Toan ceton (DKA)

TheoErika F. Brutsaert, MD, New York Medical College
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 09 2022

Nhiễm toan ceton là biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường đặc trưng bởi tăng đường huyết, tăng ceton trong máu và nhiễm toan chuyển hóa. Đường máu tăng cao là nguyên nhân dây tăng áp lực thẩm thấu niệu với mất nhiều nước và điện giải. Nhiễm toan ceton thường xảy ra với đái đường type 1. Nó biểu hiện bởi: nôn, buồn nôn, đau bụng, và có thể phù não, hôn mê và tử vong. Nhiễm toan ceton được xác định bởi tăng thể ceton trong máu, sự xuất hiện toan chuyển hóa có tăng anion gap. Điều trị bao gồm nâng cao thể tích, thay thế insulin, và ngăn chặn hạ kali máu.

(Xem thêm Đái tháo đườngcác biến chứng của đái tháo đường.)

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA) xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 và ít phổ biến hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2. Nó phát triển khi mức insulin không đủ để đáp ứng các yêu cầu trao đổi chất cơ bản của cơ thể. DKA là biểu hiện đầu tiên của DM loại 1 ở một số ít bệnh nhân. Sự thiếu hụt insulin có thể là tuyệt đối (ví dụ, trong quá trình sử dụng insulin ngoại sinh mất hiệu lực) hoặc tương đối (ví dụ, khi liều lượng insulin thông thường không đáp ứng nhu cầu trao đổi chất khi căng thẳng sinh lý).

Căng thẳng sinh lý phổ biến có thể kích hoạt DKA bao gồm

Sử dụng một số thuốc có thể gây ra nhiễm toan ceton

  • Corticosteroid

  • Thuốc lợi tiểu thiazide

  • Kích thích thần kinh giao cảm

  • Chất ức chế đồng vận natri-glucose 2 (SGLT-2)

DKA ít phổ biến hơn ở bệnh đái tháo đường type 2, nhưng nó có thể xảy ra trong các tình huống căng thẳng sinh lý bất thường. Bệnh tiểu đường type 2 dễ tăng ceton là một dạng biến thể của bệnh tiểu đường type 2, đôi khi xảy ra ở những bệnh nhân béo phì, thường là những người có tổ tiên là người Phi (bao gồm cả người Mỹ gốc Phi hoặc người Phi-ca-ri-bê). Bệnh nhân mắc toan ceton do đái tháo đường (cũng được gọi là đái tháo đường Flatbush) có thể bị suy giảm nghiêm trọng chức năng tế bào beta với việc hạ đường huyết, và bởi vậy thì gần tương tự sự phát triển của nhiễm toan ceton.

Ức chế SGLT-2 liên quan đến nguyên nhân gây ra toan ceton ở cả đái tháo đường type 1 và 2. Ở bệnh nhân mang thai và bệnh nhân dùng thuốc ức chế SGLT2, DKA có thể xảy ra ở mức đường huyết thấp hơn hoặc thậm chí bình thường. DKA đường huyết bình thường cũng có thể xảy ra khi lạm dụng rượu hoặc xơ gan.

Sinh lý bệnh của DKA

Sự thiếu hụt insulin và sự gia tăng các hormone phản điều hòa (glucagon, catecholamine, cortisol) khiến cơ thể chuyển hóa chất béo trung tính và axit amin thay vì glucose để tạo năng lượng. Nồng độ glycerol và axit béo tự do trong huyết thanh tăng lên do quá trình phân giải lipid không được kiềm chế. Nồng độ alanin tăng lên do dị hóa cơ. Glycerol và alanin cung cấp chất nền cho quá trình tạo glucone ở gan, được kích thích bởi sự dư thừa glucagon đi kèm với sự thiếu hụt insulin.

