Một số nguyên nhân gây phù

Nguyên nhân

Những phát hiện gợi ý

Tiếp cận chẩn đoán*

Tăng áp lực thủy tĩnh, quá tải dịch

Suy tim phải (nguyên phát hoặc thứ phát do bệnh tim trái hoặc do viêm màng ngoài tim co thắt hoặc tràn dịch màng ngoài tim) làm tăng trực tiếp áp lực tĩnh mạch

Phù đối xứng, phụ thuộc tư thế, không đau, phù ấn lõm; thường gặp suy tim trái, khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm và khó thở kịch phát về đêm.

Phổi thường có ran nổ, tiếng ngựa phi S3 hoặc S4 hoặc cả hai (do suy tim trái); Tĩnh mạch cổ nổi, trào ngược tĩnh mạch gan-cổ và dấu hiệu Kussmaul

Với viêm màng ngoài tim co thắt hoặc tràn dịch màng ngoài tim, ngoài tĩnh mạch cổ nổi, trào ngược gan tĩnh mạch cổ và dấu hiệu Kussmaul, có thể thấy tiếng tim yếu hoặc xa xăm.

Chụp X-quang ngực và ECG

Thông thường là siêu âm tim

Mang thai và trước khi có kinh

Phù cân xứng hai bên, phụ thuộc tư thế, không đau, phù ấn lõm nhẹ

Rõ ràng bởi tiền sử

Đánh giá lâm sàng

Thuốc (ví dụ: minoxidil, NSAID, estrogen, fludrocortisone, dihydropyridine, diltiazem, các thuốc chẹn kênh canxi khác)

Phù cân xứng hai bên, phụ thuộc tư thế, không đau, phù ấn lõm nhẹ

Đánh giá lâm sàng

do thầy thuốc sử dụng thuốc (ví dụ, quá nhiều dịch truyền tĩnh mạch)

Phù cân xứng hai bên, phụ thuộc tư thế, không đau, phù ấn lõm nhẹ

Biểu hiện rõ qua hỏi bệnh và các ghi chép trong hồ sơ bệnh án

Đánh giá lâm sàng

Tăng áp lực thủy tĩnh, tắc tĩnh mạch

DVT

Phù tiến triển nhanh, thường chỉ xuất hiện ở một chân đi kèm đau tại đó; có thể có dấu hiệu Homans (đau ở bắp chân khi gấp mu)

Sưng, nóng, đỏ, đau, biểu hiện lâm sàng có thể không rầm rộ bằng nhiễm trùng mô mềm.

Có thể có yếu tố khởi phát (như phẫu thuật gần đây, chấn thương, bất động, điều trị thay thế hormon, ung thư)

siêu âm

Xét nghiệm D-dimer

Suy tĩnh mạch mạn tính

Phù mạn tính ở một hoặc cả hai chi dưới, tăng sắc tố da, khó chịu nhưng không đau nhiều, đôi khi có loét da

Thường có biểu hiện giãn tĩnh mạch nông đi kèm

Đánh giá lâm sàng

Chèn ép tĩnh mạch từ bên ngoài (ví dụ, do khối u, tử cung mang thai hoặc béo bụng rõ rệt)

Phù tiến triển chậm, không đau

Nếu khối u chèn ép tĩnh mạch chủ trên, bệnh nhân thường có biểu hiện mặt ửng đỏ (facial plethrora), tĩnh mạch cổ nổi và mất sóng tĩnh mạch trên chỗ chèn ép.

