Khóc

TheoDeborah M. Consolini, MD, Thomas Jefferson University Hospital
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 11 2022

Ở tất cả trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ khóc như một hình thức giao tiếp; đó là phương thức duy nhất trẻ có thể thể hiện khi cần. Hầu hết khóc là biểu hiện đòi hỏi khi đói, khó chịu (ví dụ như tã ướt), hoặc chia cắt, và nó chấm dứt khi được đáp ứng các nhu cầu (ví dụ như ăn, thay bỉm, âu yếm). Tiếng khóc này là bình thường và có xu hướng làm giảm về thời gian và tần suất sau 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, khóc vẫn tiếp tục tồn tại sau những cố gắng nhằm giải quyết các nhu cầu thường xuyên và những nỗ lực để xoa dịu hoặc kéo dài tình trạng bình thường của trẻ thì cần được điều tra để xác định nguyên nhân cụ thể.

Căn nguyên của khóc

Nguyên nhân của khóc là

  • Thực thể ở < 5%

  • chức năng 95%

Thực thể

Các nguyên nhân thực thể khóc, mặc dù hiếm, luôn cần được xem xét. Các nguyên nhân cần được xem xét được phân loại gồn nguyên nhân từ tim, đường tiêu hóa, nhiễm trùng và chấn thương ( xem Bảng: Một số Nguyên nhân gây Khóc). Trong số này, các mối đe dọa tính mạng tiềm ẩn bao gồm suy tim, lồng ruột, xoắn ruột, viêm màng não (xem thêm Viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi và Viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh) và chấn thương, đặc biệt là chảy máu nội sọ do chấn thương đầu.

Đau bụng colic là tình trạng khóc quá mức xảy ra ở trẻ ≤ 4 tháng tuổi, không xác định được nguyên nhân thực thể, có thể xảy ra ít nhất 3 giờ/ngày > 3 ngày/tuần trong > 3 tuần.

Bảng

Đánh giá khóc

Lịch sử

Tiền sử của các bệnh hiện tại tập trung vào thời điểm xuất hiện tiếng khóc, thời gian, đáp ứng với các cố gắng xoa dịu, tần suất hoặc tính riêng biệt của các giai đoạn. Bố mẹ cần được hỏi về các vấn đề hoặc hiện tượng liên quan, bao gồm lịch tiêm chủng gần đây, chấn thương (ví dụ như ngã), tương tác với anh chị em ruột, nhiễm trùng, sử dụng thuốc, và mối liên quan giữa khóc với bữa ăn và đi vệ sinh.

Rà soát hệ thống tập trung vào các triệu chứng là nguyên nhân gây rối loạn, bao gồm táo bón, tiêu chảy, nôn mửa, uốn cong lưng, phân tóe nước, và phân có máu (rối loạn dạ dày ruột); sốt, ho, thở khò khè, nghẹt mũi và khó thở (nhiễm trùng đường hô hấp); và đau rõ hơn trong khi tắm hoặc thay đổi tư thế (chấn thương).

Tiền sử nên lưu ý các đợt khóc trước đây hoặc các căn nguyên có thể tiềm ẩn nguy cơ gây khóc (ví dụ như bệnh tim, chậm phát triển).

Khám thực thể

Kiểm tra bắt đầu bằng việc xem xét các dấu hiệu sống, đặc biệt là sốt và thở nhanh. Quan sát ban đầu đánh giá trẻ nhũ nhi hoặc trẻ có các dấu hiệu li bì hoặc khó thở và ghi nhận cách cha mẹ tương tác với trẻ.

Trẻ nhũ nhi hoặc trẻ em được cởi quần áo và quan sát thấy các dấu hiệu khó thở (ví dụ, rút lõm hố thượng đòn và khoang liên sườn, tím). Quan sát ngoài da xem trẻ có bị sưng, có nốt bầm tím hay bị xước không.

Nghe phổi để phát hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp (ví dụ: thở khò khè, rales nổ, giảm thông khí phổi) và các bất thường ở tim (ví dụ như nhịp tim nhanh, tiếng ngựa phi, tiếng thổi tâm thu, tiếng click tâm thu). Sờ bụng có mềm không. Tháo tã để kiểm tra bộ phận sinh dục và hậu môn để tìm các dấu hiệu của sự xoắn tinh hoàn (ví dụ, bìu xung huyết đỏ, đau khi sờ vào), tóc cuốn trên dương vật, thoát vị bẹn (ví dụ, sưng ở vùng bẹn hoặc bìu), và nứt kẽ hậu môn.

Kiểm tra các chi xem có dấu hiệu gãy xương (ví dụ, sưng, đỏ, đau, duỗi thõng ra, đau với chuyển động thụ động). Ngón tay và ngón chân được kiểm tra xem có tóc quấn không.