Glucagon cũng kích thích chuyển hóa acid béo tự do thành các thể ceton xảy ra ở trong ty thể. Insulin ngăn chặn tạo thể ceton bằng cách ức chế vận chuyển acid béo tự do vào matrix của ty thể, nhưng thể ceton được tạo ra trong điều kiện thiếu hụt insulin. Các thể ceton chủ yếu được tạo ra, gồm acid cactoacetic và acid beta- hydroxybutyric, chúng là những acid hữu cơ mạch gây ra tình trạng nhiễm toan chuyển hóa. Acetone được hình thành từ việc chuyển hóa acid acetoacetic khi chất này tích lũy trong huyết thanh và chất này được đào thảo bởi hô hấp.

Tăng đường huyết do thiếu hụt insulin gây ra tình trạng tăng áp lực thẩm thấu trong nước tiểu dẫn đến mất nước và điện giải trong. Việc đào thải ceton qua nước tiểu bắt buộc với việc mất Natri và Kali kèm theo. Natri huyết thanh có thể giảm do bài niệu natri hoặc tăng do bài tiết một lượng lớn nước tự do. Kali cũng bị mất với số lượng lớn. Mặc dù mất một lượng lớn tổng Kali trong cơ thể, nhưng trong giai đoạn đầu lượng kali huyết thanh có thể bình thường hoặc tắng do sự dịch chuyển kali ra dịch ngoại bào để đáp ứng với tình trạng nhiễm toan. Lượng kali máu thường bị giảm trong quá trình điều trị như khi điều trị bằng insulin sẽ đưa kali vào trong tế bào. Nếu kali máu không được theo dõi và bù khi cần, thì sự đe dọa tính mạng do hạ kali máu có thể tiến triển.

Các nhóm triệu chứng

Triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm toan ceton do đái tháo đường bao gômg triệu chứng của tăng đường huyết cùng với dấu hiệu buồn nôn, nôn ói, và đau bụng xảy ra đặc biệt ở trẻ em. Lơ mơ và hôn mê là các triệu chứng của sự mất bù nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp và nhịp tim nhanh do tình trạng mất nước và nhiễm toan; họ có thể thở nhanh và nông để bù lại tình trạng nhiễm acid (thở Kussmaul). Bệnh nhân cũng có thể thở mùi ceton do acetone tỏa ra. Sốt không phải là một dấu hiệu cảu DKA, nếu có sốt, đó là một dấu hiệu của nhiễm trùng kèm theo. Trong điều kiện không được điều trị kịp thời, bệnh nhân mắc DKA có thể hôn mê và tử vong.

Phù não cấp tính là một biến chứng của DKA, xảy ra ở khoảng 1% số bệnh nhân, xảy ra chủ yếu ở trẻ em và ít hơn ở thanh thiếu niên và người lớn ở độ tuổi trẻ. Đau đầu và rối loạn ý thức báo hiệu biến chứng này ở bệnh nhân, tuy nhiên ở một số bệnh nhân thì rối loạn nhịp thở là dấu hiệu đầu tiên. Nguyên nhân chưa được hiểu rõ nhưng có thể liên quan đến việc giảm quá nhanh mức độ thẩm thấu huyết thanh hoặc thiếu máu não. Phù não cấp tính rất có thể xảy ra ở trẻ em < 5 tuổi khi mà DKA là biểu hiện ban đầu của bệnh đái tháo đường. Ở trẻ em với mức độ cao của BUN và thấp của Paco2 khi trình bày có thể là nguy cơ cao nhất. Sự chậm trễ trong việc điều chỉnh hạ natri máu và bù bicarbonate trong điều trị DKA là các yếu tố nguy cơ thêm vào dẫn đến tình trạng phù não cấp tính.

Chẩn đoán DKA

  • PH động mạch

  • Ceton huyết thanh

  • Tính khoảng trống anion

Ở những bệnh nhân nghi ngờ nhiễm toan ceton do đái tháo đường, các chất điện giải, BUN và creatinin, glucose, thể ceton, và áp lực thẩm thấu nên được đo. Nên xét nghiệm nước tiểu để tìm ceton. Bệnh nhân có biểu hiện nặng và có thể ceton dương tính nên được làm khí máu động mạch.

