Các rối loạn lưỡng cực

TheoWilliam Coryell, MD, University of Iowa Carver College of Medicine
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 10 2023

Rối loạn lưỡng cực được đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảmtrầm cảm xen kẽ nhau, mặc dù nhiều bệnh nhân có đặc điểm nổi trội là tình trạng này hay tình trạng kia. Không rõ nguyên nhân chính xác, nhưng di truyền, thay đổi mức độ chất dẫn truyền thần kinh trong não, và các yếu tố tâm lý xã hội có thể liên quan đến. Chẩn đoán dựa trên tiền sử. Điều trị bao gồm thuốc ổn định tâm trạng, đôi khi bằng liệu pháp tâm lý.

Rối loạn lưỡng cực thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên, 20, hoặc 30 (xem thêm Rối loạn lưỡng cực ở trẻ em và thanh niên). Tỷ lệ hiện mắc suốt đời là khoảng 2% (1).

Rối loạn lưỡng cực được phân loại thành

  • Rối loạn lưỡng cực I: Được xác định bởi sự hiện diện của ít nhất một giai đoạn hưng cảm toàn diện (nghĩa là gây suy giảm rõ rệt chức năng xã hội hoặc chức năng nghề nghiệp hoặc bao gồm hoang tưởng) và thường là các giai đoạn trầm cảm. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ tương tự nhau (2).

  • Rối loạn lưỡng cực II: Được xác định bởi sự có mặt của các giai đoạn trầm cảm chủ yếu với ít nhất một giai đoạn hưng cảm nhẹ nhưng không có các giai đoạn hưng cảm đầy đủ. Tỷ lệ mắc bệnh có phần cao hơn đối với nữ giới (3).

  • Rối loạn lưỡng cực do chất kích thích/thuốc: Được xác định bởi sự hiện diện của rối loạn tâm trạng phù hợp với hưng cảm phát sinh trong hoặc ngay sau khi tiếp xúc, nhiễm độc hoặc cai một chất (ví dụ: cocaine, corticosteroid) có khả năng tạo ra các triệu chứng như vậy.

  • Rối loạn lưỡng cực và rối loạn liên quan do một tình trạng bệnh lý khác: Được xác định bởi sự hiện diện của rối loạn tâm trạng phù hợp với hưng cảm do tình trạng thuốc gây ra (ví dụ: hội chứng Cushing, chấn thương sọ não) và không xảy ra riêng trong giai đoạn mê sảng.

  • Rối loạn lưỡng cực không biệt định: Các rối loạn với các đặc tính lưỡng cực rõ ràng không đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể cho các rối loạn lưỡng cực khác

Trong rối loạn khí sắc chu kỳ, bệnh nhân có thời gian kéo dài (> 2 năm) bao gồm cả giai đoạn hưng cảm và trầm cảm; tuy nhiên, các giai đoạn này không đáp ứng các tiêu chí cụ thể cho rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn trầm cảm nặng.

(Xem thêm Tổng quan về Rối loạn tâm trạng.)

Tài liệu tham khảo chung

  1. 1. Merikangas KR, Akiskal HS, Angst J, et al: Lifetime and 12-month prevalence of bipolar spectrum disorder in the National Comorbidity Survey replication. Arch Gen Psychiatry 64(5):543-552, 2007 doi: 10.1001/archpsyc.64.5.543. Erratum in: Arch Gen Psychiatry 64(9):1039, 2007. PMID: 17485606

  2. 2. Diflorio A, Jones I: Is sex important? Gender differences in bipolar disorder. Int Rev Psychiatry 22(5):437-452, 2010 doi: 10.3109/09540261.2010.514601. PMID: 21047158

  3. 3. Baldassano CF, Marangell LB, Gyulai L, et al: Gender differences in bipolar disorder: retrospective data from the first 500 STEP-BD participants. Bipolar Disord 7(5):465-470, 2005 doi: 10.1111/j.1399-5618.2005.00237.x

Căn nguyên của rối loạn lưỡng cực

Nguyên nhân chính xác của rối loạn lưỡng cực là không rõ. Di truyền đóng một vai trò quan trọng (1). Cũng có bằng chứng về sự rối loạn điều hòa các chất dẫn truyền thần kinhserotoninnorepinephrindopamine.

Có thể có những yếu tố tâm lý xã hội. Các sự kiện căng thẳng cuộc sống thường liên quan đến sự phát triển ban đầu của các triệu chứng và sau đó trầm trọng, mặc dù nguyên nhân và kết quả chưa được thiết lập.

