Nguyên nhân của tiểu không tự chủ thoáng qua  

Nguyên nhân

Bình luận

Các tình trạng bệnh lý ở đường tiêu hóa

Ứ đọng phân

Cơ chế có thể liên quan đến sự xáo trộn cơ học của bàng quang hoặc niệu đạo.

Bệnh nhân thường xuất hiện tiểu gấp không tự chủ hoặc tiểu không tự chủ do bàng quang đầy, thường đi cùng với đại tiện không tự chủ.

Các tình trạng bệnh lý ở hệ niệu sinh dục

Viêm teo niệu đạo

Viêm teo âm đạo

Sự mỏng đi của biểu mô niệu đạo, âm đạo và dưới niêm mạc có thể gây kích thích cục bộ và giảm sức đề kháng niệu đạo, chiều dài và áp lực đóng tối đa với sự mất niêm mạc bao phủ.

Những rối loạn thường đặc trưng bởi tiểu gấp và đôi khi tiểu khó.

Sỏi tiết niệu

Dị vật

Sự kích thích bàng quang sẽ làm tăng co thắt.

nhiễm trùng đường tiết niệu

Chỉ có nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng mới gây tiểu không tự chủ.

Tiểu khó và tiểu gấp có thể khiến bệnh nhân phải đến ngay nhà vệ sinh trước khi tiểu ra ngoài.

Rối loạn thần kinh tâm thần

Sảng

Trầm cảm

loạn thần

Nhận thức về nhu cầu hoặc khả năng đi tiểu bị suy giảm.

Hạn chế đi lại

Yếu

Tổn thương

Sử dụng các biện pháp hạn chế vận động

Đi vệ sinh khó khăn.

Rối loạn hệ thống

Tiểu nhiều do các rối loạn khác nhau (ví dụ bệnh đái tháo nhạt, đái tháo đường)

Tiểu nhiều lần, tiểu gấp, và tiểu đêm có thể xảy ra.

Thuốc

Rượu

Rượu có tác dụng lợi tiểu và có thể gây an thần, mê sảng, hoặc bất động, có thể dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ chức năng.

Caffeine (ví dụ như trong cà phê, trà, cola và một số loại nước giải khát khác, ca cao, sô cô la và thức uống tăng lực)

Sản xuất nước tiểu và bài xuất nước tiểu tăng lên, gây đa niệu, tiểu nhiều lần,, tiểu gấp, và tiểu đêm.

Thuốc đối kháng alpha-adrenergic (ví dụ, alfuzosin, doxazosin, prazosin, tamsulosin, terazosin)

Cơ cổ bàng quang ở nữ giới hoặc cơ trơn tuyến tiền liệt ở nam giới là lỏng lẻo, đôi khi gây ra tiểu không kiềm chế được trong một số hoàn cảnh stress.

Thuốc kháng cholinergic (ví dụ, thuốc kháng histamine, thuốc chống loạn thần, benztropine, thuốc chống trầm cảm ba vòng)

Co bóp bàng quang có thể bị suy giảm, đôi khi gây bí tiểu và tiểu không tự chủ do bàng quang căng.

Những loại thuốc này cũng có thể gây ra tình trạng mê sảng, táo bónu phân.

Thuốc chẹn kênh canxi (ví dụ: diltiazem, nifedipine, verapamil)

Sự co thắt của cơ trơn bàng quang giảm đi, đôi khi gây bí tiểuvà tiểu không tự chủ do bàng quang căng, tiểu đêm do phù ngoại vi, táo bón, và u phân.

Thuốc lợi tiểu (ví dụ, bumetanide, furosemide, [không phải thiazides])

Sản xuất nước tiểu và bài xuất nước tiểu tăng lên, gây đa niệu, tiểu nhiều lần,, tiểu gấp, và tiểu đêm.

Liệu pháp nội tiết (điều trị estrogen/progestin toàn thân)

Collagen trong các mô liên kết cạnh niệu đạo bị thoái hoá, gây ra tình trạng đóng niệu đạo không hiệu quả.

Misoprostol

Misoprostol làm giãn niệu đạo và do đó có thể là nguyên nhân gây tiểu không tự chủ dưới áp lực.

Opioid

Opioid gây ra bí tiểu, táo bón, u phân, an thần, và mê sảng.

Thuốc trị liệu tâm thần (ví dụ thuốc chống rối loạn tâm thần, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm ba vòng)

Ý thức của việc cần phải đi tiểu bị mất, và các hoạt động đòi hỏi sự khéo léo và vận động giảm.

Những loại thuốc này có thể gây mê sảng.