DKA được chẩn đoán khi pH động mạch < 7,30 với khoảng trống anion > 12 và có ceton huyết thanh. Các hướng dẫn khác nhau về mức độ tăng đường huyết cụ thể được đưa vào tiêu chuẩn chẩn đoán DKA. Mức đường huyết > 200 (11,1 mmol/L) hoặc > 250 mg/dL (13,8 mmol/L) thường được chỉ định nhất, nhưng do DKA có thể xảy ra ở những bệnh nhân có mức đường huyết bình thường hoặc tăng nhẹ, một số hướng dẫn không bao gồm một mức cụ thể (1, 2). Chẩn đoán sơ bộ có thể được thực hiện khi glucose và xeton trong nước tiểu dương tính trên kết quả phân tích nước tiểu. Tổng phân tích nước tiểu và một số xét nghiệm cho ceton trong huyết thanh có thể đánh giá thấp mức độ nhiễm ceton do các xét nghiệm này chỉ phát hiện caid acetoacetic chứ không đánh giá được acid beta - hydroxybutyric, trong khi đây mới là acid chính trong nhiễm toan ceton. Có thể đo beta-hydroxybutyrate trong máu, hoặc có thể bắt đầu điều trị dựa trên nghi ngờ lâm sàng và có nhiễm toan khoảng trống anion nếu ceton huyết thanh hoặc nước tiểu thấp.

Các triệu chứng và dấu hiệu của yếu tố khởi phát nên được đánh giá bằng những xét nghiệm thích hợp (nuôi cấy, chẩn đoán hình ảnh). Ở người lớn nên được làm ECG để loại trừ nhồi máu cơ tim cấp và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất thường kali trong huyết thanh.

Các bất thường khác về xét nghiệm bao gồm

  • Hạ Natri máu

  • Creatinine huyết thanh tăng cao

  • Tăng nồng độ thẩm thấu huyết tương

Tăng glucose máu có thể làm giảm natri do pha loãng, nên lượng natri huyết thanh được hiệu chỉnh bằng cách thêm mỗi 1,6 mEq/L (1,6 mmol/L) cho mỗi 100mg/dL (5,6 mmol/L) glucose tăng thêm trên 100mg/dL (5,6 mmol/L). Để minh họa, đối với một bệnh nhân có natri huyết thanh là 124 mEq/L (124 mmol/L) và glucose 600 mg/dL (33,3 mmol/L), bổ sung 1,6 ([600 100]/100) = 8 mEq/L (8 mmol/L) to 124 đối với natri huyết thanh đã hiệu chỉnh 132 mEq/L (132 mmol/L).

Khi mà tình trạng nhiễm toan ceton được điều chỉnh, lượng kali huyết thanh giảm xuống. Nồng độ kali máu ban đầu < 4,5 mEq/L (< 4,5 mmol/L) cho thấy sự suy giảm kali và cần bổ sung kali ngay lập tức.

Nồng độ amylase và lipase huyết thanh có thể tăng cao, ngay cả khi không bị viêm tụy (có thể thấy ở những bệnh nhân nhiễm toan do rượu và ở những người tăng triglycerid máu cùng tồn tại).

Công cụ tính toán lâm sàng

Tài liệu tham khảo chẩn đoán

  1. 1.Buse JB, Wexler DJ, Tsapas A, et al: 2019 Update to: Management of Hyperglycemia in Type 2 Diabetes, 2018. A Consensus Report by the American Diabetes Association (ADA) and the European Association for the Study of Diabetes (EASD). Diabetes Care 43(2):487–493, 2020. doi: 10.2337/dci19-0066

  2. 2. Garber AJ, Handelsman Y, Grunberger G, et al: Consensus statement by the American Association of Clinical Endocrinologists and American College of Endocrinology on the comprehensive type 2 diabetes management algorithm--2020 executive summary. Endocrine Practice 26:107–139, 2020.

