Giảm bạch cầu là hiện tượng giảm lượng bạch cầu lưu hành xuống < 4000/mcL (< 4 x 109/L). Nó thường là hậu quả của việc giảm số lượng bạch cầu trung tính trong hệ tuần hoàn, mặc dù số lượng bạch cầu lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái toan hoặc bạch cầu ái kiềm giảm cũng có thể góp phần gây ra. Như vậy, chức năng miễn dịch nói chung là giảm.
Giảm bạch cầu trung tính là giảm số lượng bạch cầu trung tính trong máu thành < 1500/mcL (< 1,5 × 109/L). Những người gốc Phi hoặc Trung Đông thường có số lượng bạch cầu trung tính thấp ở mức 500/mcL (0,5 × 109/L), được gọi là giảm bạch cầu trung tính theo sắc tộc. Sự khác biệt này hiện nay thường là do tính đa hình trong gen 1 của thụ thể kháng nguyên Duffy (DARC). Giảm bạch cầu trung tính kèm theo giảm bạch cầu đơn nhân và giảm bạch cầu lympho gây ra tình trạng thiếu hụt miễn dịch nặng hơn so với giảm bạch cầu trung tính đơn thuần.
Giảm bạch cầu lympho là khi tổng số lympho đạt mức < 1000/mcL (1 × 109/L) ở người lớn. Tuy nhiên không phải lúc nào hiện tượng trên cũng được công nhận là giảm vì các tế bào lympho chỉ chiếm từ 20 đến 40% tổng số lượng bạch cầu. Hậu quả của giảm lympho có thể phụ thuộc vào các nhóm phụ của bạch cầu lympho bị giảm.
Giảm bạch cầu đơn nhân là hiện tượng giảm số lượng bạch cầu đơn nhân trong máu xuống < 500/mcL (< 0,5 × 109/L). Bạch cầu đơn nhân di chuyển vào các mô nơi chúng trở thành các đại thực bào, với đặc tính đặc biệt phụ thuộc vào mô nơi chúng cư trú.