Chấn thương tai ngoài

TheoSam P. Most, MD, Stanford University Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 01 2022

    Chấn thương tai ngoài có thể gây ra máu tụ, rách, xé giật tai hoặc gãy xương.

    Tụ máu dưới màng sụn (tai súp lơ)

    Tổ chức màng sụn cung cấp máu cho sụn tai. Chấn thương do vật tày vào tai ngoài có thể dẫn tới máu tụ dưới màng sụn; hiện tượng này xảy ra khi một lượng lớn máu tụ lại giữa màng sụn và sụn gây cản trở nguồn máu nuôi sụn và làm cho tai ngoài biến dạng, sưng tím đỏ. Có thể sẽ dẫn tới hiện tượng hoại tử vô mạch sụn. Kết quả là sự phá hủy gây ra cái tai súp lơ đặc trưng của các đô vật và võ sĩ.

    Điều trị bằng cách nhanh chóng hút sạch cục máu đông qua một vết rạch và ngăn ngừa máu tụ tích tụ trở lại bằng cách các mũi khâu trở đi trở lại ở tai và xuyên qua cuộn gạc nha khoa, gạc vaselin (trơn hoặc có kháng khuẩn), hoặc đặt ống dẫn lưu Penrose cộng với băng ép đã nói ở trên. Do những tổn thương này dễ bị nhiễm trùng và hình thành áp xe, nên sử dụng kháng sinh đường uống có tác dụng chống lại tụ cầu (ví dụ như cephalexin 500 mg 3 lần/ngày) trong 5 ngày.

    Ngọc trai & cạm bẫy

    • Thất bại trong việc dẫn lưu máu tụ dưới sụn có thể dẫn tới những biến dạng tai ngoài vĩnh viễn.

    Rách tai

    Với những thương tổn xé rách, các mép da nên được khâu lại bất cứ lúc nào có thể. Khi sụn bị xuyên thủng, nó sẽ tự được sửa chữa trừ khi không đủ da che phủ. Sụn bị tổn thương, dù đã được phục hồi hay không, được nẹp bên ngoài bằng bông (ví dụ, bông cuộn nha khoa) hoặc băng ép bằng gạc tẩm kháng sinh. Kháng sinh đường uống cũng được chỉ định cho tổn thương tụ máu.

    Những vết thương do người cắn có nguy cơ nhiễm trùng cao, kể cả nhiễm trùng sụn. một biến chứng nặng nề. Điều trị bao gồm cắt lọc tỉ mỉ tổ chức hoại tử, thuốc kháng sinh dự phòng (ví dụ, amoxicillin/clavulanate 500 đến 875 mg ngày 2 lần trong 3 ngày) và thậm chí có thể là thuốc kháng virut (xem bảng Thuốc kháng khuẩn cho Vết thương do bị cắn). Vết thương < 12 tiếng có thể khâu kín, tuy nhiên vết thương đến muộn hơn nên để xử lí thì hai, với biến dạng về mặt thẩm mỹ thì để điều trị sau.

    Xé giật

    Tổn thương xé giật được điều trị bởi một bác sĩ tai mũi họng, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ hàm mặt, hoặc bác sĩ phẫu thuật tạo hình.

    Chấn thương thứ phát sau gãy xương hàm

    Chấn thương mạnh vào hàm dưới có thể truyền lực tới thành trước của ống tai (thành sau của hố ổ chảo). Các mảnh rời từ tổn thương vỡ thành trước có thể gây hẹp ống và phải được mổ đặt lại hoặc lấy bỏ dưới tiền mê.