Khiếm thính ở trẻ em

TheoUdayan K. Shah, MD, Sidney Kimmel Medical College at Thomas Jefferson University
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 04 2022

Nguyên nhân thường gặp của giảm thính lực thường do dị tật bẩm sinh và nhiễm khuẩn tai và dáy tai ở trẻ em. Nhiều trường hợp được phát hiện qua sàng lọc, tuy nhiên cần phải nghi ngờ trẻ giảm thính lực nếu trẻ không phản xạ lại với âm thanh hoặc chậm nói. Chẩn đoán thường dựa vào test điện thần kinh cơ (test kích thích tai trong (EOET) và đáp ứng của trung tâm nghe trên thân não) ở trẻ sơ sinh, khám lâm sàng và đo nhĩ lượng ở trẻ em. Điều trị mất thính lực không hồi phục có thể dùng máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử.

( Xem thêm Nghe kém.)

Ở Mỹ, tình trạng giảm thính lực ở trẻ em được phát hiện trung bình ở 1,1/1000 trẻ sơ sinh được sàng lọc. Trung bình, có khoảng 1,9% trẻ "nghe có vấn đề". Khiếm thính ở trẻ nam nhiều hơn một chút so với trẻ nữ; tỷ lệ nam/nữ trung bình là 1,24:1.

Căn nguyên của nghe kém ở trẻ em

Trẻ sơ sinh

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng giảm thính lực ở trẻ sơ sinh là

Nhiễm CMV bẩm sinh là bệnh nhiễm trùng trong tử cung phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Nhiễm CMV có thể chiếm tới 21% tổng số trường hợp nghe kém tiếp nhận khi sinh. Ngoài ra, vì nhiễm CMV cũng có thể gây nghe kém khởi phát muộn, CMV có thể chiếm tới 25% số trường hợp nghe kém tiếp nhận ở trẻ 4 tuổi (2).

Bảng

Các yếu tố nguy cơ về giảm thính lực ở trẻ sơ sinh bao gồm:

Trẻ sơ sinh và trẻ em

Nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và trẻ em là

Các nguyên nhân khác ở trẻ lớn bao gồm chấn thương đầu, tiếng động lớn (bao gồm cả tiếng nhạc lớn), sử dụng các thuốc độc cho tai (ví dụ, aminoglycosides, thiazides), nhiễm virus (ví dụ, quai bị), các khối u hoặc các thương tổn ảnh hưởng đến thần kinh thính giác, dị vật ống tai ngoài, và, hiếm khi do các bệnh tự miễn.

Các yếu tố nguy cơ về giảm thính lực ở trẻ em gồm những yếu tố trên cùng với những yếu tố sau:

Tài liệu tham khảo về căn nguyên

  1. 1. Goderis J, De Leenheer E, Smets K, et al: Hearing loss and congenital CMV infection: A systematic review. Pediatrics 134(5):972–982, 2014. doi: 10.1542/peds.2014-1173

  2. 2. Kimani JW, Buchman CA, Booker JK, et al: Sensorineural hearing loss in a pediatric population: Association of congenital cytomegalovirus infection with intracranial abnormalities. Arch Otolaryngol Head Neck Surg 136(10):999–1004, 2010. doi: 10.1001/archoto.2010.156

Các triệu chứng và dấu hiệu của nghe kém ở trẻ em

Nếu giảm thính lực trầm trọng, trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể không phản xạ với âm thanh hoặc chậm nói và hiểu ngôn ngữ. Nếu giảm thính giác ít nghiêm trọng hơn, trẻ có thể phớt lờ những người nói chuyện với trẻ. Trẻ có thể phát triển bình thường ở nơi trẻ sống nhưng có thể gặp các khó khăn ở những nơi khác. Chẳng hạn, tiếng ồn của lớp học có thể gây khó khăn cho việc nói chuyện, đứa trẻ có thể chỉ gặp vấn đề về nghe khi ở trường học.

Không phát hiện và điều trị có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hiểu ngôn ngữ và lời nói của trẻ. Sự giảm thính lực có thể ảnh hưởng đến học tập ở trường của trẻ, trẻ bị bạn bè trêu chọc, cách ly với xã hội, và gặp khó khăn về cảm xúc.

Chẩn đoán nghe kém ở trẻ em

  • Test điện thần kinh cơ (trẻ sơ sinh)

  • Khám lâm sàng và đo nhĩ lượng đồ (trẻ em)

Sàng lọc tất cả trẻ sơ sinh trước 3 tháng tuổi thường được khuyến cáo và được luật pháp yêu cầu ở hầu hết Hoa Kỳ (1). Xét nghiệm sàng lọc thực hiện bằng cách kích thích các tế bào lông rung ở tai trong, dùng những kích thích nhẹ bằng các thiết bị cầm tay. Nếu kết quả là bất thường hoặc không rõ ràng, thực hiện nghiệm pháp đáp ứng kích thích trung tâm nghe ở vùng thân não, nghiệm pháp này có thể được thực hiện trong khi ngủ; nếu kết quả bất thường nên làm lại sau 1 tháng để xác nhận. Nếu nghi ngờ nguyên nhân di truyền, xét nghiệm di truyền có thể được thực hiện.

