Tổng quan về rối loạn học tập

TheoStephen Brian Sulkes, MD, Golisano Children’s Hospital at Strong, University of Rochester School of Medicine and Dentistry
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 02 2022

Các rối loạn học tập là điều kiện gây ra sự khác biệt giữa hiệu suất học tập tiềm năng và trên thực tế được dự đoán vởi khả năng trí tuệ của trẻ. Các rối loạn học tập liên quan đến các khiếm khuyết hoặc khó khăn trong việc tập trung hoặc chú ý, phát triển ngôn ngữ, hoặc xử lý thông tin thị giác và nghe. Chẩn đoán bao gồm đánh giá về nhận thức, giáo dục, lời nói và ngôn ngữ, y tế, và tâm lý. Điều trị chủ yếu bao gồm quản lý giáo dục và đôi khi cần điều trị y tế, hành vi và tâm lý.

Rối loạn học tập được coi là một loại rối loạn phát triển thần kinh. Các rối loạn phát triển thần kinh là các tình trạng thần kinh xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, điển hình là trước khi đi học. Những rối loạn này ảnh hưởng đến sự phát triển của các hoạt động cá nhân, xã hội, học tập, và/hoặc nghề nghiệp và thường liên quan đến những khó khăn trong việc thu nhận, duy trì, hoặc áp dụng các kỹ năng hoặc thông tin. Các rối loạn này bao gồm mất chứng năng trong sự chú ý, trí nhớ, nhận thức, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề hoặc tương tác xã hội. Các rối loạn phát triển thần kinh phổ biến khác bao gồm rối loạn tăng động/giảm chú ý, rối loạn phổ tự kỷthiểu năng trí tuệ.

Các rối loạn học tập cụ thể ảnh hưởng đến khả năng:

  • Hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ nói

  • Hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ viết

  • Hiểu và sử dụng số và lý do sử dụng các khái niệm toán học

  • Phối hợp các vận động

  • Tập trung chú ý vào một nhiệm vụ

Do đó, những rối loạn này liên quan đến các vấn đề về đọc, toán học, đánh vần, diễn đạt bằng văn bản hoặc chữ viết tay, và hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ bằng lời nói và ngôn ngữ không lời (xem bảng Các rối loạn học tập cụ thể thường gặp). Hầu hết các rối loạn học tập là phức tạp hoặc hỗn hợp, với sự thiếu hụt trong nhiều hệ thống.

Mặc dù tổng số trẻ em ở Hoa Kỳ bị rối loạn học tập là không rõ, trong năm học 2019-2020, 7,3 triệu học sinh (hoặc 14% của tất cả học sinh công lập) từ 3 đến 21 tuổi ở Hoa Kỳ đã nhận được các dịch vụ giáo dục đặc biệt theo Đạo luật Giáo dục Cá nhân Khuyết tật (IDEA). Trong số học sinh được nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt, 33% (hoặc khoảng 5% tổng số học sinh) có khuyết tật học tập cụ thể (1). Trẻ nam bị rối loạn học tập nhiều hơn nữ 5:1. Mặc dù các chẩn đoán chính thức có thể giúp một số trẻ em nhận được sự giúp đỡ, đặc trưng cho các khả năng khác nhau là các rối loạn có nguy cơ gây bệnh cho trẻ như là một bệnh lý nào đó. Điều quan trọng là xác định những người cần sự giúp đỡ khác nhau hoặc bổ sung cho việc học tập và cung cấp quyền truy cập vào sự hỗ trợ mà họ cần.

Rối loạn học tập có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải. Không có nguyên nhân đơn lẻ nào được xác định, nhưng thiếu sót thần kinh được cho là có liên quan đến việc có hay không các biểu hiện thần kinh khác. Thường kèm theo các ảnh hưởng về di truyền. Các nguyên nhân có thể khác bao gồm:

Các yếu tố tiềm ẩn sau sinh bao gồm việc tiếp xúc với các độc tố môi trường (ví dụ như chì), nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, ung thư và điều trị của ung thư, chấn thương, suy dinh dưỡng, và chế độ ăn kiêng hoặc thiếu thốn trong xã hội. Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (ACE) như lạm dụng và ngược đãi có liên quan đặc biệt với các vấn đề về chức năng điều hành (2).

Bảng

Tài liệu tham khảo chung

  1. 1. National Center for Educational Statistics: Students with disabilities. In The Condition of Education 2021.

  2. 2. Lund JI, Toombs E, Radford A, et al: Adverse childhood experiences and executive function difficulties in children: A systematic review. Child Abuse Negl 106:104485, 2020. doi: 10.1016/j.chiabu.2020.104485

Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn khả năng học hành

Trẻ có rối loạn học tập thường có trí tuệ mức trung bình trở lên tuy nhiên những rối loạn này có tể xảy ra ở trẻ có nhận thức hơi thấp hơn bình thường một chút.

