Tổng quan về các Rối loạn nhân cách

TheoMark Zimmerman, MD, South County Psychiatry
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 09 2023

Những rối loạn nhân cách nói chung là các hình thái lan tỏa và kéo dài về suy nghĩ, nhận thức, phản ứng, và liên quan đến việc gây ra tình trạng đau khổ đáng kể hoặc suy giảm chức năng. Các rối loạn nhân cách khác nhau đáng kể trong các biểu hiện của chúng, nhưng tất cả đều được cho là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Nhiều rối loạn dần trở nên ít trầm trọng hơn theo độ tuổi, nhưng những đặc tính nhất định vẫn có thể tồn tại ở một mức độ nào đó sau các triệu chứng cấp tính dẫn đến việc gợi ý chẩn đoán giảm đi. Chẩn đoán dựa trên các tiêu chí lâm sàng. Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý xã hội và đôi khi bằng thuốc.

Đặc tính nhân cách đại diện cho các mẫu suy nghĩ, nhận thức, phản ứng và các mối quan hệ có tính chất tương đối ổn định theo thời gian.

Rối loạn nhân cách tồn tại khi những đặc tính trở nên rõ ràng, cứng nhắc, và không thích nghi làm suy giảm chức năng tương tác cá nhân và/hoặc công việc. Những sự không thích nghi xã hội này có thể gây ra những khó chịu đáng kể với những người có rối loạn nhân cách và những người xung quanh họ. Đối với những người có rối loạn nhân cách (không giống như những người khác tìm kiếm đến sự tư vấn), nỗi đau khổ do hậu quả của hành vi không thích nghi xã hội của bản thân thường là lý do họ tìm kiếm đến sự điều trị, hơn là bất kỳ sự không thoải mái nào với những suy nghĩ và cảm xúc của họ. Do đó, đầu tiên bác sĩ lâm sàng phải giúp bệnh nhân nhận thấy rằng đặc tính nhân cách của họ là gốc rễ của vấn đề.

Rối loạn nhân cách thường bắt đầu trở nên rõ ràng trong giai đoạn muộn ở độ tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn đầu ở độ tuổi người lớn, và các đặc tính và các triệu chứng của chúng khác nhau đáng kể về mức độ kéo dài của chúng; nhiều trường hợp cần thời gian để giải quyết. Các đặc tính và các triệu chứng của chúng khác nhau đáng kể về mức độ kéo dài của chúng; nhiều trường hợp cần thời gian để giải quyết.

Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, tái bản lần thứ 5, Bản sửa đổi Văn bản (DSM-5-TR) liệt kê 10 loại rối loạn nhân cách, mặc dù hầu hết bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn cho một loại cũng đáp ứng tiêu chuẩn cho một hoặc nhiều loại khác. Một số loại (ví dụ, chống đối xã hội, ranh giới) có xu hướng giảm bớt hoặc biến mất khi con người già đi; những người khác (ví dụ, ám ảnh cưỡng chế, tâm thần phân liệt) ít có khả năng làm như vậy.

Khoảng 9% dân số nói chung (1) và tới một nửa số bệnh nhân tâm thần ở các khoa của bệnh viện và phòng khám mắc chứng rối loạn nhân cách (2). Nhìn chung, không có sự khác biệt rõ ràng về giới tính, tầng lớp kinh tế xã hội và chủng tộc. Tuy nhiên, đối với rối loạn nhân cách chống đối xã hội, nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ 3:1 (3). Trong rối loạn nhân cách ranh giới, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam 3:1 (nhưng chỉ trong cơ sở lâm sàng, không phải trong dân số nói chung) (4).

Đối với hầu hết các rối loạn nhân cách, tỉ lệ di truyền khoảng 50%, tương đương hoặc cao hơn nhiều so với nhiều rối loạn tâm thần điển hình khác. Tỷ lệ di truyền này đối ngược với giả thuyết chung rằng các rối loạn nhân cách là những khiếm khuyết về nhân cách chủ yếu hình thành bởi một môi trường bất lợi.

Chi phí chăm sóc sức khỏe trực tiếp và các chi phí gián tiếp của việc mất năng suất lao động liên quan đến rối loạn nhân cách, đặc biệt là rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế, lớn hơn đáng kể so với các chi phí tương tự liên quan đến rối loạn trầm cảm điển hình hoặc rối loạn lo âu lan tỏa.

