- Máy theo dõi pH di động
- Soi hậu môn và soi đại tràng sigma
- Endoscopy
- Phân tích dạ dày
- Đo diện tích trở kháng
- Nội soi ổ bụng
- Đo áp lực
- Đặt ống thông mũi-dạ dày hoặc đặt ống thông ruột non
- Xạ hình hệ tiêu hóa
- Chọc hút
- Phim chụp X-quang và các nghiên cứu chất cản quang chẩn đoán hình ảnh khác của đường tiêu hóa
- Các thủ thuật điều trị và xét nghiệm khác của đường tiêu hóa
Các dụng cụ nội soi mềm được trang bị máy quay video để có thể quan sát đường tiêu hóa trên từ họng đến đầu gần của tá tràng và đường tiêu hóa dưới từ hậu môn đến manh tràngn (và đôi khi đến đoạn cuối hồi tràng). Các phần sâu hơn của hỗng tràng và hồi tràng có thể được đánh giá bằng ống nội soi chuyên dụng, dài hơn (ví dụ: nội soi ruột non bóng kép).
Một vài kỹ thuật can thiệp chẩn đoán và điều trị cũng có thể tiến hành trong khi nội soi. Khả năng kết hợp chẩn đoán và điều trị trong một quy trình mang lại cho nội soi một lợi thế đáng kể so với các nghiên cứu chỉ đưa ra chẩn đoán hình ảnh (ví dụ: nghiên cứu có chất cản quang trên phim chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI) và thường vượt trội hơn về chi phí cao hơn và nhu cầu sử dụng thuốc an thần của nội soi.
Bức ảnh này cho thấy hình ảnh nội soi của một thực quản bình thường.
GASTROLAB/SCIENCE PHOTO LIBRARY
Bức ảnh này cho thấy hình ảnh nội soi của đáy dạ dày bình thường với các nếp gấp đặc trưng của dạ dày.
DAVID M. MARTIN, MD/SCIENCE PHOTO LIBRARY
Bức ảnh này cho thấy hình ảnh nội soi của đại tràng khỏe mạnh có thành cơ tròn.
GASTROLAB/SCIENCE PHOTO LIBRARY
Nội soi thường cần phải tiêm tĩnh mạch thuốc an thần. Ngoại trừ soi hậu môn và soi đại tràng sigma, thường không cần đến thuốc an thần.
Tỷ lệ biến chứng chung trong các thủ thuật nội soi thường thấp, với ước tính dưới 0,3% và thậm chí nguy cơ tử vong còn thấp hơn (1). Các biến chứng thường liên quan đến thuốc (ví dụ: suy hô hấp); các biến chứng do thủ thuật (ví dụ: do hút, thủng, chảy máu nhiều) ít phổ biến hơn.
Các biến chứng khác, bao gồm biến cố nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các biến cố ở phổi nghiêm trọng, sau khi nội soi đại tràng sàng lọc hoặc nội soi đại tràng giám sát thấp và không cao hơn so với các thủ thuật có nguy cơ thấp khác (ví dụ: tiêm khớp hoặc hút dịch khớp, tán sỏi, nội soi khớp, phẫu thuật ống cổ tay hoặc phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể) (2, 3).
Tài liệu tham khảo chung
1. Kothari ST, Huang RJ, Shaukat A, et al. ASGE review of adverse events in colonoscopy. Gastrointest Endosc. 2019;90(6):863-876.e33. doi:10.1016/j.gie.2019.07.033
2. Wang L, Mannalithara A, Singh G, et al. Low rates of gastrointestinal and non-gastrointestinal complications for screening or surveillance colonoscopies in a population-based study. Gastroenterology. 154(3):540–555, 2018. doi: 10.1053/j.gastro.2017.10.006
3. Vargo, JJ 2nd. Sedation-related complications in gastrointestinal endoscopy. Gastrointest Endosc Clin N Am. 25(1):147–158, 2015. doi: 10.1016/j.giec.2014.09.009
Nội soi tiêu hóa chẩn đoán
Các thủ thuật chẩn đoán bằng nội soi thông thường bao gồm lấy mẫu tế bào và mô bằng bàn chải hoặc kẹp sinh thiết. Một vài loại dụng cụ nội soi khác có thêm các chức năng chẩn đoán và điều trị. Các thiết bị nội soi được trang bị siêu âm có thể đánh giá lưu lượng máu hoặc cung cấp hình ảnh tổn thương vùng niêm mạc, dưới niêm mạc, hoặc tổn thương lớp áo ngoài. Siêu âm nội soi có thể cung cấp thông tin (như, độ sâu và rộng của tổn thương) không ghi nhận được khi nội soi thông thường. Kim sinh thiết cả tổn thương trong và ngoài thành ống tiêu hóa có thể thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm nội soi.