Tiên lượng cho DKA

Tỷ lệ tử vong nói chung ở bệnh nhân nhiễm toan ceton do đái tháo đường thường < 1%; tuy nhiên, tỷ lệ tử vong cao hơn ở những người lớn tuổi và có bệnh khác đe dọa tính mạng. Sốc và hôn mê khi nhập viện cho thấy tiên lượng tồi tệ hơn. Nguyên nhân chính gây tử vong là trụy mạch, hạ kali máu, và nhiễm trùng. Trong các nghiên cứu lớn hơn về trẻ em bị phù não rõ ràng trên lâm sàng, khoảng 1/4 số bệnh nhân tử vong, và 15 đến 35% sống sót với các di chứng thần kinh dai dẳng (1, 2). Một nghiên cứu khác có tỷ lệ tử vong và di chứng thần kinh dai dẳng thấp hơn.

Tài liệu tham khảo về tiên lượng

  1. Edge JA, Hawkins MM, Winter DL, Dunger DB: The risk and outcome of cerebral oedema developing during diabetic ketoacidosis. Arch Dis Child 85(1):16-22, 2001. doi:10.1136/adc.85.1.16

  2. Marcin JP, Glaser N, Barnett P, et al: Factors associated with adverse outcomes in children with diabetic ketoacidosis-related cerebral edema. J Pediatr 141(6):793-797, 2002. doi:10.1067/mpd.2002.128888

Điều trị DKA

  • Dung dịch muối 0,9% đường tĩnh mạch

  • Điều trị tình trạng hạ kali máu

  • Insulin đường tĩnh mạch (miễn là nồng độ kali huyết thanh 3,3 mEq/L [3,3 mmol/L])

  • Sử dụng một lượng ít natribicarbonat đường tĩnh mạch (nếu pH < 7 sau 1 giờ điều trị)

Các mục tiêu khẩn cấp cần đạt được trong điều trị nhiễm toan ceton do đái tháo đường là tăng thể tích máu lòng mạch nhanh, điều chỉnh đường huyết và nhiễm toan, và phòng ngừa hạ kali máu (1, 2). Xác định các yếu tố khởi phát cũng rất quan trọng.

Việc điều trị nên được thực hiện ở các cơ sở chăm sóc đặc biệt vì các đánh giá lâm sàng và xét nghiệm ban đầu là cần thiết mỗi giờ hoặc các điều chỉnh điều trị thích hợp trong mỗi giờ.

Bù thể tích

Thể tích lòng mạch nên được phục hồi nhanh chóng để tăng huyết áp và đảm bảo tưới máu cầu thận; khi khối lượng lòng mạch được phục hồi thì việc bù dịch còn thiểu sẽ được thực hiện chậm hơn, thường trong 24h đầu. Việc bổ sung thể tích ban đầu ở người lớn thường đạt được khi truyền tĩnh mạch nhanh 1 đến 1,5 L dung dịch nước muối sinh lý 0,9% trong giờ đầu tiên, sau đó là truyền nước muối sinh lý 250 đến 500 mL/giờ. Có thể cần liều tấn công bổ sung hoặc tốc độ truyền nhanh hơn để tăng huyết áp. Có thể cần tốc độ truyền chậm hơn ở bệnh nhân suy tim hoặc ở những người có nguy cơ quá tải thể tích. Nếu nồng độ natri huyết thanh bình thường hoặc cao, nước muối sinh lý bình thường được thay thế bằng nước muối sinh lý 0,45% sau khi hồi sức thể tích ban đầu. Khi glucose huyết tương giảm xuống < 200 mg/dL (< 11,1 mmol/L), nên thay dịch truyền tĩnh mạch và có thể thêm dextrose 5% đến 10% vào nước muối sinh lý 0,45%.

