Rối loạn lo âu lan tỏa ở trẻ em và vị thành niên

TheoJosephine Elia, MD, Sidney Kimmel Medical College of Thomas Jefferson University
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 05 2023

Rối loạn lo âu lan tỏa là một trạng thái dai dẳng của sự lo lắng gia tăng và được đặc trưng bởi lo lắng, sợ hãi và kinh sợ quá mức. Các triệu chứng cơ thể có thể bao gồm run, đổ mồ hôi, nhiều phàn nàn về cơ thể và kiệt sức. Chẩn đoán theo tiêu chuẩn lâm sàng. Điều trị thường với liệu pháp thư giãn, đôi khi kết hợp với điều trị bằng thuốc.

(Xem thêm Tổng quan các rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niênRối loạn lo âu lan tỏa ở người trưởng thành.)

Triệu chứng và Dấu hiệu

Trẻ bị rối loạn lo âu lan tỏa có lo lắng nhiều và lan rộng, chúng trầm trọng bởi những căng thăng. Những trẻ em này thường khó có thể chú ý và có thể hiếu động và bồn chồn. Họ có thể ngủ kém, đổ mồ hôi quá nhiều, cảm thấy kiệt sức, và phàn nàn về sự khó chịu của cơ thể (ví dụ, đau dạ dày, đau cơ, nhức đầu).

Trong đại dịch COVID-19, sự gián đoạn đột ngột và nghiêm trọng về các thói quen – chẳng hạn như đóng cửa trường học và cách ly y tế khỏi đại gia đình, bạn bè, giáo viên, các nhóm văn hóa và tôn giáo – làm gia tăng sự lo lắng ở gần như tất cả trẻ em. Sống trong không gian hạn chế với các thành viên trong gia đình hàng tuần đến hàng tháng, cha mẹ mất việc làm và sự không chắc chắn chung về tương lai cũng làm tăng căng thẳng (1).

Tài liệu tham khảo về các triệu chứng và dấu hiệu

  1. 1. Mental Health and Coping During the Coronavirus (COVID-19) Pandemic. Centers for Disease Control and Prevention. Truy cập vào ngày 12 tháng 5 năm 2023.

Chẩn đoán

  • Đánh giá tâm thần

  • Các tiêu chuẩn trong Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-5-TR)

GAD được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên có các triệu chứng lo âu nổi bật và làm suy giảm mà không tập trung đủ để đáp ứng các tiêu chí cho một rối loạn cụ thể như rối loạn lo âu xã hội hoặc rối loạn hoảng sợ. Rối loạn lo âu lan toả cũng là một chẩn đoán thích hợp cho trẻ em có rối loạn lo âu đặc hiệu, chẳng hạn như lo âu chia ly, nhưng cũng có các triệu chứng lo âu đáng kể khác ở trên và ngoài các rối loạn lo âu đặc hiệu.

Các tiêu chí cụ thể bao gồm sự hiện diện của từng tiêu chí sau:

  • Lo lắng và lo lắng quá mức khiến bệnh nhân khó kiểm soát

  • Các triệu chứng xuất hiện nhiều ngày hơn không trong 6 tháng

  • Các triệu chứng gây ra đau khổ nghiêm trọng hoặc làm suy giảm chức năng xã hội hoặc ở trường

Ngoài ra, các tiêu chí trên phải đi kèm với 1 trong các điều kiện sau:

  • Cảm giác bồn chồn hoặc căng thẳng hoặc bực dọc

  • Dễ bị mệt mỏi

  • Khó tập trung

  • Cáu gắt

  • Căng cơ

  • Rối loạn giấc ngủ

Đôi khi, GAD có thể bị nhầm lẫn với rối loạn giảm chú ý/tăng hoạt đông (ADHD) vì GAD có thể gây khó khăn cho việc chú ý và có thể dẫn đến kích thích tâm vận động (tức là tăng hoạt động). Tuy nhiên, trong ADHD, trẻ em cũng gặp khó khăn tập trung và cảm thấy bồn chồn khi họ không lo lắng. Một số trẻ có cả ADHD và rối loạn lo âu.

Điều trị

  • Liệu pháp thư giãn

  • Đôi khi dùng các loại thuốc giải lo âu, thường là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)

Do sự tập trung các triệu chứng đang lan tỏa, nên GAD là thách thức đặc biệt với điều trị bằng liệu pháp hành vi. Tập luyện thư giãn thường thích hợp hơn.

Những bệnh nhân bị rối loạn lo âu toàn thể nặng hoặc những người không đáp ứng với các can thiệp trị liệu tâm lý có thể cần dùng thuốc giải lo âu. Cũng như các rối loạn lo âu khác, SSRI (xem bảng Thuốc điều trị dài hạn lo âu và các rối loạn liên quan) thường là thuốc được lựa chọn. Buspirone đôi khi được sử dụng cho trẻ em không thể dung nạp SSRIs; tuy nhiên nó ít hiệu quả hơn. Liều khởi đầu cho buspiron là 5 mg uống 2 lần mỗi ngày; liều có thể tăng dần lên 30 mg (20 mg 3 lần/ngày) nếu dung nạp. GI đau thắt hoặc đau đầu có thể là những yếu tố hạn chế trong việc tăng liều.

Những điểm chính

  • Trẻ bị rối loạn lo âu lan tỏa có những lo lắng nhiều và lan rộng, chứ không phải là một lo lắng đơn độc, cụ thể.

  • Chẩn đoán GAD khi các triệu chứng gây phiền toái đáng kể cho đứa trẻ hoặc làm ảnh hưởng đến chức năng xã hội hoặc hoạt động học tập và đứa trẻ có 1 triệu chứng đặc trưng (ví dụ, bồn chồn, căng thẳng hoặc bực dọc).

  • Liệu pháp thư giãn có thể có tác dụng; nếu trẻ em lo lắng rất nhiều hoặc không đáp ứng với các biện pháp can thiệp trị liệu tâm lý, hãy cân nhắc dùng thuốc giải lo âu (tốt nhất là SSRI).