Nội soi thông thường không thể quan sát được phần lớn ruột non. Nội soi ruột có xung đẩy sử dụng dụng cụ nội soi dài hơn, có thể đẩy theo cách thủ công tới đầu xa của tá tràng hoặc đầu gần của hỗng tràng.
Nội soi ruột có hỗ trợ bằng bóng
Nội soi ruột có hỗ trợ bóng chèn cung cấp những đánh giá bổ sung vượt trội hơn cả nội soi có xung đẩy. Phương pháp này sử dụng một ống nội soi có gắn 1 hoặc 2 quả bóng bơm hơi vào một ống nối lắp phía trên ống nội soi. Khi dụng cụ soi được đẩy tới khoảng cách xa nhất có thể, bóng được thổi phồng và neo vào niêm mạc ruột. Việc kéo lại quả bóng được bơm phồng sẽ kéo ruột non qua ống lồng bên ngoài giống như một ống tay áo, do đó làm ngắn và thẳng ruột non và để dụng cụ nội soi có thể tiến sâu thêm.
Nội soi ruột có hỗ trợ bóng chèn có thể tiến hành xuôi dòng (hướng về phía dưới) hay ngược dòng (hướng lên phía trên), cho phép can thiệp điều trị dự phòng và kiểm tra toàn bộ ruột non.
Nội soi đại tràng sàng lọc
Nội soi đại tràng sàng lọc thường được khuyến nghị cho những bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên và tất cả những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng.
Để biết thông tin chi tiết về các khuyến nghị sàng lọc ung thư đại trực tràng, hãy xem kiểm tra sàng lọc ung thư đại trực tràng.
Nội soi tiêu hóa để điều trị
Thủ thuật nội soi điều trị bệnh lý tiêu hóa bao gồm
Loại bỏ dị vật
Cầm máu bằng cách đặt kẹp cầm máu, tiêm thuốc, xịt cầm máu, đông máu bằng nhiệt, quang đông bằng laser, thắt giãn tĩnh mạch hoặc liệu pháp xơ cứng
Loại bỏ khối u bằng laser đốt điện đông hai cực.
Liệu pháp loại bỏ những tổn thương tiền ác tính
Loại bỏ polyp
Cắt bỏ niêm mạc và/hoặc mô dưới niêm mạc
Lưới giãn hoặc thu hẹp
Đặt stent
Điều trị xoắn ruột hoặc lồng ruột
Giảm áp lực căng giãn đại tràng cấp hoặc bán cấp.
Đặt ống thông cho ăn
Dẫn lưu nang tụy
Thủ thuật giảm béo bằng nội soi (ví dụ đặt bóng trong dạ dày, cắt dạ dày ống bọc nội soi)
Thủ thuật mở cơ bằng nội soi (ví dụ, đối với chứng không giãn được thực quản, liệt dạ dày kháng trị)
Phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản bằng nội soi qua miệng
Chống chỉ định của nội soi tiêu hóa
Chống chỉ định tuyệt đối với nội soi gồm
Sốc
Nhồi máu cơ tim cấp
Viêm phúc mạc
Thủng cấp
Viêm đại tràng tối cấp
Chống chỉ định tương đối gồm bệnh nhân không hợp tác, hôn mê (trừ bệnh nhân đặt nội khí quản), rối loạn nhịp tim hoặc nhồi máu cơ tim gần đây.
Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu hoặc điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid kéo dài có thể tiến hành nội soi chẩn đoán một cách an toàn. Tuy nhiên, nếu có khả năng phải thực hiện sinh thiết hoặc liệu pháp nhiệt, cần phải ngừng thuốc chống đông máu trong một khoảng thời gian thích hợp trước khi tiến hành thủ thuật (1). Cần phải ngừng uống thuốc chứa sắt trước khi nội soi từ 4 đến 5 ngày vì một số loại rau xanh tương tác với sắt để tạo thành chất cặn dính khó loại bỏ khi chuẩn bị ruột và gây trở ngại cho việc quan sát.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Học viện Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) không còn khuyến nghị dự phòng viêm nội tâm mạc cho những bệnh nhân nội soi tiêu hóa thường quy (2). Hiệp hội Nội soi Tiêu hóa Hoa Kỳ cũng khuyến nghị không nên dùng kháng sinh dự phòng trước bất kỳ thủ thuật tiêu hóa nào ở những bệnh nhân có ghép mạch tổng hợp hoặc các thiết bị tim mạch không van khác (ví dụ: thiết bị điện tử cấy ghép) hoặc đối với những bệnh nhân có chân tay giả chỉnh hình. (3). Tuy nhiên, thuốc kháng sinh được sử dụng trước khi đặt ống thông trong thủ thuật mở thông dạ dày bằng nội soi qua da (PEG) để ngăn ngừa nhiễm trùng tại chỗ và thường được sử dụng trước khi nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) hoặc các thủ thuật khác tiếp cận hệ thống gan mật.
Đối với bệnh nhân đang thẩm phân phúc mạc, nên dẫn lưu bụng trước khi nội soi đại tràng để ngăn ngừa viêm phúc mạc (4). Vẫn chưa biết rõ lợi ích của việc dùng kháng sinh trước nội soi đại tràng ở bệnh nhân thẩm phân phúc mạc để ngăn ngừa viêm phúc mạc (4, 5).
Tham khảo chống chỉ định
1. Acosta RD, Abraham NS, Chandrasekhara V, et al. The management of antithrombotic agents for patients undergoing GI endoscopy. Gastrointest Endosc. 83(1):3–16, 2016. doi: 10.1016/j.gie.2015.09.035. Clarification and additional information. Gastrointest Endosc. 83(3):678, 2016.
2. Otto CM, Nishimura RA, Bonow RO, et al. 2020 ACC/AHA Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines [published correction appears in Circulation. Ngày 2 tháng 2 năm 2021;143(5):e229. doi: 10.1161/CIR.0000000000000955] [bản sửa lỗi đã xuất bản có trong Circulation. Ngày 22 tháng 8 năm 2023;148(8):e8. doi: 10.1161/CIR.0000000000001177] [bản sửa lỗi đã xuất bản có trongCirculation. Ngày 14 tháng 11 năm 2023;148(20):e185. doi: 10.1161/CIR.0000000000001190] [[bản sửa lỗi đã xuất bản có trong Circulation. Ngày 17 tháng 9 năm 2024;150(12):e267. doi: 10.1161/CIR.0000000000001284]. Circulation. 2021;143(5):e72-e227. doi:10.1161/CIR.0000000000000923
3. ASGE Standards of Practice Committee, Khashab MA, Chithadi KV, et al. Antibiotic prophylaxis for GI endoscopy. Gastrointest Endosc. 81(1):81–89, 2015. doi: 10.1016/j.gie.2014.08.008
4. Li PK, Chow KM, Cho Y, et al. ISPD peritonitis guideline recommendations: 2022 update on prevention and treatment [bản sửa lỗi đã xuất bản có trong Perit Dial Int. Tháng 5 năm 2023;43(3):279. doi: 10.1177/08968608231166870] [bản sửa lỗi đã xuất bản có trong Perit Dial Int. Tháng 5 năm 2024;44(3):223. doi: 10.1177/08968608241251453]. Perit Dial Int. 2022;42(2):110-153. doi:10.1177/08968608221080586
5. Yip T, Tse KC, Lam MF, et al. Risks and outcomes of peritonitis after flexible colonoscopy in CAPD patients. Perit Dial Int. 2007;27(5):560-564.