Ở trẻ em, lượng dịch cần bù được ước tính khoảng 30 to 100 mL/kg cân nặng. Duy trì dịch cho trẻ em (cho những tổn thương liên tục) phải được thực hiện. Điều trị bằng dịch ban đầu nên là nước muối sinh lý 0,9% (10 mL/kg) trong 1 đến 2 giờ, có thể lặp lại, sau đó là nước muối sinh lý 0,45% với dextrose khi đường huyết < 300 mg/dL và huyết áp ổn định và lượng nước tiểu đủ. Lượng dịch thiếu hụt còn lại nên được thay thế trong 24 đến 48 giờ, thường cần tốc độ (bao gồm cả chất lỏng duy trì) khoảng 2 đến 5 mL/kg/giờ, tùy thuộc vào mức độ mất nước.

Điều chỉnh tăng đường huyết và nhiễm toan

Tăng đường huyết được điều chỉnh bởi insulin đường tĩnh mạch bolus 0,1 UI/kg,sau đó duy trì liên tục insulin đường tĩnh mạch 0,1 UI/kg/giờ kèm với natri clorua 0,9%. Insulin không được sử dụng cho đến khi kali huyết thanh 3,3 mEq/L (≥ 3,3 mmol/L). Insulin hấp phụ vào dây truyền tĩnh mạch dẫn đến tác động không ổn định, có thể hạn chế hiện tượng này bằng cách tráng dây truyền tĩnh mạch bằng insulin. Nếu glucose huyết thanh không giảm từ 50 đến 75 mg/dL (2,8 đến 4,2 mmol/L) trong giờ đầu, insulin nên được tăng liều gấp đôi. Trẻ em nên được duy trì insulin đường tĩnh mạch liên tục với liều 0,1 UI/kg/giờ hoặc cao hơn có hoặc không có liều bolus.

Ceton nên được bắt đầu loại trừ trong vài giờ đầu nếu insulin được dùng đầy đủ. Tuy nhiên, độ thanh thải ceton có thể bị thấp hơn do sự biến đổi của beta-hydroxybutyrate thành acetoacetate(là thể ceton được đo lường chính trong các phòng thí nghiệm ở hầu hết các bệnh viện) do sự nhiễm toan. PH động mạch và bicarbonat có thể nhanh chóng được cải thiện, tuy nhiên thông thường việc phục hồi bicarbonat huyết thanh có thể mất 24h. Bicarbonate có thể dẫn đến sự phát triển của phù não cấp tính (chủ yếu ở trẻ em) và không nên dùng thường xuyên. Nếu sử dụng bicarbonate, chỉ nên bắt đầu sử dụng nếu pH < 6,9 và chỉ nên thử tăng pH ở mức vừa phải với liều từ 50 đến 100 mEq (50 đến 100 mmol) trong 2 giờ, sau đó đo lại pH động mạch và kali huyết thanh.

Ở người lớn, khi glucose huyết thanh giảm xuống < 200 mg/dL (< 11,1 mmol/L), dextrose 5% đến 10% nên được dùng để truyền tĩnh mạch để tránh nguy cơ hạ đường huyết. Nồng độ dextrose có thể được điều chỉnh và có thể giảm liều insulin để duy trì glucose 150 đến 200 mg/dL (8,3 đến 11,1 mmol/L), nhưng nên duy trì truyền tĩnh mạch liên tục insulin thường xuyên cho đến khi khoảng cách anion thu hẹp trên 2 xét nghiệm máu liên tục và máu và nước tiểu luôn âm tính với xeton. Có thể cần thời gian điều trị dài hơn bằng insulin và dextrose trong DKA liên quan đến việc sử dụng thuốc ức chế SGLT-2.

Khi bệnh nhân ổn định và có khả năng ăn uống, một liều insulin mix hoặc bolus cơ bản được bắt đầu. Insulin đường tĩnh mạch cần phải được tiếp tục trong 1 đến 4 giờ sau khi dùng liều insulin ban đầu dưới da. Trẻ em nên tiếp tục duy trì dùng insulin tĩnh mạch với liều khoảng 0,05 đơn vị/kg/giờ cho đến khi liều insulin dưới da được bắt đầu và pH động mạch > 7,3.

