Giao tiếp ở trẻ em có thể bị rối loạn do vấn đề giọng nói, thính giác, lời nói, ngôn ngữ hoặc kết hợp những nguyên nhân trên. Chẩn đoán bao gồm việc đánh giá từng thành phần.
Hơn 10% trẻ em có rối loạn giao tiếp. Rối loạn trong một thành phần có thể ảnh hưởng đến thành phần khác. Ví dụ, khiếm thính làm giảm sự biến chỉnh giọng nói và có thể dẫn đến rối loạn giọng nói. Giảm thính lực do viêm tai giữa có thể gây trở ngại cho việc phát triển ngôn ngữ. Tất cả các rối loạn về giao tiếp, bao gồm rối loạn về giọng nói, có thể ảnh hưởng đến thành tích học tập và các mối quan hệ xã hội.
Rối loạn giọng nói
Hơn 6% trẻ em tuổi đến trường có vấn đề về giọng nói, thường là khàn giọng. Nguyên nhân thường là nói quá nhiều và/hoặc nói quá to. Bất thường phổ biến nhất về giải phẫu là u dây thanh. Các tổn thương thanh quản khác hoặc bất thường nội tiết cũng có thể là nguyên nhân. Giảm thính lực có thể làm giảm khả năng nhận cảm âm lượng của giọng nó từ đó ảnh hưởng đến khả năng biến chỉnh giọng nói. U dây thanh âm thường được điều trị bằng liệu pháp luyện tập nói và hiếm khi phải phẫu thuật.
Rối loạn thính giác
Thảo luận về các rối loạn thính giác, xem Khiếm thính ở trẻ em.
Rối loạn về lời nói
Khoảng 5% trẻ em đi học lớp một có rối loạn lời nói. Trong rối loạn lời nói, việc phát âm bị hạn chế. Rối loạn lời nói bao gồm:
Nói vang giọng mũi: Nói vang giọng mũi: thường do hở hàm ếch hoặc các bất thường cấu trúc khác ngăn cản sự đóng bình thường của khẩu cái mềm với thành thực quản (Mất điều khiển về lời nói).
Nói lắp: Phát triển nói lắp, định dạng nói lắp, thường gặp ở trẻ từ 2 - 5 tuổi và gặp ở trẻ trai nhiều hơn. Nguyên nhân của nói lắp chưa rõ tuy nhiên yếu tố đến từ gia đình là phổ biến. Rối loạn về thần kinh (ví dụ, đột quỵ, chấn thương sọ não) cũng có thể gây ra nói lắp.
Rối loạn về phát âm: hầu hết trẻ bị rối loạn về phát âm không phát hiện được nguyên nhân thực thể. Rối loạn phát âm thứ phát có thể do các rối loạn thần kinh hoặc do rối loạn sự phối hợp của các cơ nói. Vì các cơ nuốt cũng thường bị ảnh hưởng, khó nuốt có thể được phát hiện trước khi có rối loạn phát âm. Các rối loạn thính giác và bất thường cấu trúc (ví dụ như lưỡi, môi, hoặc vòm miệng) cũng có thể làm rối loạn phát âm.
Liệu pháp lời nói rất hữu ích trong nhiều rối loạn phát âm nguyên phát. Các thương tổn này làm cho trẻ không đóng kín được vòm miệng khi phát âm và thường đòi hỏi phẫu thuật cũng như dùng liệu pháp lời nói.
Rối loạn ngôn ngữ
Khoảng 5% trẻ em khỏe mạnh gặp khó khăn trong việc hiểu hoặc biểu hiện ngôn ngữ (được gọi là suy giảm ngôn ngữ đặc biệt). Trẻ trai thường bị ảnh hưởng nhiều hơn, và các yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân. Ngoài ra, các rối loạn ngôn ngữ có thể xảy ra thứ phát (ví dụ: chấn thương sọ não, chậm phát triển trí tuệ, mất thính lực, thờ ơ, lãnh cảm hoặc hung hãn, tự kỷ, tăng động giảm chú ý).
Liệu pháp ngôn ngữ rất có ích cho trẻ. Một số trẻ với khuyết tật về ngôn ngữ đặc biệt có thể tự hồi phục.
Chẩn đoán
Cha mẹ có thể được tư vấn việc cho trẻ đi điều trị nếu trẻ có khiếm khuyết về giao tiếp (ví dụ, không thể nói ít nhất 2 từ vào ngày sinh nhật đầu tiên). Trẻ nên được khám thần kinh và khám tai mũi họng. Đánh giá thính giác và ngôn ngữ.
Nên cân nhắc việc nội soi thanh quản nếu nghi ngờ có rối loạn giọng nói (ví dụ: khàn giọng, giọng thở).
Những điểm chính
Các vấn đề về giọng nói, nghe, lời nói, và/hoặc ngôn ngữ (rối loạn giao tiếp) rất phổ biến và ảnh hưởng đến học tập và giao tiếp trong xã hội.
Đánh giá trẻ có rối loạn giao tiếp thường muộn(ví dụ: không thể nói ít nhất 2 từ vào ngày sinh nhật đầu tiên).
Đánh giá nghe, phát triển ngôn ngữ và có thể thực hiện nội soi thanh quản ở trẻ bị rối loạn giao tiếp.