Chuẩn bị cho nội soi tiêu hóa
Các bước chuẩn bị thông thường cho nội soi bao gồm không ăn thức ăn đặc trong 8 giờ và không uống đồ lỏng trong 2 giờ đến 4 giờ trước khi làm thủ thuật (xem hướng dẫn 2017 [1] và hướng dẫn 2023 [2] của Lực lượng Đặc nhiệm của Hiệp hội Bác sĩ Gây mê Hoa Kỳ). Ngoài ra, nội soi đại tràng yêu cầu làm sạch đại tràng. Có thể áp dụng nhiều phác đồ khác nhau, nhưng tất cả đều bao gồm chế độ ăn đồ lỏng hoàn toàn hoặc đồ lỏng trong suốt trong 24 giờ đến 48 giờ và một số loại thuốc nhuận tràng, có hoặc không có thuốc xổ (3). Các chế phẩm làm sạch ruột sử dụng một lượng lớn chất lỏng có chất điện giải thường được sử dụng. Các chế phẩm có sẵn theo các thể tích khác nhau (thường trong khoảng từ 2 L đến 4 L) và có mức độ hiệu quả khác nhau. Cho các chế phẩm theo kiểu chia liều, tức là cho một nửa thể tích vào ngày trước khi làm thủ thuật và một nửa thể tích vào ngày làm thủ thuật, đã được chứng minh là cải thiện mức tuân thủ điều trị của bệnh nhân, chất lượng khám và tỷ lệ phát hiện u tuyến (4).
Những bệnh nhân không thể dung nạp được các chế phẩm làm sạch ruột có thể được cho dùng magiê citrate, natri photphat, polyethylen glycol, lactulose hoặc các loại thuốc nhuận tràng khác. Việc thụt tháo có thể được thực hiện với natri phosphate hoặc nước máy. Các chế phẩm chứa phosphate không nên sử dụng ở bệnh nhân suy thận.
Các thuốc chủ vận GLP-1, như là liraglutit và semaglutit, đã xuất hiện là các thuốc điều trị quan trọng trong việc kiểm soát bệnh béo phì và bệnh đường típ 2. Tuy nhiên, việc dùng thuốc này trước khi thực hiện thủ thuật nội soi cần phải xem xét cẩn thận do tác động tiềm ẩn đến nhu động của đường tiêu hóa. Các thuốc này có thể gây ra những thay đổi trong quá trình làm tống hết thức ăn của dạ dày, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ làm chậm quá trình tống hết thức ăn của dạ dày và những tác động của thuốc đó đối với tác dụng an thần và gây mê trong quá trình thực hiện thủ thuật. Do đó, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần thận trọng trong việc đánh giá thời điểm sử dụng GLP-1 so với các can thiệp nội soi theo lịch trình. Hướng dẫn hỗ trợ việc ngừng dùng thuốc GLP-1 hàng tuần vào tuần trước khi nội soi (5). Ngoài ra, việc đánh giá cá nhân các yếu tố cụ thể của bệnh nhân, bao gồm bản chất của quy trình và tình trạng sức khỏe tổng thể, là điều cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu vì vẫn chưa có sự đồng thuận về thời gian tối ưu cần giữ các loại thuốc này để giảm thiểu nguy cơ bị hít sặc (6, 7). Tại các trung tâm hoặc trong các tình huống lâm sàng có sẵn, siêu âm bụng để đánh giá xem có dịch dạ dày không có thể làm giảm nguy cơ bị hít sặc và giúp hướng dẫn thảo luận về các nguy cơ và lợi ích của thủ thuật này (5). Việc tuân thủ các nguyên tắc này có thể giúp giảm thiểu các biến chứng và nâng cao kết quả phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân này.