Một số loại thuốc và chất kích thích có thể gây ra cơn kịch phát ở một số bệnh nhân rối loạn lưỡng cực; bao gồm các

Tài liệu tham khảo nguyên nhân gây bệnh

  1. 1. Gordovez FJA, McMahon FJ: The genetics of bipolar disorder. Mol Psychiatry 25(3):544-559, 2020. doi: 10.1038/s41380-019-0634-7

Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực bắt đầu bằng giai đoạn cấp tính của các triệu chứng trầm cảm hoặc hưng cảm, sau đó là quá trình thuyên giảm và tái phát lặp đi lặp lại. Sự thuyên giảm thường hoàn toàn, nhưng nhiều bệnh nhân có các triệu chứng tồn dư, và một số thì khả năng làm việc ở nơi làm việc bị suy giảm trầm trọng. Các đợt tái phát là những giai đoạn riêng biệt của các triệu chứng cường độ cao hơn, đó là hưng cảm, trầm cảm, trầm cảm nhẹ, hoặc hỗn hợp các tính trạng trầm cảm và hưng cảm.

Các đợt tập kéo dài từ vài tuần đến 3 đến 6 tháng; giai đoạn trầm cảm thường kéo dài hơn giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm.

Các chu kỳ – thời gian từ khi khởi phát của một giai đoạn đến thời điểm khởi phát giai đoạn tiếp theo - khác nhau giữa các bệnh nhân. Một số bệnh nhân có giai đoạn không thường xuyên, có lẽ chỉ một vài giai đoạn trong suốt cuộc đời, trong khi một số khác lại có các dạng chu kỳ nhanh (thường được định nghĩa là 4 giai đoạn/năm). Chỉ có một ít bệnh nhân thay đổi luân phiên giữa hưng cảm và trầm cảm trong mỗi chu kỳ; trong hầu hết, một cực hay cực khác chiếm nổi trội.

Bệnh nhân có thể toan tự sát hoặc tự sát thành công. Tỷ lệ tự tử trong đời ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực được ước tính cao ít nhất từ 20 đến 30 lần so với dân số nói chung (1).

Hưng cảm

Một giai đoạn hưng cảm được định nghĩa là 1 tuần tâm trạng tăng cao, cởi mở hoặc cáu kỉnh dai dẳng và tăng liên tục các hoạt động hướng đến mục tiêu hoặc tăng năng lượng rõ rệt cộng với 3 triệu chứng bổ sung (hoặc 4 nếu tâm trạng chỉ cáu kỉnh) (2):

  • Tăng tính tự trọng bản thân hoặc phóng đại

  • Giảm nhu cầu ngủ

  • Nói chuyện nhiều hơn bình thường

  • Tư duy phi tán hoặc tư duy dồn dập

  • Tính dễ bị phân tán tập trung

  • Tăng cường hoạt động hướng đến mục tiêu hoặc kích động tâm lý vận động

  • Tham gia quá nhiều vào các hoạt động có rủi ro cao (ví dụ, mua sắm nhiều, đầu tư kinh doanh dại dột)

Các bệnh nhân hưng cảm có thể là tham gia vào nhiều hoạt động vui vẻ, có nguy cơ cao một cách không mệt mỏi, quá mức, và xung động (ví dụ, đánh bạc, thể thao nguy hiểm, hành động phô trương tình dục) mà không cần phải hiểu rõ những nguy hại có thể xảy ra. Các triệu chứng nặng đến mức họ không thể thực hiện các vai trò chính của họ (ví dụ: nghề nghiệp, trường học, cuộc sống gia đình). Những đầu tư không khôn ngoan, chi tiêu và các lựa chọn cá nhân khác có thể có những hậu quả không thể khắc phục được.

Bệnh nhân trong một giai đoạn hưng cảm có thể ăn mặc màu mè rực rõ và thường nói với tốc độ nhanh, không thể dừng. Bệnh nhân có thể tạo ra các mối liên quan (những ý nghĩ mới được khởi phát bởi bằng âm thanh thay vì ý nghĩa của từ). Dễ phân tâm, bệnh nhân có thể liên tục chuyển từ một chủ đề này sang chủ đề khác. Tuy nhiên, họ có xu hướng tin rằng họ đang ở trạng thái tinh thần tốt nhất của họ.