Phòng ngừa hạ kali máu

Phòng ngừa hạ kal máu đòi hỏi phải bổ sung 20 đến 30 mEq (20 đến 30 mmol) kali cho mỗi 1 L dịch truyền tĩnh mạch để duy trì nồng độ kali máu từ 4 đến 5 mEq/L (4 đến 5 mmol/L). Nếu kali máu < 3,3 mEq/L (3,3 mmol/L), insulin nên được ngừng sử dụng và bổ sung kali 40 mEq/h cho đến khi nồng độ kali huyết thanh 3,3 mEq/L (3,3 mmol/L); nếu nồng độ kali huyết thanh > 5 mEq/L (5 mmol/L), thì nên dừng bổ sung kali.

Nồng độ kali máu thah ban đầu tăng hoặc bình thường phản ánh sự chuyển dịch trong tế bào để đáp ứng với tình trạng nhiễm acid và không phản ánh đúng sự thâm hụt kali thật sự mà hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường có. Insulin thay thế sẽ chuyển dịch kali vào trong tế bào, do vậy nồng độ kali huyết thanh nên được kiểm tra mỗi giờ hoặc mỗi giờ trong giai đoạn điều trị đầu tiên.

Các biện pháp khác

Giảm phospho máu thường xuất hiện trong quá trình điều trị DKA, nhưng sự tái hấp thu phosphate không rõ ràng ở hầu hết các trường hợp. Nếu đưuọc chỉ định (ví dụ như trong tiêu cơ vân, tan máu, hoặc suy giảm thần kinh xảy ra), kali phosphate, liều từ 1 đến 2 mmol/kg phosphate,có thể được truyền trong từ 6 đến 12 giờ. Nếu kali phosphate được bổ sung, nồng độ kali huyết thanh thường bị hạ và nên được theo dõi.

Điều trị khi nghi ngờ phù não bao gồm tăng thông khí, corticosteroid, và manitol, nhưng các biện pháp này thường không có hiệu quả sau khi bệnh nhân ngừng thở.

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. Gosmanov AR, Gosmanova EO, Dillard-Cannon E: Management of adult diabetic ketoacidosis. Diabetes Metab Syndr Obes 7:255–264, 2014. doi:10.2147/DMSO.S50516

  2. 2. French EK, Donihi AC, Korytkowski MT: Diabetic ketoacidosis and hyperosmolar hyperglycemic syndrome: review of acute decompensated diabetes in adult patients. BMJ 365:l1114, 2019. doi: 10.1136/bmj.l1114

Những điểm chính

  • Nhiễm toan ceton là biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường đặc trưng bởi tăng đường huyết, tăng ceton trong máu và nhiễm toan chuyển hóa.

  • DKA có thể xảy ra khi các yếu tố gây căng thẳng sinh lý cấp tính (ví dụ, nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim) gây nhiễm toan, tăng glucose vừa phải, mất nước và mất kali nghiêm trọng ở bệnh nhân tiểu đường type 1.

  • Chẩn đoán bằng pH động mạch < 7,30, kèm theo khoảng trống anion > 12 và có ceton trong huyết thanh khi có tăng glucose máu.

  • Nhiễm toan thường được điều trị bằng truyền dịch và insulin; bicarbonat được xem xét khi nhiễm axit vẫn tiếp diễn (pH < 7) sau 1 giờ điều trị.

  • Ngừng insulin cho đến khi kali huyết thanh 3,3 mEq/L ( 3,3 mmol/L).

  • Phù não cấp tính chiếm khoảng nhỏ (1%), nhưng nó dẫn tới tử vong, thường sảy ra ở trẻ em, ít gặp hơn ở thanh thiếu niên và thanh niên.