Tai được kiểm tra xem có các dấu hiệu của chấn thương (ví dụ như chảy máu trong ống tai hoặc sau màng nhĩ) hoặc nhiễm trùng (ví dụ như màng hồng đỏ, phồng lên). Các giác mạc được nhuộm huỳnh quang và được kiểm tra bằng ánh sáng xanh để loại trừ xước giác mạc, soi giác mạc bằng kính hiển vi để tìm dấu hiệu xuất huyết. (Nếu nghi ngờ xuất huyết võng mạc thì nên khám bác sĩ chuyên khoa mắt.) Soi hầu họng để khám các vết loét hoặc vế xước trong miệng. Sờ đầu tìm các dấu hiệu gẫy xương.

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Suy hô hấp

  • Vết bầm tím và trầy xước

  • Kích thích mạnh

  • Sốt và khó hạ nhiệt

  • Sốt ở trẻ nhỏ 8 tuần tuổi

Giải thích các dấu hiệu

Tập chung vào các dấu hiệu nghi ngờ khi đánh giá trẻ khóc. Sự lo lắng của cha mẹ là một biến quan trọng. Khi cha mẹ lo lắng nhiều, bác sĩ lâm sàng nên cảnh giác ngay cả khi chưa có kết luận cuối cùng vì cha mẹ có thể phản ứng dưới tiềm thức đối với những điều tế nhị nhưng thay rõ rệt. Ngược lại, mức độ quan tâm của cha mẹ rất thấp, đặc biệt nếu cha mẹ thiếu tương tác với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, có thể cho thấy vấn đề liên kết hoặc không có khả năng đánh giá và kiểm soát các nhu cầu của trẻ. Sự không thống nhất giữa bệnh sử và biểu hiện lâm sàng của trẻ sẽ gây lo ngại về khả năng bị lạm dụng.

Sẽ rất hữu ích để phân biệt các lĩnh vực chung cần quan tâm. Ví dụ, với sốt, nguyên nhân có khả năng nhất thường là nhiễm trùng; suy hô hấp mà không sốt có thể có nguyên nhân tim mạch hoặc đau. Những bất thường về phân hay đau bụng trong quá trình thăm khám thường phù hợp với nguyên nhân tại dạ dày ruột. Các dấu hiệu đặc hiệu có thể giúp xác định các nguyên nhân nhất định ( xem Bảng: Một số Nguyên nhân gây Khóc).

Khoảng thời gian cũng rất hữu ích. Khóc không liên tục trong một số ngày ít gây quan tâm hơn so với khóc đột ngột, liên tục. Liệu khóc có chung một đặc điểm vào một thời điểm trong ngày hay đêm thường có ý nghĩa. Ví dụ, trẻ thường bắt đầu khóc vào ban đêm thường là trẻ nhũ nhi hoặc trẻ khỏe mạnh hoặc trẻ có thể có biểu hiện sự lo sợ hoặc các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.

Tính chất của khóc cũng được bộc lộ. Cha mẹ thường có thể phân biệt một tiếng khóc do đau từ kiểu khóc dữ dội hoặc khóc do sợ hãi. Một điều cũng rất quan trọng là xác định mức độ nhạy. Một trẻ khóc khó dỗ hay trẻ được quan tâm nhiều so với các trẻ bình thường hoặc dễ dỗ khi khóc.

Xét nghiệm

Xét nghiệm được tiến hành nhằm tìm nguyên nhân nghi ngờ ( xem Bảng: Một số Nguyên nhân gây Khóc) và đặc biệt cần lưu ý đến các mối đe dọa tiềm ẩn trong cuộc sống, trừ khi bệnh sử và khám lâm sàng là đủ để chẩn đoán. Khi có rất ít hoặc không có dấu hiệu lâm sàng cụ thể nào được tìm thấy và không có chỉ định làm xét nghiệm ngay lập tức, cần theo dõi chặt chẽ và đánh giá lại cho phù hợp.

Điều trị khóc

Rối loạn thực thể hay bệnh nền cần được điều trị. Hỗ trợ và động viên cha mẹ là hết sức quan trọng khi trẻ nhũ nhi và trẻ em không tìm thấy các rối loạn tiềm tàng. Quấn trẻ bằng tã trong tháng đầu đời có thể hữu ích. Bế trẻ nhũ nhi hoặc trẻ nhỏ rất hữu ích trong việc làm giảm thời gian khóc.

Cần khuyến khích cha mẹ, nếu họ cảm thấy lo lắng, hãy nghỉ ngơi và đặt trẻ đang khóc xuống một vị trí an toàn trong vài phút. Giáo dục cha mẹ và tự "cho phép" mình nghỉ ngơi là rất hữu ích để tránh sự lạm dụng. Cung cấp thông tin để hỗ trợ cho cha mẹ những người dường như quá tải giúp ngăn ngừa những lo ngại trong tương lai.

Những điểm chính

  • Khóc là một phần của sự phát triển bình thường và phổ biến nhất trong 3 tháng đầu đời.

  • Khóc quá nhiều do nguyên nhân thực thể cần được phân biệt với đau bụng.

  • Ít hơn 5% khóc có nguyên nhân thực thể.

  • Khi không xác định được nguyên nhân thực thể, cha mẹ có thể cần được hỗ trợ.