Rối loạn sử dụng rượu và phục hồi chức năng

TheoGerald F. O’Malley, DO, Grand Strand Regional Medical Center;Rika O’Malley, MD, Grand Strand Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 12 2022

Rối loạn sử dụng rượu có liên quan đến một hình thức sử dụng rượu thông thường bao gồm thèm rượu và biểu hiện dung nạp và/hoặc hội chứng cai với các hậu quả tâm lý bất lợi. Nghiện rượu và lạm dụng rượu là những thuật ngữ phổ biến nhưng kém được xác định một cách chính xác áp dụng cho những người có vấn đề liên quan đến rượu.

Rối loạn sử dụng rượu là khá phổ biến. Ước tính có 13,9% người trưởng thành ở Mỹ trong khoảng thời gian 12 tháng. Tỷ lệ hiện mắc bệnh cao nhất ở người trẻ tuổi và giảm ở nhóm tuổi lớn hơn. Trong số những người từ 18 đến 29 tuổi, tỷ lệ rối loạn sử dụng rượu ước tính trong 12 tháng là 26,7% (1) và tỷ lệ rối loạn sử dụng rượu nghiêm trọng là 7,1%, trong khi đối với những người 65 tuổi, tỷ lệ hiện hành của rối loạn sử dụng rượu bia 12 tháng chỉ còn 2,3%.

Nguy cơ khi uống được xác định chỉ theo số lượng và tần suất uống rượu:

  • > 14 ly/tuần hoặc 4 ly một lần cho nam giới

  • > 7 ly/tuần hoặc 3 ly một lần cho phụ nữ

So với những lượng nhỏ hơn, những lượng này có liên quan đến nguy cơ gia tăng các biến chứng về y tế và tâm thần.

(Xem thêm Ngộ độc Rượu và hội chứng cai.)

Tài liệu tham khảo chung

  1. 1. Grant BF, Goldstein RB, Saha T, et al: Epidemiology of DSM-5 alcohol use disorder results from the National Epidemiologic Survey on Alcohol and Related Conditions III. JAMA Psychiatry 72(8):757–766, 2015. doi: 10.1001/jamapsychiatry.2015.0584

Căn nguyên của rối loạn sử dụng rượu

Các kiểu không thích nghi với uống rượu tạo thành lạm dụng rượu có thể bắt đầu với một mong muốn đạt được trạng thái cảm giác cao. Một số người nghiện rượu tìm cảm giác hưởng thụ sau đó tập trung vào việc liên tục đạt đến trạng thái đó. Nhiều người lạm dụng rượu thường xuyên có những đặc điểm tính cách nhất định: cảm giác bị cô lập, cô đơn, nhút nhát, trầm cảm, phụ thuộc, bốc đồng thù địch và tự hủy hoại bản thân.

Các yếu tố xã hội-thái độ qua văn hoá hoặc nuôi dạy con cái ảnh hưởng đến các kiểu uống rượu và hậu quả các hành vi. Rối loạn sử dụng rượu có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kể tuổi tác, giới tính, xuất thân, sắc tộc hay hoàn cảnh xã hội. Do đó, bác sỹ lâm sàng nên kiểm tra các vấn đề về rượu ở tất cả các bệnh nhân.

Yếu tố di truyền

Có tới 45 đến 65% phương sai nguy cơ được cho là do yếu tố di truyền. Tỷ lệ mắc rối loạn sử dụng rượu cao hơn ở con ruột của những người có vấn đề về rượu so với con nuôi trong một gia đình nhất định (và cũng cao hơn so với dân số nói chung). Có bằng chứng về khuynh hướng di truyền hoặc sinh hóa, bao gồm dữ liệu cho thấy một số người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu ít dễ bị say hơn (nghĩa là họ có ngưỡng cao hơn đối với các tác động lên hệ thần kinh trung ương).

Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn sử dụng rượu

Những hậu quả xã hội nghiêm trọng thường xảy ra ở bệnh nhân rối loạn sử dụng rượu. Tình trạng ngộ độc thường xuyên là rõ ràng và phá hoại; nó can thiệp vào khả năng giao tiếp và làm việc. Thương tích thường gặp. Cuối cùng, mối quan hệ đổ vỡ và mất việc làm do vắng mặt.