Ở trẻ em, có thể sử dụng các phương pháp khác. Khám lâm sàng đánh giá toàn bộ sự phát triển và ngôn ngữ. Kiểm tra tai, và sự chuyển động của màng nhĩ với các đáp ứng ở các tần số khác nhau để sàng lọc chức năng tai giữa. Ở trẻ từ 6 tháng - 2 tuổi, khám sự đáp ứng với âm thanh. Ở tuổi > 2 tuổi, đánh giá khả năng làm việc theo đơn giản lệnh, cũng như phản ứng với âm thanh bằng tai của trẻ. Đánh giá khả năng xử lý của trung tâm thính giác có thể được sử dụng cho trẻ > 7 tuổi mà nhận thức của trẻ bình thường, nhưng trẻ nghe mà không hiểu.

Chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định để xác định nguyên nhân và tiên lượng bệnh. Đối với hầu hết các trường hợp, bao gồm cả khi khám thần kinh không bình thường, nhận dạng từ kém, và/hoặc giảm thính lực không đối xứng, cần chụp MRI tiêm thuốc cản quang. Nếu nghi ngờ bất thường về xương, chụp CT scan.

Tài liệu tham khảo chẩn đoán

  1. 1. US Preventive Services Task Force: Universal screening for hearing loss in newborns: US Preventive Services Task Force recommendation statement. Pediatrics 122(1):143–148, 2008. doi: 10.1542/peds.2007-2210

Điều trị nghe kém ở trẻ em

  • Sử dụng thiết bị trợ thính hoặc cấy ốc tai cho trường hợp mất giảm thính lực không hồi phục

  • Đôi khi dạy ngôn ngữ không có tiếng cho trẻ

Các trường hợp giảm thích lực có thể hồi phục sẽ được chữa trị.

Nếu không thể hồi phục nghe kém, thường có thể sử dụng máy trợ thính. Có các loại máy phù hợp cho trẻ sơ sinh cũng như trẻ em. Nếu giảm thính lực nhẹ hoặc trung bình hoặc chỉ ảnh hưởng đến một tai, có thể sử dụng máy trợ thính hoặc tai nghe. Trong lớp học, có thể sử dụng thiết bị khuếch đại âm thanh. Với thiết bị khuếch đại âm thanh, giáo viên nói vào micro gửi các tín hiệu đến máy trợ thính với tai không bị tổn thương.

Nếu giảm thính lực trầm trọng đến mức không thể điều chỉnh bằng máy trợ thính, cần cấy ốc tai. Trẻ em cũng có thể yêu cầu trị liệu để hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ, chẳng hạn như được dạy ngôn ngữ ký hiệu dựa vào thị giác.

Đại dịch COVID-19 yêu cầu các chuyên gia thính giác phát triển các cách theo dõi và tương tác từ xa với trẻ khiếm thính. Một số phương pháp này, ví dụ, theo dõi và lập trình từ xa các thiết bị và kỹ thuật trị liệu ngôn ngữ trực tuyến hoặc trong ứng dụng, có thể vẫn hữu ích cho bệnh nhân ngay cả sau khi các hạn chế về đại dịch được dỡ bỏ.

Ốc tai điện tử (trẻ em)
Dấu các chi tiết
Bộ phận cấy ghép bao gồm bộ xử lý âm thanh đặt sau tai, truyền tín hiệu âm thanh đến thiết bị phát (hình tròn) gắn trên da đầu. Máy phát gửi thông tin đến các điện cực được cấy vào ốc tai của tai trong. Các xung điện từ ốc tai được truyền đến não, cho phép người bệnh nghe được.
BÁC SĨ P. MARAZZI/SCIENCE PHOTO LIBRARY

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. Brotto D, Sorrentino F, Favaretto N, et al: Pediatric hearing loss management in the COVID-19 era: Possible consequences and resources for the next future. Otolaryngol Head Neck Surg 166(2):217–218, 2021. doi: 10.1177/01945998211012677

  2. 2. Marom T, Pitaro J, Shah UK, et al: Otitis media practice during the COVID-19 pandemic. Front Cell Infect Microbiol 11:749911, 2022. doi: 10.3389/fcimb.2021.749911

Những điểm chính

  • Nguyên nhân phổ biến của nghe kém ở trẻ sơ sinh là nhiễm cytomegalovirus hoặc các khuyết tật di truyền và ở trẻ nhỏ và trẻ lớn là do tích tụ ráy tai và do dịch trong tai giữa.

  • Nghi ngờ giảm thính lực nếu đáp ứng đối với âm thanh hoặc sự phát triển về lời nói và ngôn ngữ của trẻ bất thường.

  • Sàng lọc sơ sinh cho trẻ, bắt đầu bằng test kích thích tai trong EOET.

  • Chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng và kết quả đo nhĩ lượng đồ.

  • Điều trị giảm thính lực không hồi phục bằng máy trợ thính hoặc cấy ốc tai và hỗ trợ ngôn ngữ (ví dụ, giảng dạy ngôn ngữ ký hiệu) nếu cần.