Phòng ngừa nhiễm trùng

TheoPaul K. Mohabir, MD, Stanford University School of Medicine;André V Coombs, MBBS, Texas Tech University Health Sciences Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 11 2020

Hầu hết các thủ thuật phẫu thuật không đòi hỏi các kháng sinh dự phòng hoặc kháng sinh sau mổ. Tuy nhiên, một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân và các quy trình có liên quan làm thay đổi tỷ lệ rủi ro/lợi ích trong việc sử dụng thuốc dự phòng.

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh nhân cho thấy nhu cầu kháng sinh bao gồm

Thủ thuật có nguy cơ cao liên quan đến các khu vực có khả năng phát triển vi khuẩn:

  • Miệng

  • Đường tiêu hóa

  • Đường hô hấp

  • Đường sinh dục tiết niệu

Trong các thủ thuật được gọi là sạch (có thể vô khuẩn), dự phòng nói chung chỉ có lợi khi vật liệu hoặc dụng cụ giả tạo được thêm vào hoặc khi hậu quả nghiêm trọng của nhiễm trùng (ví dụ, viêm các cơ quan trong trung thất sau khi ghép mạch động mạch vành).

Lựa chọn kháng sinh dựa trên hướng dẫn của Dự án Cải thiện Chăm sóc Phẫu thuật (SCIP) ( xem Quản lý xung quanh cuộc phẫu thuật). Có bằng chứng mạnh mẽ rằng chuẩn hóa các lựa chọn kháng sinh, tuân thủ các quy trình SCIP hoặc một quy trình chuẩn làm giảm nguy cơ nhiễm trùng phẫu thuật. Một số khu vực của Hoa Kỳ theo hướng dẫn SCIP có thể làm giảm 25% nhiễm trùng vết mổ các ca phẫu thuật từ năm 2006 đến năm 2010. Lựa chọn thuốc dựa trên hoạt động của thuốc chống lại các vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng vết thương trong suốt quá trình thủ thuật ( xem Bảng: Phác đồ kháng sinh cho một số thủ thuật phẫu thuật). Thuốc kháng sinh được sử dụng trong vòng 1 giờ trước khi rạch da (2 giờ đối với vancomycin và fluoroquinolones). Kháng sinh có thể được cho uống hoặc tiêm tĩnh mạch, tùy theo thủ thuật. Đối với hầu hết các cephalosporin, một liều khác được tiêm nếu thủ thuật kéo dài > 4 giờ. Đối với thủ thuật sạch, không cần thêm liều lượng, nhưng trong những trường hợp khác, không rõ liệu liều bổ sung có ích hay không. Kháng sinh được tiếp tục > 24 giờ sau phẫu thuật chỉ khi phát hiện có nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật; kháng sinh sau đó được coi là điều trị, không phải dự phòng.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh đã xuất bản guidelines để phòng ngừa nhiễm trùng tại chỗ phẫu thuật nhằm giải quyết các biện pháp sát trùng tại chỗ và không dùng thuốc (ví dụ như tắm, chất trám, nước rửa, thuốc dự phòng cho các thiết bị giả).

Bảng

Thông tin thêm

Sau đây là các tài nguyên tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của các tài nguyên này.

  1. Centers for Disease Control and Prevention Guideline for the Prevention of Surgical Site Infection, 2017

  2. Global Guidelines for the Prevention of Surgical Site Infection. Geneva: World Health Organization; 2018