Tài liệu tham khảo về các chế phẩm
1. Practice Guidelines for Preoperative Fasting and the Use of Pharmacologic Agents to Reduce the Risk of Pulmonary Aspiration. Application to Healthy Patients Undergoing Elective Procedures: An Updated Report by the American Society of Anesthesiologists Task Force on Preoperative Fasting and the Use of Pharmacologic Agents to Reduce the Risk of Pulmonary Aspiration. Anesthesiology. 126(3):376–393, 2017. doi: 10.1097/ALN.0000000000001452
2. Joshi GP, Abdelmalak BB, Weigel WA, et al. 2023 American Society of Anesthesiologists practice guidelines for preoperative fasting: Carbohydrate-containing clear liquids with or without protein, chewing gum, and pediatric fasting duration—A modular update of the 2017 American Society of Anesthesiologists practice guidelines for preoperative fasting. Anesthesiology. 138(2):132–151, 2023. doi: 10.1097/ALN.0000000000004381
3. Gu P, Lew D, Oh SJ, et al. Comparing the real-world effectiveness of competing colonoscopy preparations: Results of a prospective trial. Am J Gastroenterol. 114(2):305–314, 2019. doi: 10.14309/ajg.0000000000000057
4. ASGE Standards of Practice Committee, Saltzman JR, Cash BD, et al. Bowel preparation before colonoscopy. Gastrointest Endosc. 81(4):781–794, 2015. doi: 10.1016/j.gie.2014.09.048
5. Joshi GP, Abdelmalak BB, Weigel WA, et al; American Society of Anesthesiologists (ASA) Task Force on Preoperative Fasting. American Society of Anesthesiologists Consensus-Based Guidance on Preoperative Management of Patients (Adults and Children) on Glucagon-Like Peptide-1 (GLP-1) Receptor Agonists.
6. Hashash JG, Thompson CC, Wang AY. AGA Rapid Clinical Practice Update on the Management of Patients Taking GLP-1 Receptor Agonists Prior to Endoscopy: Communication. Clin Gastroenterol Hepatol. 2024;22(4):705-707. doi:10.1016/j.cgh.2023.11.002
7. Ushakumari DS, Sladen RN. ASA Consensus-based Guidance on Preoperative Management of Patients on Glucagon-like Peptide-1 Receptor Agonists. Anesthesiology. 2024;140(2):346-348. doi:10.1097/ALN.0000000000004776
Video nội soi bằng viên nang
Trong nội soi viên nang hệ video (nội soi video không dây) bệnh nhân được nuốt một viên nang có chứa camera, truyền tải hình ảnh đến máy ghi bên ngoài, viên nang không cần phải lấy lại. Công nghệ không xâm lấn này cung cấp chẩn đoán hình ảnh ruột non mà khó có thể thu được bằng nội soi thông thường.
Thủ thuật này đặc biệt hữu ích ở những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa kín đáo và để phát hiện bất thường niêm mạc.
Nội soi bằng viên nang khó hơn ở đại tràng và mặc dù khả thi nhưng không thường được sử dụng làm phương thức sàng lọc ung thư đại tràng (1).
Tài liệu tham khảo nội soi bằng viên nang có video
1. Vuik FER, Nieuwenburg SAV, Moen S, et al. Colon capsule endoscopy in colorectal cancer screening: a systematic review. Endoscopy. 2021;53(8):815-824. doi:10.1055/a-1308-1297
Thông tin thêm
Sau đây là các tài nguyên tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của các tài nguyên này.
American Heart Association and American College of Cardiology: 2020 ACC/AHA Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines (2020)
American Society of Anesthesiologists Task Force: 2017 Practice Guidelines for Preoperative Fasting and the Use of Pharmacologic Agents to Reduce the Risk of Pulmonary Aspiration: Application to Healthy Patients Undergoing Elective Procedures: An Updated Report by the American Society of Anesthesiologists Task Force on Preoperative Fasting and the Use of Pharmacologic Agents to Reduce the Risk of Pulmonary Aspiration (2017)
American Society of Anesthesiologists Task Force: 2023 Practice Guidelines for Preoperative Fasting: Carbohydrate-containing Clear Liquids with or without Protein, Chewing Gum, and Pediatric Fasting Duration—A Modular Update of the 2017 American Society of Anesthesiologists Practice Guidelines for Preoperative Fasting (2023)