể biểu hiện muộn. Các dấu hiệu lâm sàng đối với sự co cứng cơ, từ độ nhạy thấp cho đến độ nhạy cao nhất là:
Dấu hiệu gáy cứng có thể phân biệt với cứng cổ do thoái hóa cột sống cổ hoặc cúm với đau cơ nặng; trong những bệnh lý này, sự chuyển động của cổ theo mọi hướng đều bị ảnh hưởng. Ngược lại, gáy cứng do kích thích màng não chủ yếu ảnh hưởng khi gấp cổ; do đó, cổ có thể xoay ngang nhưng không thể gấp lại.
Chẩn đoán
Viêm màng não được chẩn đoán chủ yếu bằng phân tích DNT. Vì viêm màng não có thể gây nguy hiểm tính mạng và chọc dịch não tủy là một thủ thuật an toàn, nên khi nghi ngờ viêm màng não cần chỉ định chọc dịch não tủy. Từng loại viêm màng não có kết quả xét nghiệm dịch não tủy có xu hướng khác nhau, nhưng cũng có thể chồng lấp nhau.
Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu gợi ý tăng áp lực nội sọ (ICP) hoặc hiệu ứng khối (ví dụ dấu hiệu thần kinh khu trú, phù gai thị, giảm ý thức, co giật, đặc biệt nếu bệnh nhân nhiễm HIV hoặc bị suy giảm miễn dịch) thì trước khi chọc dịch não tủy nên xem xét chỉ định chụp CLVT sọ não có tiêm thuốc cản quang hoặc CHT sọ não. Ở những bệnh nhân như vậy, chọc dịch não tủy có thể gây thoát vị não.
Ngoài ra, nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh lý gây chảy máu thì chỉ khi những bệnh lý này được loại trừ hoặc kiểm soát mới chỉ định thủ thuật chọc dịch não tủy.
Khi chọc dịch não tủy bị trì hoãn, bệnh nhân nên được chỉ định cấy máu, sau đó điều trị bằng kháng sinh. Sau khi áp lực nội sọ được hạ thấp hơn, và không có hiệu ứng khối thì có thể tiến hành chọc dịch não tủy.
Nếu da vùng chọc dịch não tủy bị nhiễm trùng hoặc nghi ngờ bị nhiễm trùng tổ chức dưới da và viêm màng tủy vùng thắt lưng, bệnh nhân sẽ được chọc dịch não tủy tại vị trí khác, thông thường vào bể lớn hoặc phía trên cột sống cổ C2 dưới hướng dẫn của X quang.