Mọi người có thể bị bắt vì hành vi có liên quan đến rượu hoặc lái xe trong khi say rượu, thường mất quyền lái xe đối khi vi phạm liên tục. Tại Hoa Kỳ, tất cả các tiểu bang định nghĩa lái xe có nồng độ cồn trong máu (BAC) ở mức hoặc trên 80 mg/dL (0,08%, [17,4 mmol/L]) là phạm tội, nhưng luật pháp và hình phạt cụ thể khác nhau.

Chẩn đoán rối loạn sử dụng rượu

  • Thông thường là chẩn đoán lâm sàng

  • Sàng lọc

Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên bản thứ Năm–Bản sửa đổi Văn bản (DSM-5-TR) xác định là có tình trạng rối loạn sử dụng rượu nếu bệnh nhân bị suy giảm hoặc đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng được biểu hiện bằng sự hiện diện của 2 trong số những tình trạng sau đây trong thời gian 12 tháng:

  • Uống rượu với số lượng lớn hơn hoặc trong một thời gian

  • Kiên trì mong muốn hoặc không thành công cố gắng giảm sử dụng rượu

  • Dành rất nhiều thời gian để có được, sử dụng hoặc hồi phục từ rượu

  • Thèm rượu

  • Nhiều lần không thực hiện các nghĩa vụ tại sở làm, ở nhà, hoặc trường học vì rượu

  • Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù đã có các vấn đề xã hội hoặc giao tiếp thường xuyên do rượu

  • Từ bỏ các hoạt động xã hội, công việc hoặc hoạt động quan trọng vì rượu

  • Sử dụng rượu trong các tình huống nguy hiểm về thể chất

  • Tiếp tục sử dụng rượu mặc có bệnh lý (ví dụ bệnh gan) hoặc rối loạn tâm thần (ví dụ như chứng trầm cảm) nặng do rượu

  • Dung nạp rượu

  • Có triệu chứng của hội chứng cai rượu hoặc uống rượu vì cai nghiện rượu

Sàng lọc

Các vấn liên quan đến rượu được chẩn đoán khi người ta tìm đến điều trị y tế cho việc uống rượu của họ hoặc cho các chứng bệnh liên quan đến rượu (ví dụ như sảng rượu, xơ gan). Tuy nhiên, nhiều người vẫn không nhận ra được trong một thời gian dài. Nói chung, phụ nữ nghiện rượu có nhiều khả năng uống một mình và ít có khả năng biểu hiện xã hội. Do đó, nhiều tổ chức chính phủ và tổ chức chuyên nghiệp khuyên bạn nên sàng lọc rượu trong các lần khám sức khoẻ định kỳ.

Một cách tiếp cận theo tỷ lệ (xem bảng Các mức độ sàng lọc các vấn đề về rượu) có thể giúp xác định những bệnh nhân cần đặt câu hỏi chi tiết hơn. Có sẵn một số bảng câu hỏi chi tiết đã được kiểm chứng, bao gồm cả AUDIT (Kiểm tra xác định rối loạn sử dụng rượu) và bảng câu hỏi CAGE.

Bảng

Điều trị và phục hồi chứng rối loạn sử dụng rượu

  • Các chương trình phục hồi

  • Tư vấn cho bệnh nhân ngoại trú

  • Các nhóm tự giúp đỡ

  • Cân nhắc dùng thuốc (ví dụ: naltrexone, disulfiram, acamprosate)

Tất cả bệnh nhân nên được tư vấn để giảm sử dụng rượu xuống dưới mức nguy cơ.

Đối với những bệnh nhân được xác định là những người có nguy cơ uống rượu, điều trị có thể bắt đầu bằng một cuộc thảo luận ngắn gọn về các hậu quả y tế và xã hội và khuyến cáo để giảm bớt hoặc ngưng uống rượu, và theo dõi sự tuân thủ (xem bảng Can thiệp vắn tắt cho các vấn đề về rượu).