Các triệu chứng và dấu hiệu rối loạn nghiêm trọng có thể xuất hiện từ khi rất nhỏ, nhưng hầu hết các chứng rối loạn học tập từ mức độ nhẹ đến trung bình không được nhận ra cho đến khi đi học, khi gặp phải rắc rối trong học tập.

Giảm khả năng học tập

Những trẻ này thường có khó khăn khi học bảng chữ cái và có thể chậm tiếp thu các vấn đề liên quan đến học (ví dụ gọi tên màu, đánh dấu, đếm, đọc chữ cái). Có thể hạn chế nhận thức về lời nói, học ngôn ngữ chậm hơn, và giảm số lượng từ vựng. Những trẻ này không hiểu được những gì đã đọc, chữ viết lộn xộn hoặc cầm bút lúng túng, gặp vấn đề khi sắp xếp hoặc bắt đầu công việc, kể lại câu chuyện theo thứ tự hoặc nhầm lẫn các biểu tượng và con số toán học.

Nhận thức của các chức năng khiếm khuyết

Các rối loạn hoặc chậm phát triển trong diễn đạt ngôn ngữ hoặc nghe hiểu là những yếu tố dự đoán các vấn đề về học tập của trẻ trước tuổi đến trường. Khiếm khuyết trong trí nhớ, bao gồm trí nhớ ngắn hạn và dài hạn, trí nhớ đã sử dụng (ví dụ tập luyện) và nhớ lại thông tin.

Các vấn đề có thể xảy ra trong việc khái niệm hoá, trừu tượng hóa, tổng hợp, lập luận, tổ chức và lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Những người có vấn đề về chức năng điều hành thường gặp khó khăn trong việc tổ chức và hoàn thành bài tập.

Có thể xảy ra các vấn đề về sự nhận biết hình ảnh và âm thanh, bao gồm: khó khăn trong định hướng không gian (ví dụ vị trí của một vật hoặc một địa điểm), sự chú ý hình ảnh và trí nhớ, phân biệt và phân tích các loại âm thanh).

Các vấn đề về hành vi

Một số trẻ không có khả năng học tập gặp khó khăn trong việc tuân theo các quy ước xã hội (ví dụ: thay phiên nhau, đứng quá gần người nghe, không hiểu những câu chuyện cười); những khó khăn này cũng thường là thành phần của rối loạn phổ tự kỷ nhẹ.

Các dấu hiệu sớm là sự giảm chú ý, luôn vận động tay chân (ví dụ như vẽ và sao chép kém), và có sự thay đổi trong cách trình bày và hành vi nhiều lần.

Có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát kiểm soát sự bốc đồng, các hành vi không đúng mục tiêu và tăng động, các vấn đề về kỷ luật, hành vi hiếu chiến, rút lui và tránh xa, nhút nhát quá mức và sợ hãi quá mức. Giảm khả năng học tập và tăng động giảm chú ý (ADHD) thường xảy ra cùng nhau.

Chẩn đoán rối loạn khả năng học hành

  • Đánh giá về mặt nhận thức, giáo dục, y tế và tâm lý

  • Tiêu chuẩn lâm sàng

Trẻ bị rối loạn học tập thường được xác định khi có sự khác biệt giữa tiềm năng học tập và thành tích học tập. Cần phải đánh giá về ngôn ngữ, lời nói, nhận thức, giáo dục, y tế và tâm lý để xác định những thiếu sót về các kỹ năng và các quá trình nhận thức. Đánh giá hành vi xã hội và cảm xúc cũng cần thiết cho việc lên kế hoạch điều trị và theo dõi sự tiến bộ của trẻ.

Đánh giá

Đánh giá nhận thức thường bao gồm kiểm tra trí tuệ băng lời nói và không lời và thường được nhân viên nhà trường thực hiện. Test tâm lý học có thể hữu ích trong việc mô tả cách xử lý thông tin ưa thích của đứa trẻ (ví dụ, theo cách tổng quát hoặc phân tích, trực quan hoặc lắng nghe). Đánh giá về mặt thần kinh đặc biệt hữu ích ở trẻ bị tổn thương hệ thần kinh trung ương hoặc tổn thương một vùng não tương ứng với các chức năng cụ thể. Đánh giá ngôn ngữ và lời nói để xác định tính toàn vẹn của việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ, xử lý ngữ âm và trí nhớ bằng lời nói.

Đánh giá giáo dục và diễn đạt bởi sự quan sát của giáo viên về hành vi trong lớp học và xác định thành tích học tập là rất cần thiết. Đánh giá khả năng đọc trong việc giải mã và nhận ra, hiểu và thông thạo từ vựng. Viết các mẫu câu cần thiết để đánh giá chính tả, ngữ pháp và sự trôi chảy của các ý tưởng. Đánh giá về kỹ năng tính toán, kiến thức về hoạt động, sự hiểu biết về các khái niệm, và giải thích các "vấn đề về từ".

