Tổng quan về cơ thể hóa

TheoJoel E. Dimsdale, MD, University of California, San Diego
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 7 2024

    Cơ thể hóa là biểu hiện của hiện tượng tâm thần như các triệu chứng thể chất (cơ thể). Những rối loạn được đặc trưng bởi sự cơ thể hóa từ những người mà ở đó các triệu chứng phát triển một cách vô thức và phi lý chí đến những người có triệu chứng phát triển một cách có ý thức và có lý chí. Sự liên tục này bao gồm

    • Rối loạn triệu chứng cơ thể và các rối loạn liên quan

    • Các rối loạn giả bệnh

    • Bịa bệnh (không phải là rối loạn tâm thần)

    Trong tất cả các rối loạn, bệnh nhân tập trung nổi bật vào mối quan tâm về mặt cơ thể. Do đó, cơ thể hóa thường dẫn bệnh nhân đến khám và điều trị nội khoa hơn là chăm sóc tâm thần.

    Rối loạn triệu chứng cơ thể và các rối loạn liên quan được đặc trưng bởi các triệu chứng cơ thể dai dẳng có liên quan đến những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi quá mức hoặc không thích ứng trong việc đáp ứng với những triệu chứng này và các mối quan tâm liên quan đến sức khỏe. Những rối loạn này gây phiền toái và thường làm suy giảm đến các khía cạnh xã hội, nghề nghiệp, học tập hoặc các khía cạnh chức năng khác. Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần, tải bản lần thứ 5, Chỉnh sửa nội dung (DSM-5-TR) bao gồm các rối loạn sau đây trong nhóm này (1):

    Rối loạn triệu chứng cơ thể được đặc trưng bởi nhiều phàn nàn về thể chất dai dẳng không giả mạo và có liên quan đến những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi quá mức và không phù hợp liên quan đến những triệu chứng đó. Xem bảng Thang điểm triệu chứng cơ thể 8, được sử dụng để xác định tần suất bệnh nhân bị làm phiền bởi 8 triệu chứng đã chọn trong 7 ngày trước đó.

    Rối loạn lo âu về bệnh tật là nỗi lo và sợ về việc có hoặc mắc phải một rối loạn nghiêm trọng.

    Rối loạn triệu chứng thần kinh chức năng (rối loạn chuyển đổi) bao gồm các triệu chứng hoặc khiếm khuyết thần kinh (thường liên quan đến chức năng vận động hoặc cảm giác) phát triển một cách vô thức và không theo ý muốn và không tương thích với các cơ chế bệnh sinh hoặc con đường giải phẫu đã biết.

    Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến các tình trạng bệnh lý khác được chẩn đoán khi các yếu tố tâm lý hoặc hành vi ảnh hưởng xấu đến quá trình hoặc kết quả của một tình trạng bệnh lý hiện có.

    Rối loạn giả bệnh liên quan đến việc làm giả các triệu chứng và/hoặc dấu hiệu về thể chất hoặc tâm lý khi không có động cơ bên ngoài rõ ràng (ví dụ: xin nghỉ làm, trợ cấp tàn tật hoặc thuốc theo toa; trốn tránh nghĩa vụ quân sự hoặc bị truy tố hình sự). Thuật ngữ hội chứng Munchausen không còn được sử dụng cho các rối loạn giả bệnh nữa. Giả bệnh, không phải là một rối loạn giả bệnh nhưng có thể bị nhầm lẫn với tình trạng đó, là hành vi cố ý giả vờ các triệu chứng về thể chất hoặc tâm lý do động cơ bên ngoài thúc đẩy, điều này phân biệt giả bệnh với các rối loạn giả bệnh.

    Rối loạn dạng cơ thể và rối loạn lo âu về bệnh tật là phổ biến nhất.

    Bảng
    Bảng

    Tài liệu tham khảo

    1. 1. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, tái bản lần thứ 5, Chỉnh sửa nội dung (DSM-5-TR). American Psychiatric Association Publishing, Washington, DC, 2022, pp 349-370.