Thiếu sự thấu hiểu và tăng khả năng hoạt động thường dẫn đến hành vi xâm phạm và có thể là một sự kết hợp nguy hiểm. Sự bất hòa giữa các cá nhân và có thể khiến bệnh nhân cảm thấy họ đang bị đối xử hoặc bị ngược đãi một cách bất công. Do đó, bệnh nhân có thể trở nên nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác. Tăng hoạt động tâm thần được bệnh nhân cảm nhận tư duy dồn dập và được quan sát là tư duy phi tán qua đánh giá của bác sĩ.

Hưng cảm loạn thần là một biểu hiện nặng hơn, với những triệu chứng loạn thần mà có thể khó phân biệt với tâm thần phân liệt. Bệnh nhân có những hoang tưởng phóng đại hoặc bị theo dõi (ví dụ, về việc là Chúa Giêsu hoặc bị FBI theo dõi), thỉnh thoảng có ảo giác. Mức độ hoạt động tăng rõ rệt; bệnh nhân có thể phóng xe nhanh và la hét, chửi thề hay hát hò. Tăng tình trạng thiếu ổn định cảm xúc, thường tăng tính dễ bị kích thích. Mê sảng (hưng cảm mê sảng) có thể xuất hiện, với sự mất mát hoàn toàn của tư duy và hành vi.

Hưng cảm nhẹ

Một giai đoạn hưng cảm nhẹ là một biến thể ít nặng nề hơn của hưng cảm liên quan đến một giai đoạn riêng biệt kéo dài 4 ngày với hành vi khác biệt rõ rệt bản thân bệnh nhân lúc bình thường không trầm cảm và bao gồm 3 trong số các triệu chứng bổ sung được liệt kê ở trên dưới hưng cảm.

Trong giai đoạn hưng cảm nhẹ, khí sắc tươi sáng, nhu cầu ngủ giảm khi năng lượng tăng lên đáng kể, và tâm thần vận động tăng nhanh. Đối với một số bệnh nhân, giai đoạn hưng cảm nhẹ được thích nghi bởi vì chúng tạo ra nhiều năng lượng, tăng tính sáng tạo, sự tự tin, và chức năng xã hội siêu thường. Nhiều người không muốn rời khỏi trạng thái vui tươi, hưng phấn. Một số hoạt động khá tốt, và hoạt động không bị suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, hưng cảm nhẹ biểu hiện như sự phân tán, dễ bị cáu gắt, và khí sắc bất ổn định, mà bệnh nhân và những người khác thấy không thích thú tình trạng đó.

Trầm cảm

Giai đoạn trầm cảm nặng ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực có những đặc điểm điển hình của trầm cảm nặng; giai đoạn này phải bao gồm 5 triệu chứng sau đây trong cùng khoảng thời gian 2 tuần và một trong số đó phải là tâm trạng chán nản hoặc mất hứng thú hoặc khoái cảm và, ngoại trừ ý nghĩ tự sát hoặc toan tự sát, tất cả các triệu chứng phải xuất hiện gần như mỗi ngày:

  • Khí sắc trầm hầu hết trong ngày

  • Giảm sự quan tâm hoặc thích thú trong tất cả hoặc gần như tất cả các hoạt động trong hầu hết thời gian trong ngày

  • Tăng cân đáng kể (>5%) hoặc giảm cân hoặc tăng khẩu vị

  • Mất ngủ (thường mất ngủ kiểu tỉnh giấc giữa đêm) hoặc chứng ngủ nhiều

  • Kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động được quan sát bởi người khác của người khác (không phải tự nhận xét)

  • Mệt mỏi hoặc mất năng lượng

  • Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp

  • Suy giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung hoặc do dự thiếu quyết đính

  • Những suy nghĩ liên tục về cái chết hoặc tự sát, một nỗ lực tự sát, hay một kế hoạch tự sát cụ thể

Các đặc điểm loạn thần thường phổ biến ở trầm cảm lưỡng cực hơn trầm cảm đơn cực.

Các đặc điểm hỗn hợp

Một giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ được xác định là có đặc điểm hỗn hợp nếu 3 triệu chứng trầm cảm có mặt trong hầu hết các ngày của giai đoạn. Tình trạng này thường rất khó chẩn đoán và có thể chuyển sang trạng thái chu kỳ liên tục; sau đó tiên lượng xấu hơn so với ở trạng thái hưng cảm hay hưng cảm nhẹ.

Nguy cơ tự sát trong các giai đoạn hỗn hợp đặc biệt cao.

