Nhiễm trùng ối

(Viêm màng ối)

TheoAntonette T. Dulay, MD, Main Line Health System
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 10 2022

Nhiễm trùng ối là nhiễm trùng màng đệm, ối, nước ối, nhau thai hoặc dạng kết hợp. Nhiễm trùng làm tăng nguy cơ biến chứng sản khoa và các vấn đề ở bào thai và trẻ sơ sinh. Các triệu chứng bao gồm sốt, căng đau tử cung, dịch ối hôi, chảy mủ từ cổ tử cung, nhịp tim nhanh của mẹ hoặc thai nhi. Chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn lâm sàng cụ thể hoặc, đối với nhiễm trùng cận lâm sàng, phân tích dịch ối. Điều trị bao gồm kháng sinh phổ rộng, hạ sốt, và sinh con.

Nhiễm trùng ối thường là kết quả của nhiễm trùng lây lan qua đường sinh dục.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng trong ối bao gồm:

  • Vỡ màng ối kéo dài (sự trì hoãn ≥ 18-24 giờ từ khi vỡ cho đến khi sinh)

  • Vỡ ối sớm (PROM)

  • Sinh non

  • Dịch ối màu phân su

  • Sự có mặt của các mầm bệnh đường sinh dục (ví dụ - liên cầu nhóm B)

  • Thăm khám nhiều lần trong quá trinh chuyển dạ ở sản phụ bị vỡ màng ối

  • Chuyển dạ kéo dài

  • Theo dõi tử cung hoặc thai bằng đầu dò trong

Các biến chứng

Nhiễm trùng ối có thể gây ra cũng như là kết quả của PROM sinh non hoặc sinh non. Nhiễm trùng này chiếm 50% số ca sinh trước tuổi thai 30 tuần. Nó xảy ra ở 33% phụ nữ có thai non tháng với màng ối còn nguyên vẹn, 40% người có PROM và cơn co tử cung khi nhập viện, và 75% biến chuyển thành chuyển dạ sau khi nhập viện vì PROM.

Biến chứng của phôi thai hoặc thai nhi bao gồm tăng nguy cơ sau đây:

Biến chứng của mẹ bao gồm tăng nguy cơ sau đây:

Sốc nhiễm trùng, đông máu nội mạch lan tỏahội chứng suy hô hấp cấp tính cũng là những biến chứng tiềm ẩn nhưng không phổ biến nếu nhiễm trùng được điều trị.

Các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng ối

Nhiễm trùng ối thường gây sốt. Các phát hiện khác bao gồm nhịp tim nhanh của mẹ, căng tức tử cung, nước ối hôi, và/hoặc tiết dịch mủ cổ tử cung. Tuy nhiên, nhiễm trùng có thể không gây ra các triệu chứng điển hình (ví dụ, nhiễm trùng cận lâm sàng).

Chẩn đoán nhiễm trùng ối

  • Mẹ sốt mà không có nguyên nhân xác định khác

  • Chọc ối khi nghi ngờ nhiễm trùng cận lâm sàng

(American College of Obstetricians and Gynecologists’ Committee on Obstetric Practice Xem thêm Ban thực hành sản khoa, Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ: Ý kiến số 712 của Ban: Quản lý nhiễm trùng ối trong thời kỳ sinh nở.)

Nghi ngờ và chẩn đoán nhiễm trùng ối dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng và đôi khi là tiêu chuẩn xét nghiệm. Các dấu hiệu có thể được phân loại như sau (1):

  • Sốt mẹ đơn thuần: Nhiệt độ miệng đo một lần ≥ 39°C hoặc nhiệt độ miệng vẫn trên ≥ 38 đến 39°C sau đó 30 phút (sốt mẹ đơn thuần không tự động dẫn đến chẩn đoán nhiễm trùng)

  • Nghi ngờ nhiễm trùng ối dựa trên mẹ có sốt và các chỉ tiêu lâm sàng (tăng lượng WBC của mẹ, nhịp tim nhanh của thai nhi, hoặc tiết dịch mủ cổ tử cung)

  • Xác nhận nhiễm trùng ối: Đôi khi nghi ngờ nhiễm trùng ối được xác nhận bằng kết quả xét nghiệm nước ối (nhuộm Gram, nuôi cấy, nồng độ glucose—xem bên dưới) hoặc bằng chứng mô học của nhiễm trùng hoặc viêm nhau thai

Sự hiện diện của một triệu chứng hoặc dấu hiệu duy nhất, có thể do các nguyên nhân khác, thì ít đáng tin cậy. Ví dụ, nhịp tim thai nhi nhanh có thể là do mẹ sử dụng thuốc hoặc loạn nhịp thai nhi. Tuy nhiên, nếu không có nhiễm trùng ối, nhịp tim sẽ trở lại mức cơ bản khi các tình trạng này được giải quyết.

Nhiễm trùng ối thường được xác nhận sau khi sinh thông qua mối tương quan với bệnh lý nhau thai.

Nhiễm trùng cận lâm sàng

Chuyển dạ đẻ non dai dẳng (tồn tại mặc dù dùng thuốc cắt cơn co tử cung) có thể cho thấy có nhiễm trùng cận lâm sàng. Nếu màng ối vỡ sớm trước khi đủ tháng, bác sĩ lâm sàng cũng nên xem xét nhiễm trùng cận lâm sàng để có thể xác định xem có khởi phát chuyển dạ hay không.

Chọc ối để nuôi cấy nước ối có thể giúp chẩn đoán nhiễm trùng cận lâm sàng. Các phát hiện chất dịch sau đây cho thấy nhiễm trùng:

  • Sự hiện diện của bất kỳ loại vi khuẩn hoặc bạch cầu khi nhuộm Gram

  • Dịch cấy dương tính.