Đánh giá lâm sàng

Siêu âm hoặc chụp CT nếu nghi ngờ có khối u

Suy giảm chức năng bơm máu của hệ thống cơ xương tại các tĩnh mạch chi

Bất động kéo dài (mất khả năng di chuyển hoặc phải ngồi lâu)

Phù thay đổi theo tư thế, không đau và đối xứng hai bên

Đánh giá lâm sàng

Áp lực thẩm thấu huyết tương giảm†

Hội chứng thận hư

Phù lan tỏa, thường có cổ chướng rõ, và đôi khi phù quanh mắt

Thu thập nước tiểu 24 giờ để kiểm tra lượng protein mất đi

Nồng độ albumin trong huyết thanh

Bệnh lý ruột gây mất protein

Tiêu chảy nặng

Tìm nguyên nhân

Đôi khi nội soi

Đôi khi xét nghiệm huyết thanh và phân trong 24 giờ để tìm alpha-1-antitrypsin

Giảm tổng hợp albumin (ví dụ: trong các bệnh lý về gan hoặc thiếu dinh dưỡng)

Thường có cổ trướng mức độ nhiều

Thường có thể làm rõ nguyên nhân thông qua hỏi bệnh

Nếu nguyên nhân do bệnh lý gan mạn tính, bệnh nhân thường có biểu hiện vàng da, sao mạch, nữ hóa tuyến vú, bàn tay son và teo tinh hoàn

Xét nghiệm albumin huyết thanh, xét nghiệm về gan, PT/APTT

Tăng thẩm thấu mao mạch

Phù mạch (dị ứng, vô căn, di truyền)

Phù dưới da hoặc dưới niêm mạc đột ngột, khu trú, không đối xứng, không phụ thuộc, thường liên quan đến mặt, môi, niêm mạc miệng, tứ chi hoặc bộ phận sinh dục

Đánh giá lâm sàng

Tổn thương (do bỏng, hóa chất, độc tố, chấn thương đụng dập)

Phù khu trú, đôi khi có ban đỏ; nguyên nhân rõ ràng theo tiền sử

Đánh giá lâm sàng

Nhiễm khuẩn huyết nặng (gây rò rỉ nội mạc mạch)

Hội chứng nhiễm trùng rõ với các biểu hiện sốt, nhịp tim nhanh, có ổ nhiễm trùng

Phù đối xứng hai bên, không đau

Nuôi cấy

Tiến hành các phương tiện chẩn đoán hình ảnh nếu cần

Nhiễm khuẩn mô mềm (ví dụ, viêm mô tế bào, viêm cân cơ hoại tử)

Nếu do viêm mô tế bào, thường đỏ hơn (hoặc sẫm màu hơn trên da sẫm màu) và đau và ấn đau hơn so với phù mạch và giới hạn hơn so với DVT

Nếu có nhiễm khuẩn hoại tử, thường kèm theo đau mức độ nhiều và xuất hiện các triệu chứng toàn thân

Đánh giá lâm sàng

Nuôi cấy

Đôi khi siêu âm để loại trừ DVT

Tắc mạch bạch huyết

Do điều trị (sau cắt bỏ hạch bạch huyết trong phẫu thuật ung thư hoặc sau xạ trị)

Thường có thể làm rõ nguyên nhân qua hỏi bệnh

Khởi đầu phù mềm ấn lõm, sau đó có hiện tượng xơ hóa tăng dần

Đánh giá lâm sàng

Bẩm sinh (hiếm gặp)

Thường khởi phát khi ở độ tuổi trẻ nhỏ, một số dạng có thể khởi phát muộn hơn

Có thể mang tính chất gia đình

Chụp nhấp nháy hệ bạch huyết

Bệnh giun chỉ bạch huyết

Tiền sử ở trong vùng lưu hành bệnh

Thường phù cục bộ, đôi khi phù tại bộ phận sinh dục

Soi kính hiển vi lam phết máu

* Hầu hết bệnh nhân bị phù toàn thân cần xét nghiệm công thức máu (CBC), điện giải, nitơ urê máu (BUN), creatinin, xét nghiệm chức năng gan, đo protein huyết thanh và xét nghiệm nước tiểu (để kiểm tra protein niệu).

† Áp suất thể tích huyết tương giảm thường gây ra tình trạng giữ natri và nước thứ phát, dẫn đến quá tải dịch.

DVT = huyết khối tĩnh mạch sâu; NSAID = thuốc chống viêm không steroid; PT = thời gian prothrombin; PTT = thời gian thromboplastin một phần; S3 = tiếng tim thứ ba; S4 = tiếng tim thứ tư.

Trong các chủ đề này