Bảng

Đối với bệnh nhân bị bệnh nghiêm trọng hơn, đặc biệt là sau khi các biện pháp ít tập trung không thành công, một chương trình cai nghiện thường là cách tiếp cận tốt nhất. Các liệu trình cai nghiện kết hợp trị liệu tâm lý, bao gồm điều trị trực tiếp và nhóm, với sự giám sát của nhân viên y tế. Đối với hầu hết bệnh nhân, cai nghiện rượu ngoại trú là đủ; bao lâu bệnh nhân vẫn đăng kí vào chương trình khác nhau, điển hình là vài tuần, nhưng lâu hơn nếu cần.

Các chương trình cai nghiện nội trú dành cho bệnh nhân nghiện rượu nặng và những người có vấn đề nghiêm trọng về nghiện chất, tâm thần và lạm dụng chất gây nghiện. Thời gian điều trị thường ngắn hơn (thường là vài ngày) so với các chương trình điều trị ngoại trú và có thể được hưởng bảo hiểm một phần.

Liệu pháp tâm lý bao gồm các kỹ thuật tăng cường động lực và dạy cho bệnh nhân tránh những tình huống phải uống rượu. Hỗ trợ xã hội, bao gồm sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè, là rất quan trọng.

Duy trì

Duy trì sự tỉnh táo là rất khó. Bệnh nhân cần được cảnh báo rằng sau vài tuần, khi họ đã hồi phục sau lần cuối cùng, họ có thể tìm ra cách để uống. Họ có thể dừng uống trong một vài ngày hoặc, hiếm khi, một vài tuần, cuối cùng họ rất có thể sẽ mất kiểm soát.

Ngoài các tư vấn được cung cấp trong chương trình điều trị ngoại trú và điều trị cai nghiện nội trú, các nhóm trợ giúp lẫn nhau và một số loại thuốc có thể giúp ngăn ngừa tái phát ở một số bệnh nhân.

Người nghiện rượu giấu tên (AA) là nhóm trợ giúp phổ biến nhất. Bệnh nhân phải tìm một nhóm AA mà họ cảm thấy thoải mái. AA cung cấp cho bệnh nhân những người không uống là những người luôn sẵn sàng và một môi trường ngoài xã hội. Bệnh nhân cũng nghe thảo luận về tất cả các lý do hợp lý về việc uống rượu của họ. Sự giúp đỡ mà họ dành cho những bệnh nhân khác mắc chứng rối loạn sử dụng rượu có thể mang lại cho họ lòng tự trọng và sự tự tin trước đây chỉ có ở rượu. Nhiều người nghiện rượu không muốn đi đến AA và tìm tư vấn cá nhân hoặc chấp nhận điều trị theo nhóm hoặc tại gia hơn. Các tổ chức thay thế, chẳng hạn như LifeRing Secular Recovery (tổ chức lâu dài cho sự tổn tại), tồn tại cho những bệnh nhân đang tìm cách tiếp cận khác.

Liệu pháp dùng thuốc được sử dụng cùng với tư vấn chứ không phải là điều trị duy nhất. National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism (NIAAA) đưa ra hướng dẫn dành cho các bác sĩ lâm sàng về xử trí trong y khoa và dược trị liệu đối với chứng nghiện rượu – cũng như American Psychiatric Association cùng với một số ấn phẩm và tài nguyên khác cho cả chuyên gia chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân.

Disulfiram, loại thuốc đầu tiên có sẵn để ngăn ngừa tái nghiện rượu, can thiệp vào quá trình chuyển hóa acetaldehyde (một sản phẩm trung gian trong quá trình oxy hóa rượu) để acetaldehyde tích tụ. Uống rượu trong vòng 12 giờ uống disulfiram sẽ gây đỏ mặt trong 5 đến 15 phút, sau đó làm giãn mạch mạnh kết hợp với viêm kết mạc, nhức đầu, nhịp tim nhanh, thở nhanh và đổ mồ hôi. Nếu uống lượng lớn rượu, có thể gặp buồn nôn và nôn trong vòng 30 đến 60 phút và có thể dẫn đến hạ huyết áp, chóng mặt, và đôi khi ngất và hôn mê. Phản ứng có thể kéo dài đến 3 giờ. Rất ít bệnh nhân có thể uống rượu trong khi dùng disulfiram vì khó chịu. Các loại thuốc có chứa cồn (ví dụ: cồn thuốc; thuốc tiên; một số chế phẩm trị ho và cảm lạnh không kê đơn (OTC), chứa tới 40% cồn) cũng phải tránh.