Tài liệu tham khảo về các dấu hiệu và triệu chứng

  1. 1. Plans L, Barrot C, Nieto E, et al: Association between completed suicide and bipolar disorder: A systematic review of the literature. J Affect Disord 242:111-122, 2019 doi: 10.1016/j.jad.2018.08.054

  2. 2. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th ed, Text Revision (DSM-5-TR). American Psychiatric Association Publishing, Washington, DC, pp 140-141.

Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực

  • Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th ed, Text Revision criteria

  • Nồng độ thyroxine (T4) và hormone kích thích tuyến giáp (TSH) để sàng lọc bệnh cường giáp

  • Loại trừ lạm dụng chất kích thích trên lâm sàng hoặc bằng sàng lọc độc tính trong máu hoặc trong nước tiểu

  • Các xét nghiệm thường quy trong phòng thí nghiệm (ví dụ: công thức máu, bảng xét nghiệm chuyển hóa cơ bản) để loại trừ các tình trạng bệnh lý chung khác

Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực I đòi hỏi phải đáp ứng tiêu chuẩn DSM-5-TR cho giai đoạn hưng cảm như mô tả ở trên, cộng với tiền sử thuyên giảm và tái phát (1). Giai đoạn hưng cảm có thể xảy ra trước hoặc theo sau bởi các giai đoạn hưng cảm nhẹ hoặc trầm cảm nặng.

Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực II đòi hỏi phải đáp ứng tiêu chuẩn DSM-5-TR cho ít nhất một giai đoạn hưng cảm nhẹ cũng như ít nhất một giai đoạn trầm cảm nặng [2]). Các triệu chứng phải đủ nặng để làm suy giảm rõ rệt chức năng xã hội hoặc chức năng nghề nghiệp hoặc phải nhập viện để ngăn ngừa tổn hại cho bản thân hoặc người khác.

Một số bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm có thể đã có trải nghiệm trước đây hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm nhưng không phản hồi về điều đó, trừ khi họ được đặt câu hỏi cụ thể. Việc đặt câu hỏi khéo léo có thể tiết lộ các dấu hiệu bệnh lý (ví dụ: chi tiêu quá mức, ham muốn tình dục bốc đồng, lạm dụng chất kích thích), mặc dù những thông tin đó có nhiều khả năng được cung cấp bởi người thân hơn. Bảng kê có cấu trúc như Bảng câu hỏi về Rối loạn tâm trạng có thể có ích. Tất cả bệnh nhân phải được hỏi nhẹ nhàng nhưng trực tiếp về ý tưởng tự sát, kế hoạch, hoặc hành vi.

Các triệu chứng hưng cảm cấp tính hoặc hưng cảm nhẹ tương tự có thể xảy ra do lạm dụng chất kích thích, điều trị bằng corticosteroid hoặc thuốc chủ vận dopamine hoặc các bệnh nội khoa nói chung như cường giáp hoặc u tủy thượng thận. Bệnh nhân bị cường giáp thường có các triệu chứng và dấu hiệu thể chất khác, nhưng xét nghiệm chức năng tuyến giáp (T4 và TSH) là một xét nghiệm đánh giá hợp lý cho bệnh nhân mới. Bệnh nhân bị u tế bào ưa crôm có tăng huyết áp từng cơn hoặc kéo dài rõ rệt; nếu không có tăng huyết áp, không có chỉ định xét nghiệm để xác định u tế bào ưa crôm. Các rối loạn khác thường ít gây triệu chứng hưng cảm, nhưng các triệu chứng trầm cảm có thể xảy ra trong một số rối loạn (xem bảng: Một vài nguyên nhân gây trầm cảm và hưng cảm).

Việc xem xét việc sử dụng chất kích thích (đặc biệt là amphetaminecocaine) và sàng lọc độc tính trong máu hoặc trong nước tiểu có thể giúp xác định những nguyên nhân như vậy. Tuy nhiên, vì việc sử dụng chất kích thích có thể đơn giản là nguyên nhân gây ra một giai đoạn ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực nên việc tìm kiếm bằng chứng về các triệu chứng (hưng cảm hoặc trầm cảm) không liên quan đến việc sử dụng chất kích thích là rất quan trọng.

Một số bệnh nhân bị rối loạn tâm thần phân liệt có các triệu chứng hưng cảm, nhưng những bệnh nhân này có các biểu hiện loạn thần có thể kéo dài ngoài các giai đoạn tâm trạng bất thường.

Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực cũng có thể bị rối loạn lo âu (ví dụ, ám ảnh sợ xã hội, các cơn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh nghi thức), có thể gây nhầm lẫn cho chẩn đoán.

Tài liệu tham khảo chẩn đoán

  1. 1. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th ed, Text Revision (DSM-5-TR). American Psychiatric Association Publishing, Washington, DC, pp 140-151.

  2. 2. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th ed, Text Revision (DSM-5-TR). American Psychiatric Association Publishing, Washington, DC, pp 151-160.

Điều trị rối loạn lưỡng cực

(Xem thêm Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực.)

Điều trị rối loạn lưỡng cực thường có 3 pha:

  • Cấp tính: Để ổn định và kiểm soát biểu hiện ban đầu, đôi khi là những tình trạng nghiêm trọng

  • Tiếp tục: Để đạt được sự thuyên giảm hoàn toàn

  • Duy trì hoặc dự phòng: Giữ bệnh nhân trong trạng thái thuyên giảm

Mặc dù hầu hết các bệnh nhân hưng cảm nhẹ có thể được điều trị như bệnh nhân ngoại trú, nhưng tình trạng hưng cảm nghiêm trọng hoặc trầm cảm thường đòi hỏi quản lý nội trú.

Điều trị bằng thuốc trong rối loạn lưỡng cực

Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực bao gồm

Những loại thuốc này được sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp cho tất cả các giai đoạn điều trị, mặc dù ở liều lượng khác nhau (1, 2).

Lựa chọn liệu pháp điều trị bằng thuốc cho rối loạn lưỡng cực có thể khó khăn vì tất cả các loại thuốc đều có tác dụng bất lợi đáng kể, tương tác thuốc là phổ biến và không có loại thuốc nào có hiệu quả phổ biến. Sự lựa chọn nên dựa trên những gì đã có hiệu quả và được dung nạp tốt ở một bệnh nhân nhất định. Nếu bệnh nhân trước đây chưa được dùng thuốc để điều trị rối loạn lưỡng cực (hoặc chưa rõ tiền sử dùng thuốc), sự lựa chọn sẽ dựa trên tiền sử bệnh của bệnh nhân (liên quan đến tác dụng bất lợi của thuốc ổn định tâm trạng cụ thể) và mức độ nặng của các triệu chứng.

Thuốc chống trầm cảm cụ thể (ví dụ, chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc [SSRI]) đôi khi được bổ sung điều trị cho trầm cảm nặng, nhưng hiệu quả của chúng còn tranh cãi; chúng không được khuyến cáo là liệu pháp duy nhất cho các giai đoạn trầm cảm. Truyền Ketamine cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị trầm cảm lưỡng cực nặng (3).

Các phương pháp điều trị khác

Liệu pháp sốc điện (ECT) đôi khi được sử dụng để điều trị trầm cảm kháng điều trị và cũng có hiệu quả đối với hưng cảm (4).

Trị liệu ánh sáng có thể hữu ích trong việc điều trị các triệu chứng trầm cảm theo mùa (với trầm cảm mùa thu-đông và hưng cảm xuân-hè) hoặc rối loạn lưỡng cực I hoặc lưỡng cực II không theo mùa. Nó được sử dụng hữu ích nhất như điều trị bổ sung.

Kích thích từ xuyên sọ, đôi khi được sử dụng để điều trị trầm cảm nặng, kháng trị, cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong trầm cảm lưỡng cực (5).

Giáo dục và trị liệu tâm lý

Tận dụng sự ủng hộ của người thân là điều thiết yếu để dự phòng ngăn ngừa những giai đoạn chủ yếu.

Trị liệu nhóm thường được khuyên dùng cho bệnh nhân và bạn đời (bạn tình); ở đó, họ tìm hiểu về rối loạn lưỡng cực, di chứng xã hội của nó, và vai trò trung tâm của thuốc chỉnh khí sắc trong điều trị.

Trị liệu cá nhân có thể giúp bệnh nhân đối phó tốt hơn với các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày và điều chỉnh theo cách mới để tự xác định bản thân.

Bệnh nhân, đặc biệt là những người bị rối loạn lưỡng cực II, có thể không tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc ổn định tâm trạng vì họ tin rằng những loại thuốc này khiến họ kém tỉnh táo và kém sáng tạo hơn. Bác sĩ có thể giải thích rằng: sự giảm sáng tạo thì không bình thường một cách tương đối nhưng thuốc chỉnh khí sắc thường sẽ đem lại nhiều cơ hội thực hiện hoạt động giữa các cá nhân, học thuật, chuyên môn và nghệ thuật.

