Thoát vị bẹn là sự nhô ra của các tạng trong ổ bụng qua một vùng thành bụng yếu hoặc khuyết tật bẩm sinh thành bụng ngay trên dây chẳng bẹn. Nhiều thoát vị bẹn không có triệu chứng, nhưng một số trường hợp bị kẹt hoặc bị thắt nghẹt gây đau và cần được phẫu thuật ngay. Chẩn đoán là lâm sàng. Điều trị là phẫu thuật sửa chữa.
(Xem thêm Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh.)
Khoảng 75% số trường hợp thoát vị thành bụng là ở bẹn (1).
Tài liệu tham khảo
1. Dabbas N, Adams K, Pearson K, Royle G. Frequency of abdominal wall hernias: is classical teaching out of date?. JRSM Short Rep. 2011;2(1):5. Xuất bản ngày 19 tháng 1 năm 2011. doi:10.1258/shorts.2010.010071
Phân loại thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn xảy ra trên dây chằng bẹn. Chúng có thể
Gián tiếp: Đi qua vòng bẹn vào trong ống bẹn
Trực tiếp: Mở rộng trực tiếp về phía trước và không đi qua ống bẹn
Các triệu chứng và dấu hiệu của thoát vị bẹn
Hầu hết bệnh nhân chỉ có thể thấy một khối phồng, có thể gây cảm giác khó chịu mơ hồ hoặc không có triệu chứng. Họ thường có thể làm giảm kích thước của khối phồng bằng cách đẩy nó trở lại qua chỗ khuyết ở thành bụng.
Thoát vị nghẹt không thể làm nhỏ lại và có thể gây tắc ruột.
Thoát vị nghẹt gây đau từ từ liên tục tăng dần, điển hình bằng triệu chứng buồn nôn và nôn. Bản thân khối thoát vị mềm, có thể đỏ da phía ngoài; viêm phúc mạc có thể có tùy vị trí, ấn đau lan tỏa, phản ứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc.
Chẩn đoán thoát vị bẹn
Đánh giá lâm sàng
Chẩn đoán thoát vị bẹn dựa trên lâm sàng (1). Bởi vì khối thoát vị có thể chỉ nhìn rõ khi áp lực bụng tăng lên nên bệnh nhân nên được khám ở tư thế đứng. Nếu không có thoát vị sờ thấy, nên yêu cầu bệnh nhân ho hoặc thực hiện nghiệm pháp Valsalva khi người khám sờ nắn thành bụng (với một ngón tay ở ống bẹn ở nam giới).
Hầu hết các thoát vị, thậm chí cả những thoát vị lớn có thể bé lại nhờ đẩy lên bằng tay; đặt bệnh nhân ở tư thế Trendelenburg có thể có tác dụng.
Các khối vùng bẹn có thể giống như thoát vị có thể là hậu quả của bệnh hạch (nhiễm trùng hoặc bệnh ác tính), tinh hoàn lạc chỗ hoặc u mỡ. Những khối này là rắn và không bé lại được. Một khối ở bìu có thể là giãn tĩnh mạch thừng tinh, nang nước thừng tinh, hoặc u tinh hoàn.
Siêu âm có thể chỉ định nếu khám lâm sàng nghi ngờ.
Tài liệu tham khảo chẩn đoán
1. van Veenendaal N, Simons M, Hope W, Tumtavitikul S, Bonjer J; HerniaSurge Group. Consensus on international guidelines for management of groin hernias [published correction appears in Surg Endosc. Ngày 22 tháng 4 năm 2020;:]. Surg Endosc. 2020;34(6):2359-2377. doi:10.1007/s00464-020-07516-5
Điều trị thoát vị bẹn
Sửa chữa bằng phẫu thuật
Thoát vị bẹn thường cần phải phục hồi theo lịch mổ phiên do nguy cơ bị nghẹt gây tỉ lệ mắc bệnh cao hơn (và có thể tử vong ở những bệnh nhân cao tuổi). Thoát vị bẹn không triệu chứng ở nam giới có thể quan sát thấy; nếu có các triệu chứng, thoát vị này có thể được phục hồi theo lịch mổ phiên (1). Có thể phục hồi bằng cách rạch thông thường hoặc nội soi.
Thoát vị nghẹt hoặc kẹt bất kể loại nào đều cần phẫu thuật cấp cứu để phục hồi.
Tài liệu tham khảo về điều trị
1. van Veenendaal N, Simons M, Hope W, Tumtavitikul S, Bonjer J; HerniaSurge Group. Consensus on international guidelines for management of groin hernias [published correction appears in Surg Endosc. Ngày 22 tháng 4 năm 2020;:]. Surg Endosc. 2020;34(6):2359-2377. doi:10.1007/s00464-020-07516-5
Những điểm chính
Thoát vị bẹn có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
Các biểu hiện của tình trạng nghẹt bao gồm đau và đau khi sờ, đôi khi có ban đỏ; sau đó có thể viêm phúc mạc.
Thực hiện phục hồi theo lịch mổ phiên để nghẹt và phẫu thuật khẩn cấp.