Đánh giá y tế bao gồm tiền sử gia đình, tiền sử của đứa trẻ, khám sức khoẻ, và khám thần kinh hoặc sự phát triển thần kinh để tìm các rối loạn tiềm ẩn. Mặc dù những bất thường và các dấu hiệu thần kinh có thể không thường xuyên nhưng có thể định hướng được phương pháp điều trị cho nguyên nhân gây thiểu năng trong học tập. Các vấn đề về phối hợp vận động cơ thể có thể cho biết sự thiếu hụt thần kinh hay chậm phát triển thần kinh. Mức độ phát triển được đánh giá theo các tiêu chuẩn.

Đánh giá tâm lý giúp xác định ADHD, rối loạn chức năng, rối loạn lo âu, trầm cảm, và lòng tự trọng thấp, thường xuyên đi kèm và phải được phân biệt với những khuyết tật về học tập. Thái độ đối với trường học, động lực, mối quan hệ bạn bè, và sự tự tin được đánh giá.

Tiêu chuẩn lâm sàng

Chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn trong Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần,Tái bản lần thứ năm (DSM-5), và có ít nhất một trong rối loạn sau đây tồn tại ≥ 6 tháng mặc dù đã điều trị theo mục tiêu:

  • Đọc từ không chính xác, chậm và/hoặc tốn thời gian

  • Không hiểu nghĩa của từ viết

  • Khó đánh vần

  • Viết khó (ví dụ, viết sai ngữ pháp và lỗi chấm câu, ý tưởng không rõ ràng)

  • Khó hiểu chủ quan về số lượng (ví dụ hiểu được mối tương quan giữa độ lớn và con số; trẻ lớn hơn khó làm các phép tính đơn giản)

  • Khó khăn trong lập luận toán học (ví dụ, sử dụng các khái niệm toán học để giải quyết vấn đề)

Các kỹ năng thấp hơn đáng kể so với độ tuổi của trẻ và làm giảm đáng kể khả năng thể hiện của trẻ ở trường học hoặc hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, những khó khăn không nên được giải thích thiểu năng trí tuệ hoặc các rối loạn phát triển thần kinh khác.

Điều trị rối loạn khả năng học hành

  • Quản lý giáo dục

  • Các phương pháp về y tế, hành vi và liệu pháp tâm lí

  • Có thể điều trị bằng thuốc

Điều trị tập trung vào quản lý giáo dục nhưng cũng có thể bao gồm điều trị y tế, hành vi và tâm lý. Hiệu quả của các chương trình giảng dạy có thể dùng để điều trị, củng cố hoặc chiến lược (ví dụ dạy trẻ cách học). Nếu phương pháp dạy không phù hợp với rối loạn học tập của trẻ sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh của trẻ.

Một số trẻ cần được hướng dẫn đặc biệt trong khu vực khi chúng tiếp tục tham gia các lớp học bình thường. Các trẻ khác cần có chương trình giáo dục riêng biệt và chuyên sâu. Theo mong muốn và theo yêu cầu của luật pháp Hoa Kỳ, trẻ em bị ảnh hưởng nên tham gia càng nhiều càng tốt trong các lớp hòa nhập với những người bạn không có khả năng học tập.

Một số thuốc ảnh hưởng đến thành tích học tập, trí thông minh và khả năng học tập nói chung, mặc dù một số loại thuốc nhất định (ví dụ, thuốc kích thích thần kinh như methylphenidate và một số chế phẩm amphetamine) có thể làm tăng sự chú ý và tập trung, cho phép trẻ đáp ứng hiệu quả hơn trong việc giảng dạy.

Nhiều phương pháp và liệu pháp điều trị phổ biến (như loại bỏ các chất phụ gia trong thực phẩm, sử dụng các chất chống oxy hoá hoặc bổ sung vitamin, kích thích cảm giác và vận động thụ động, liệu pháp tăng cường cảm giác thông qua các bài tập tư thế, tập luyện thần kinh thính giác, các chương nhãn khoa để khắc phục các quá trình nhận thức thị giác và các chương trình phối hợp vận động và cảm giác) chưa được chứng minh là có hiệu quả.

Thông tin thêm

Sau đây là các nguồn tài nguyên bằng tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của các tài nguyên này.

  1. Individuals with Disabilities Education Act (IDEA): A US law that makes available free appropriate public education to eligible children with disabilities and ensures special education and related services to those children

  2. Learning Disabilities Association of America (LDA): An organization providing educational, support, and advocacy resources for people with learning disabilities