Hẹp niệu quản

TheoPatrick J. Shenot, MD, Thomas Jefferson University Hospital
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 08 2023

Hẹp niệu đạo là tình trạng sẹo hóa làm hẹp lòng niệu đạo trước.

Hẹp niệu đạo có thể là

Bất cứ nguyên nhân nào gây tổn thương biểu mô niệu đạo hay vật xốp có thể gây ra hẹp niệu đạo mắc phải (1).

Nguyên nhân thường gặp bao gồm

  • Chấn thương

  • Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu

  • Nguyên nhân không rõ (hẹp nguyên phát)

Chấn thương, nguyên nhân phổ biến nhất, có thể do chấn thương ngã xoạc chân hoặc, thi thoảng, một tổn thương gây ra do thày thuốc (ví dụ, chấn thương sau khi nội soi hoặc đặt ống thông).

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm

Tài liệu tham khảo chung

  1. 1. Wessells H, Angemermeier KW, Elliott S, et al: Male urethral stricture: American Urological Association guideline. J Urol 197(1):182-190, 2017. doi: 10.1016/j.juro.2016.07.087

Các triệu chứng và dấu hiệu của hẹp niệu đạo

Triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi lòng niệu đạo bị hẹp đáng kể. Sự hẹp tắc có thể gây ra dòng nước tiểu đôi, triệu chứng tắc nghẽn (ví dụ, dòng nước tiểu yếu, tiểu ngập ngừng, tiểu không hết bãi), hoặc nhiễm trùng tiết niệu tái đi tái lại (bao gồm cả viêm tuyến tiền liệt).

Một túi thừa niệu đạo có thể xuất hiện, đôi khi đi cùng hình thành ổ áp-xe và hiếm khi, có một lỗ rò thoát nước tiểu vào bìu và đáy chậu.

Chẩn đoán hẹp niệu đạo

  • Chụp niệu đạo ngược dòng hoặc nội soi bàng quang

Hẹp niệu đạo thường được nghi ngờ khi đặt ống thông niệu đạo khó khăn. Cũng nên được cân nhắc ở nam giới khởi phát các triệu chứng tắc nghẽn từ từ hoặc nhiễm trùng tiết niệu tái phát, đặc biệt nếu họ có các yếu tố nguy cơ hoặc còn trẻ.

Chẩn đoán hẹp niệu đạo thường được khẳng định bằng chụp niệu đạo ngược dòng hoặc nội soi bàng quang.

Điều trị hẹp niệu đạo

  • Nong hoặc phẫu thuật rạch niệu đạo từ bên trong

  • Tự đặt ống thông niệu đạo

  • Tạo hình niệu đạo mở

Phương pháp điều trị được xác định bởi thể tắc nghẽn niệu đạo. Thông thường, nong niệu đạo hoặc nội soi (rạch niệu đạo từ bên trong) được thực hiện. Tuy nhiên, với những thể tắc nghẽn chắc chắn (ví dụ như hẹp phức tạp, chẳng hạn như đoạn hẹp dài hoặc hẹp tái phát, hoặc hẹp dai dẳng mặc dù đã được điều trị ban đầu), nong niệu đạo và nội soi nên tránh thực hiện; có thể chỉ định tự đặt ống thông tiểu hàng ngày.

Tạo hình niệu đạo mở có thể được chỉ định nếu đoạn hẹp là khu trú và gây ra các vấn đề tái phát. Phẫu thuật này thường liên quan đến việc sử dụng mô ghép niêm mạc miệng hoặc sử dụng mô ghép da không có lông.