Sử dụng chất gây nghiện trong thời kỳ mang thai

TheoRavindu Gunatilake, MD, Valley Perinatal Services;Avinash S. Patil, MD, University of Arizona College of Medicine
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 10 2023

    Hút thuốc lá là tình trạng nghiện phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai. Carbon monoxide và nicotin trong thuốc lá gây ra thiếu oxy và co mạch, làm tăng nguy cơ sau đây:

    Trẻ sơ sinh có mẹ hút thuốc lá cũng có nhiều khả năng bị dị tật bẩm sinh, vô sọ, dị tật tim bẩm sinh, các khe hở vòm miệng, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, thiếu hụt thể chất và giảm trí tuệ, và các vấn đề về hành vi. Ngừng hút thuốc lá hoặc hạn chế hút giúp giảm các nguy cơ đó.

    Tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng có thể có hại cho thai nhi.

    Rượu là chất gây quái thai được sử dụng phổ biến nhất. Uống rượu trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên. Nguy cơ có thể liên quan đến lượng rượu tiêu thụ. Việc uống rượu thường xuyên làm giảm trọng lượng của trẻ khi sinh khoảng từ 1 đến 1,3 kg. Uống rượu thường xuyên, có thể chỉ khoảng 45 mL cồn nguyên chất (tương đương khoảng 3 ly) mỗi ngày, có thể gây ra hội chứng rượu ở thai nhi. Hội chứng này xảy ra ở 2,2/1000 trẻ sinh sống; nó bao gồm chậm phát triển thai nhi, các khuyết tật trên sọ mặt, tim mạch, và rối loạn chức năng thần kinh. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây thiểu năng trí tuệ và có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh do chậm phát triển.

    Các chất kích thích như là cocaine hoặc methamphetamine có những nguy cơ gián tiếp cho thai nhi (ví dụ: đột quỵ ở mẹ hoặc tử vong khi mang thai). Việc sử dụng các chất kích thích này cũng có thể dẫn đến co mạch và hạ oxy máu ở thai nhi. Sử dụng lặp lại làm tăng nguy cơ sau đây:

    Mặc dù chất chuyển hóa chính của cần sa có thể đi qua nhau thai, nhưng việc sử dụng cần sa để giải trí dường như không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc hạn chế sự phát triển của thai nhi. Việc sử dụng cần sa trong thời kỳ mang thai có liên quan đến những kết quả bất lợi khi mang thai bao gồm nhỏ so với tuổi thai, chuyển dạ sớm và các vấn đề về hành vi và phát triển thần kinh ở trẻ sơ sinh. Xu hướng tiếp cận giải trí dễ dàng hơn và sử dụng cần sa rộng rãi hơn ở một số bang có thể dẫn đến sự hiểu biết được cải thiện về tác dụng của cần sa theo thời gian.

    Muối tắm dùng để chỉ một nhóm thuốc bất hợp pháp được thiết kế từ nhiều loại chất giống amphetamine; những loại thuốc này đang được sử dụng ngày càng nhiều trong thời kỳ mang thai. Mặc dù tác dụng chưa được hiểu rõ nhưng có thể xảy ra hiện tượng co mạch và hạ oxy máu ở thai nhi, đồng thời có nguy cơ thai chết lưu, nhau bong non và có thể là dị tật bẩm sinh.

    Chất ma túy gây ảo giác tùy thuộc vào loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ sau đây:

    Thuốc gây mê hoặc thuốc ngủ bao gồm methylenedioxymethamphetamine (MDMA, hoặc thuốc lắc), rohypnol, ketamine, methamphetamine, và LSD (lysergic acid diethylamide).

    Opioid (ví dụ: heroin, methadone, morphine) dễ dàng đi qua nhau thai và do đó có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc opioid ở thai nhi. Trẻ sơ sinh có thể có các triệu chứng cai nghiện sau khi sinh từ 6 giờ đến 8 ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng opioid hiếm khi dẫn đến các dị tật bẩm sinh. Liệu pháp thuốc chủ vận từng phần opioid, chẳng hạn như buprenorphine, có thể làm giảm nguy cơ cai thuốc ở trẻ sơ sinh so với methadone và đang được sử dụng ngày càng nhiều cho những bệnh nhân phụ thuộc opioid trong thai kỳ.

    Sử dụng opioid trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ bị các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như

    Heroin làm tăng nguy cơ sinh con nhỏ hơn so với tuổi thai.

    Mặc dù tiêu thụ caffeine với số lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ chu sinh là không rõ ràng. Tiêu thụ caffeine với lượng nhỏ (ví dụ: 1 tách cà phê/ngày) dường như gây ra ít hoặc không có nguy cơ cho thai nhi, nhưng một số dữ liệu, không tính đến việc sử dụng thuốc lá hoặc rượu, cho thấy rằng tiêu thụ lượng lớn (> 7 tách cà phê/ngày) làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non, sinh nhẹ cân và sẩy thai tự nhiên. Thức uống có chất cafeein theo lý thuyết ít gây nguy hiểm cho thai nhi.

    Sử dụng aspartame (một chất thay thế đường ăn kiêng) trong thời kỳ mang thai vẫn còn đang là một câu hỏi cần được kiểm chứng. Chất chuyển hóa phổ biến nhất của aspartame, phenylalanine, tập trung ở bào thai bằng cách vận chuyển chủ động qua nhau thai; mức độ độc hại có thể gây thiểu năng trí tuệ. Tuy nhiên, số lượng tiêu hoá phải ít hơn giới hạn cho phép và nồng độ phenylalanine ở thai nhi phải thấp hơn nồng độ gây độc rất nhiều. Do đó, uống aspartame mức độ vừa phải (ví dụ, không quá 1 lít soda mỗi ngày) trong thời kỳ mang thai dường như ít gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, ở phụ nữ có thai bị bệnh phenylketon niệu, có dùng phenylalanine và do đó aspartame bị cấm.