Các loại rối loạn nhân cách

DSM-5-TR nhóm 10 loại rối loạn nhân cách thành 3 nhóm (A, B và C), dựa trên các đặc điểm tương tự. Tuy nhiên, sự hữu ích lâm sàng của các nhóm này vẫn chưa được thiết lập.

Nhóm A được đặc trưng bởi tính kỳ quặc hoặc lập dị. Nó bao gồm các rối loạn nhân cách sau đây với các đặc điểm phân biệt của chúng:

Nhóm B được đặc trưng bởi tính kịch tính, xúc cảm, hoặc thất thường. Nó bao gồm các rối loạn nhân cách sau đây với các đặc điểm phân biệt của chúng:

  • Chống đối xã hội: Thiếu trách nhiệm với xã hội, không tôn trọng người khác, lừa dối, và thao túng người khác vì lợi ích cá nhân

  • Ranh giới: Sự trống rỗng bên trong, các mối quan hệ không ổn định và rối loạn điều chỉnh cảm xúc

  • Kịch tính: Tìm kiếm sự chú ý và cảm xúc quá mức

  • Tự yêu bản thân: Tự cao tự đại, cần được ngưỡng mộ và thiếu sự đồng cảm

Nhóm C được đặc trưng bởi đặc tính lo âu hoặc sợ hãi. Nó bao gồm các rối loạn nhân cách sau đây với các đặc điểm phân biệt của chúng:

  • Né tránh: Né tránh sự tiếp xúc giữa các cá nhân do tính nhạy cảm về sự bị từ chối

  • Phụ thuộc: Tính phục tùng và nhu cầu phải được chăm sóc

  • Ám ảnh nghi thức: Chủ nghĩa hoàn hảo, cứng nhắc, và sự bướng bỉnh

Tài liệu tham khảo chung

  1. 1. Lenzenweger MF, Lane MC, Loranger AW, et al: DSM-IV personality disorders in the National Comorbidity Survey Replication. Biol Psychiatry 62(6):553-564, 2007. doi: 10.1016/j.biopsych.2006.09.019

  2. 2. Zimmerman M, Chelminski I, Young D: The frequency of personality disorders in psychiatric patients. Psychiatr Clin North Am 31(3):405-220, 2008 vi. doi: 10.1016/j.psc.2008.03.015

  3. 3. Alegria AA, Blanco C, Petry NM, et al: Sex differences in antisocial personality disorder: Results from the National Epidemiological Survey on Alcohol and Related Conditions. Personal Disord 4(3):214-222, 2013. doi: 10.1037/a0031681

  4. 4. Sansone RA, Sansone LA: Gender patterns in borderline personality disorder. Innov Clin Neurosci 8(5):16-20, 2011. PMID: 21686143

Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn nhân cách

Theo DSM-5-TR, rối loạn nhân cách chủ yếu là vấn đề về

  • Sự tự xác định bản thân

  • Hoạt động giữa các cá nhân

Các vấn đề tự xác định bản thân có thể biểu hiện như một hình ảnh không ổn định về bản thân (ví dụ như có người dao động bản thân giữa sự tự tế hay sự xấu xa) hoặc là những điểm không nhất quán trong các giá trị, mục tiêu và ngoại hình (ví dụ như có người có tính tôn giáo sâu sắc khi ở nhà thờ, nhưng lại báng bổ và thiếu tôn trọng ở những nơi khác).

Những vấn đề liên quan đến tương tác cá nhân thường biểu hiện bởi sự thất bại trong việc phát triển hoặc duy trì các mối quan hệ gần gũi và/hoặc thiếu nhạy cảm với người khác (ví dụ, không thể đồng cảm).

Những người có rối loạn nhân cách thường có vẻ không nhất quán, bối rối và bực bội đối với những người xung quanh họ (bao gồm cả các bác sĩ lâm sàng). Những người này có thể gặp khó khăn trong việc biết ranh giới giữa chính họ và những người khác. Lòng tự trọng của họ cao hay thấp một cách không thích hợp. Họ có thể có các hình thức nuôi dạy con không phù hợp, tách rời, quá xúc cảm, lạm dụng, hoặc không có trách nhiệm, có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất và tinh thần ở vợ/chồng và/hoặc con cái của họ.

Những người bị rối loạn nhân cách thường thiếu hiểu biết sâu sắc về tác động của hành vi của họ đối với các mối quan hệ giữa các cá nhân.