Bệnh nhân nên được tư vấn tránh các chất kích thích và rượu, giảm thiểu tình trạng thiếu ngủ và nhận biết sớm các dấu hiệu tái phát.

Nếu bệnh nhân có khuynh hướng tiêu xài tài chính quá mức, tài chính nên được chuyển sang một thành viên đáng tin cậy trong gia đình. Bệnh nhân có khuynh hướng lạm dụng tình dục thì nên được cung cấp thông tin về các hậu quả về hôn nhân (ví dụ ly dị) và nguy cơ nhiễm bệnh lây truyền, đặc biệt là AIDS.

Các nhóm hỗ trợ (ví dụ: Liên minh hỗ trợ trầm cảm và lưỡng cực [DBSA]) có thể giúp đỡ bệnh nhân bằng cách cung cấp một diễn đàn để chia sẻ những trải nghiệm và cảm xúc chung của họ.

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. Yatham LN, Kennedy SH, et al: Canadian Network for Mood and Anxiety Treatments (CANMAT) and International Society for Bipolar Disorders (ISBD) 2018 guidelines for the management of patients with bipolar disorder. Bipolar Disord 20(2):97-170, 2018 doi: 10.1111/bdi.12609

  2. 2. Goodwin GM, Haddad PM, Ferrier IN, et al: Evidence-based guidelines for treating bipolar disorder: Revised third edition recommendations from the British Association for Psychopharmacology. J Psychopharmacol 30(6):495-553, 2016. doi: 10.1177/0269881116636545

  3. 3. Wilkowska A, Szałach Ł, Cubała WJ: Ketamine in bipolar disorder: A review. Neuropsychiatr Dis Treat 16:2707-2717, 2020. doi: 10.2147/NDT.S282208

  4. 4. Perugi G, Medda P, Toni C, et al: The role of electroconvulsive therapy (ECT) in bipolar disorder: Effectiveness in 522 patients with bipolar depression, mixed-state, mania and catatonic features. Curr Neuropharmacol 15(3):359-371, 2017. doi: 10.2174/1570159X14666161017233642

  5. 5. Lefaucheur JP, Aleman A, Baeken C: Evidence-based guidelines on the therapeutic use of repetitive transcranial magnetic stimulation (rTMS): An update (2014-2018). Clin Neurophysiol 131(2):474-528, 2020 doi: 10.1016/j.clinph.2019.11.002. Erratum in: Clin Neurophysiol 131(5):1168-1169, 2020. PMID: 31901449

Những điểm chính

  • Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng có tính chu kỳ bao gồm các giai đoạn hưng cảm có hoặc không có trầm cảm (lưỡng cực I) hoặc hưng cảm nhẹ kèm trầm cảm (lưỡng cực II).

  • Rối loạn lưỡng cực làm giảm một cách rõ rệt chức năng trong công việc và tương tác với xã hội, và nguy cơ tự tử là rất lớn; tuy nhiên, các trạng thái hưng cảm mức độ nhẹ (hưng cảm nhẹ) đôi khi thích nghi bởi vì chúng có thể tạo ra năng lượng cao, tính sáng tạo, sự tự tin, và chức năng xã hội siêu thường.

  • Độ dài và tần suất của chu kỳ thay đổi giữa các bệnh nhân; một số bệnh nhân chỉ có một vài giai đoạn trong suốt cuộc đời, trong khi một số khác lại có 4 giai đoạn/năm (các hình thức chu kỳ nhanh).

  • Chỉ có một vài bệnh nhân thay đổi luân phiên giữa hưng cảm và trầm cảm trong mỗi chu kỳ; trong hầu hết các chu kỳ, một cực thường chiếm ưu thế hơn cực kia.

  • Chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng, nhưng rối loạn sử dụng chất kích thích và các bệnh nội khoa nói chung (chẳng hạn như cường giáp hoặc u tủy thượng thận) phải được loại trừ bằng khám và xét nghiệm.

  • Điều trị phụ thuộc vào các biểu hiện và mức độ nặng của các triệu chứng đó nhưng thường liên quan đến thuốc ổn định tâm trạng (ví dụ: lithium, valproate, carbamazepine, lamotrigine) và/hoặc thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai (ví dụ: aripiprazole, lurasidone, olanzapine, quetiapine, risperidone, ziprasidone, cariprazine).