  • Nồng độ glucose < 15 mg/dL

  • Số lượng WBC > 30 tế bào/mcL

Các xét nghiệm chẩn đoán khác cho nhiễm trùng cận lâm sàng đang được nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo chẩn đoán

  1. 1. Higgins RD, Saade G, Polin RA, et al: Evaluation and management of women and newborns with a maternal diagnosis of chorioamnionitis: Summary of a workshop. Obstet Gynecol 127 (3):426–436, 2016. doi: 10.1097/AOG.0000000000001246

Điều trị nhiễm trùng ối

  • Kháng sinh phổ rộng

  • Thuốc hạ sốt

  • Sinh con

(American College of Obstetricians and Gynecologists’ Committee on Obstetric Practice Xem thêm Ban thực hành sản khoa, Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ: Ý kiến số 712 của Ban: Quản lý nhiễm trùng ối trong thời kỳ sinh nở.)

Điều trị nhiễm trùng ối được khuyến nghị khi

  • Nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm trùng ối.

  • Phụ nữ đang chuyển dạ có nhiệt độ đo một lần ≥ 39°C và không có các yếu tố nguy cơ lâm sàng khác gây sốt.

Nếu phụ nữ có nhiệt độ từ 38 đến 39°C và không có yếu tố nguy cơ sốt, có thể xem xét điều trị.

Điều trị kháng sinh thích hợp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ở mẹ và trẻ sơ sinh.

Ngay khi có chẩn đoán nhiễm trùng ối, bệnh sẽ được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch cộng với sinh nở.

Một phác đồ kháng sinh trong chuyển dạ điển hình bao gồm cả hai điều sau đây:

  • Ampicillin 2 g đường tĩnh mạch mỗi 6 giờ

  • Gentamicin 2 mg/kg đường tĩnh mạch (liều tải) tiếp theo là 1,5 mg/kg đường tĩnh mạch mỗi 8 giờ, hoặc gentamicin 5 mg/kg đường tĩnh mạch mỗi 24 giờ

Ngoài ra, nếu sinh mổ, một liều bổ sung của phác đồ được chọn cộng với một liều clindamycin 900 mg đường tĩnh mạch hoặc metronidazole 500 mg đường tĩnh mạch có thể được dùng sau khi kẹp rốn.

Phụ nữ có dị ứng nhẹ với penicillin có thể được dùng

  • Cefazolin cộng gentamicin

Phụ nữ bị dị ứng nặng với penicillin có thể được cho một trong những loại sau:

  • Clindamycin (hoặc metronidazole) cộng với gentamicin

  • Vancomycin cộng gentamicin

Vancomycin nên được sử dụng ở những phụ nữ đã bị nhiễm với nhóm B streptococci (GBS) nếu

  • GBS kháng clindamycin hoặc erythromycin trừ khi xét nghiệm kháng clindamycin là âm tính.

  • Đo độ nhạy kháng sinh không có sẵn.

Thuốc kháng sinh được sử dụng trong thời gian dài bao lâu tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể (ví dụ sốt cao bao nhiêu, khi sốt có liên quan tới sinh).

Kháng sinh không nên tự động được tiếp tục sau khi sinh; sử dụng nên dựa trên dấu hiệu lâm sàng (ví dụ, nhiễm khuẩn huyết, sốt kéo dài) và các yếu tố nguy cơ viêm nội mạc tử cung sau sinh, bất kể sinh đường nào. Phụ nữ đẻ đường âm đạo ít có khả năng phát triển viêm nội mạc tử cung và có thể không cần kháng sinh sau sinh. Sau khi sinh mổ lấy thai, cần phải bổ sung thêm ít nhất một liều kháng sinh.

Thuốc hạ sốt, tốt nhất là acetaminophen trước khi sinh, nên được dùng thêm cùng thuốc kháng sinh.

Nhiễm trùng ối đơn thuần hiếm khi là một chỉ định mổ lấy thai. Thông báo cho nhóm chăm sóc trẻ sơ sinh khi nghi ngờ hoặc có xác nhận nhiễm trùng ối và có những yếu tố nguy cơ nào là điều cần thiết để tối ưu hóa việc đánh giá và điều trị trẻ sơ sinh.

Phòng ngừa nhiễm trùng ối

Nguy cơ nhiễm trùng ối giảm đi bằng cách tránh hoặc giảm thiểu việc kiểm tra vùng chậu bằng ngón tay ở phụ nữ có PROM non tháng.

Kháng sinh phổ rộng được dùng cho phụ nữ có đẻ non PROM để kéo dài độ trễ cho đến khi sinh và giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh.

Những điểm chính

  • Nhiễm trùng trong nước ối là nhiễm trùng màng đệm, màng ối, nước ối, nhau thai hoặc sự kết hợp làm tăng nguy cơ biến chứng sản khoa và các vấn đề ở thai nhi và trẻ sơ sinh.

  • Cân nhắc chẩn đoán khi phụ nữ có các triệu chứng nhiễm trùng cổ điển (ví dụ: sốt, tiết dịch cổ tử cung có mủ, đau tử cung hoặc ấn đau) hoặc khi có nhịp tim nhanh của thai nhi hoặc mẹ hoặc chuyển dạ sinh non dai dẳng.

  • Xác định số lượng bạch cầu và xem xét việc phân tích và nuôi cấy nước ối nếu phụ nữ chuyển dạ sinh non kháng trị hoặc PROM sinh non.

  • Điều trị nghi ngờ hoặc đã xác nhận nhiễm trùng ối bằng kháng sinh phổ rộng, thuốc hạ sốt và sinh con.

  • Cũng điều trị cho phụ nữ đang chuyển dạ nếu họ có nhiệt độ ≥ 39°C và không có các yếu tố nguy cơ lâm sàng khác về sốt).