Chẩn đoán các loại rối loạn nhân cách

  • Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, tái bản lần thứ 5, Tiêu chuẩn sửa đổi văn bản (DSM-5-TR)

Rối loạn nhân cách bị chẩn đoán thiếu. Khi những người bị rối loạn nhân cách tìm cách điều trị, những phàn nàn chủ yếu của họ thường là trầm cảm hoặc lo âu hơn là những biểu hiện của rối loạn nhân cách của họ. Một khi các nhà lâm sàng nghi ngờ có một rối loạn nhân cách, họ đánh giá các khuynh hướng nhận thức, cảm xúc, tương tác cá nhân và hành vi sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể. Có nhiều công cụ chẩn đoán tinh vi và thực nghiệm hơn dành cho các chuyên gia lâm sàng chuyên sâu hơn.

Chẩn đoán rối loạn nhân cách đòi hỏi một mô hình đặc điểm kém thích nghi dai dẳng, không linh hoạt và lan rộng liên quan đến 2 trong số các đặc điểm sau (1):

  • Nhận thức (tức là cách nhận thức và giải thích bản thân, người khác và các sự kiện)

  • Ảnh hưởng (tức là phạm vi, cường độ, khả năng không ổn định và sự phù hợp của phản ứng cảm xúc)

  • Hoạt động giữa các cá nhân

  • Kiểm soát xung động

  • Mô hình dai dẳng của các đặc điểm kém thích nghi phải gây ra đau khổ đáng kể hoặc suy giảm chức năng trong các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp và các lĩnh vực quan trọng khác.

  • Kiểu này ổn định và khởi phát sớm (bắt nguồn từ ít nhất là ở tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành)

Ngoài ra, phải loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng này (ví dụ như rối loạn sức khỏe tâm thần khác, sử dụng chất, chấn thương đầu).

Để chẩn đoán rối loạn nhân cách ở bệnh nhân < 18 tuổi, dạng rối loạn này phải tồn tại 1 năm, ngoại trừ rối loạn nhân cách chống đối xã hội, không thể chẩn đoán được ở bệnh nhân < 18 tuổi.

Do nhiều bệnh nhân rối loạn nhân cách thiếu hiểu biết sâu sắc về tình trạng của họ nên bác sĩ lâm sàng có thể cần hỏi bệnh sử từ các bác sĩ lâm sàng khác đã từng điều trị cho những bệnh nhân này trước đây, thành viên gia đình, bạn bè hoặc những người khác có tiếp xúc với họ.

Tài liệu tham khảo chẩn đoán

  1. 1. American Psychiatric Association: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th ed, Text Revision (DSM-5-TR). Washington, DC, American Psychiatric Association, 2022, pp. 733-737.

Điều trị rối loạn nhân cách

  • Tâm lý trị liệu

  • Đôi khi thuốc điều trị các triệu chứng cụ thể hoặc rối loạn tâm thần kèm theo

Tiêu chuẩn vàng điều trị rối loạn nhân cách là liệu pháp tâm lý. Cả trị liệu tâm lý cá nhân và nhóm đều có hiệu quả đối với nhiều loại rối loạn nếu bệnh nhân tìm kiếm sự điều trị và có động cơ để thay đổi.

Thông thường, rối loạn nhân cách không đáp ứng tốt với thuốc, mặc dù một số loại thuốc có thể tác động hiệu quả đến các triệu chứng cụ thể (ví dụ như trầm cảm, lo âu).

Rối loạn thường xảy ra đồng thời với rối loạn nhân cách (ví dụ như rối loạn trầm cảm, lo âu, rối loạn lạm dụng chất kích thích, rối loạn triệu chứng cơ thểrối loạn ăn uống) có thể làm cho điều trị trở nên khó khăn, kéo dài thời gian cho sự thuyên giảm, tăng nguy cơ tái phát và mặt khác giảm đáp ứng với các điều trị hiệu quả. Để biết các phương pháp điều trị thường được sử dụng cho từng rối loạn, xem bảng Điều trị rối loạn nhân cách.

Bảng

Nguyên tắc chung trong điều trị

Nói chung, điều trị rối loạn nhân cách nhằm mục đích

  • Giảm bớt khó chịu chủ quan

  • Giúp bệnh nhân hiểu rằng vấn đề của họ là bên trong bản thân họ

  • Giảm đáng kể các hành vi không thích nghi và không thích hợp về mặt xã hội

  • Điều chỉnh các đặc tính nhân cách có vấn đề

Giảm sự khó chịu chủ quan (ví dụ, lo âu, trầm cảm) là mục tiêu đầu tiên. Những triệu chứng này thường đáp ứng với sự hỗ trợ tâm lý xã hội gia tăng, thường bao gồm việc đưa bệnh nhân ra khỏi các tình huống căng thẳng hoặc mối quan hệ căng thẳng. Liệu pháp dùng thuốc cũng có thể giúp giảm căng thẳng. Giảm căng thẳng giúp điều trị các rối loạn nhân cách tiềm ẩn dễ dàng hơn.