Disulfiram chống chỉ định với phụ nữ có thai và ở những bệnh nhân suy tim. Có thể được ngoại trú sau 4 hoặc 5 ngày sau khi cai. Liều ban đầu là 0,5 g mỗi lần một ngày trong 1 đến 3 tuần, tiếp theo là liều duy trì 0,25 g một lần/ngày. Tác dụng có thể kéo dài trong 3 đến 7 ngày sau liều cuối. Các cuộc khám định kỳ là cần thiết để duy trì tiếp tục disulfiram là một phần của chương trình cai nghiện.

Sự hữu dụng Disulfiram vẫn chưa được thiết lập, và nhiều bệnh nhân được kết nối. Tuân thủ thường đòi hỏi sự hỗ trợ từ xã hội đầy đủ, chẳng hạn như giám sát việc uống rượu. Vì những lý do này, việc sử dụng disulfiram bây giờ đã trở nên hạn chế. Disulfiram có hiệu quả nhất khi được theo dõi chặt chẽ với bệnh nhân có động lực cao.

Naltrexone, một chất đối kháng opioid, làm giảm tỷ lệ tái phát và số ngày uống rượu ở hầu hết các bệnh nhân uống thuốc liên tục. Liều thường dùng Naltrexone 50mg uống mỗi lần/ngày, mặc dù có bằng chứng cho thấy liều cao hơn (ví dụ 100 mg x 1 lần/ngày) có thể hiệu quả hơn ở một số bệnh nhân. Ngay cả với tư vấn, tỷ lệ tuân thủ dùng naltrexone rất khiêm tốn. Một chế độ liều có tác động kéo dài có thể: 380 mg IM một lần/tháng. Naltrexone chống chỉ định ở những bệnh nhân bị viêm gan cấp hoặc suy gan và ở những người phụ thuộc vào opioid.

Clonidin, chất chủ vận alpha-2 lâu đời nhất, dùng đường uống hoặc qua da đã chứng tỏ thành công trong việc giảm các triệu chứng cai rượu, đặc biệt là tăng huyết áp và nhịp tim nhanh ở bệnh nhân cai nhẹ. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy clonidine có hiệu quả như đơn trị liệu để ngăn ngừa cơn co giật do rượu hoặc cơn mê rượu.

Acamprosate, một chất tương tự tổng hợp của axit gamma-aminobutyric, 2 g một lần/ngày. Acamprosate có thể làm giảm tỷ lệ tái phát và số ngày uống rượu ở bệnh nhân tái phát.

Nalmefene, một chất đối kháng opioid, và topiramate đang được nghiên cứu về khả năng giảm ham muốn của họ.

Thông tin thêm

Sau đây là các tài nguyên tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của các tài nguyên này.

  1. Nhóm gia đình Al-Anon: Các dịch vụ hỗ trợ dành cho người lớn lạm dụng rượu, người trưởng thành nghiện rượu và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng rượu có vấn đề của người khác.

  2. Alcoholics Anonymous: Hội đồng quốc tế dành cho những người có vấn đề về uống rượu đi tiên phong trong phương pháp tiếp cận 12 bước để giúp các thành viên vượt qua cơn nghiện rượu và giúp những người khác làm điều tương tự.

  3. Hướng dẫn thực hành của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ về Điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân bị rối loạn sử dụng rượu: Các hướng dẫn được thiết kế để cải thiện chất lượng chăm sóc và kết quả điều trị cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn sử dụng rượu.

  4. LifeRing Secular Recovery: Hỗ trợ những người có vấn đề về sử dụng ma túy và rượu bằng cách tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm thực tế và hỗ trợ cai rượu thay thế cho các chương trình 12 bước truyền thống.

  5. National Institutes for Alcohol Abuse and Recovery: Các khuyến nghị sàng lọc và can thiệp ngắn đối với các rối loạn sử dụng rượu trong môi trường chăm sóc chính.

  6. Findtreatment.gov: Danh sách các nhà cung cấp dịch vụ điều trị rối loạn sử dụng chất gây nghiện được cấp phép tại Hoa Kỳ.