Nỗ lực giúp bệnh nhân nhận ra rằng vấn đề của họ là do nội tại cần được thực hiện sớm. Bệnh nhân cần hiểu rằng các vấn đề của họ trong công việc hoặc các mối quan hệ là do cách họ liên hệ với thế giới không thích hợp (ví dụ như với nhiệm vụ, với quyền lực hoặc trong các mối quan hệ thân mật). Đạt được sự hiểu biết như vậy đòi hỏi phải có một khoảng thời gian, sự kiên nhẫn và cam kết đáng kể của bác sĩ lâm sàng. Các bác sĩ cũng cần có sự hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực nhạy cảm về cảm xúc của bệnh nhân và cách đối phó thông thường của bệnh nhân. Các thành viên trong gia đình và bạn bè có thể giúp xác định những vấn đề mà bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng không biết đến.

Những hành vi không thích nghi và không mong muốn (ví dụ, thiếu thận trọng, cô lập xã hội, thiếu quyết đoán, bùng nổ) nên nhanh chóng giải quyết để giảm thiểu việc ảnh hưởng đến công việc và mối quan hệ hiện tại. Thay đổi hành vi là quan trọng nhất đối với những bệnh nhân bị rối loạn nhân cách sau đây:

Hành vi thường có thể được cải thiện trong vòng vài tháng bằng liệu pháp nhóm và thay đổi hành vi; giới hạn về hành vi thường phải được thiết lập và tuân theo. Đôi khi bệnh nhân được điều trị trong bệnh viện ban ngày hoặc khu nhà ở. Các nhóm tự lực hoặc liệu pháp gia đình cũng có thể giúp thay đổi hành vi không mong muốn về mặt xã hội. Bởi vì các thành viên trong gia đình và bạn bè có thể hành động theo cách củng cố hoặc làm giảm bớt hành vi hoặc suy nghĩ không thích hợp của bệnh nhân nên việc tham gia của họ rất hữu ích; kèm theo huấn luyện, họ có thể là đồng minh trong việc điều trị.

Việc sửa đổi các đặc điểm tính cách không thích ứng (ví dụ: phụ thuộc, nghi ngờ, kiêu ngạo, lôi kéo) thường mất > 1 năm. Nền tảng để thực hiện sự thay đổi đó là liệu pháp tâm lý cá nhân.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ lâm sàng cố gắng xác định các vấn đề về mối quan hệ giữa các cá nhân như khi chúng xảy ra trong đời sống của bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân hiểu được những vấn đề này liên quan đến tính cách của họ như thế nào và cung cấp đào tạo kỹ năng để phát triển những cách tương tác mới tốt hơn. Thông thường, bác sĩ lâm sàng phải chỉ ra nhiều lần các hành vi không mong muốn và hậu quả của chúng trước khi bệnh nhân nhận thức được chúng. Chiến lược này có thể giúp bệnh nhân thay đổi hành vi không thích nghi và nhầm lẫn niềm tin. Mặc dù các bác sĩ lâm sàng nên tác động với sự nhạy cảm, họ nên biết rằng sự tử tế và lời khuyên nhạy cảm của họ không làm thay đổi các rối loạn nhân cách.

Những điểm chính

  • Rối loạn nhân cách bao gồm các tính cách cứng nhắc, không thích nghi được cho là đủ để gây ra tình trạng đau khổ đáng kể hoặc làm suy giảm đến công việc và/hoặc chức năng tương tác giữa các cá nhân.

  • Các phương pháp trị liệu trở nên hiệu quả chỉ sau khi bệnh nhân thấy rằng các vấn đề của họ là ở bên trong chính họ, không chỉ là các nguyên nhân bên ngoài.

  • Trị liệu tâm lý xã hội là trụ cột của điều trị.

  • Thuốc chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng cụ thể trong một số trường hợp nhất định – ví dụ: để kiểm soát tình trạng lo lắng đáng kể, cơn giận dữ bộc phát và trầm cảm.

  • Rối loạn nhân cách thay đổi chậm và có thể dần dần trở nên ít nghiêm trọng hơn theo thời gian.