(đau tai)

Đau tai

TheoDavid M. Kaylie, MS, MD, Duke University Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 12 2022

Đau tai có thể xảy ra đơn độc hoặc cùng chảy dịch tai hoặc, trong trường hợp hiếm gặp, đi cùng giảm thính lực.

Sinh lý bệnh Đau tai

Đau có thể đến từ một bệnh lý bên trong tai hoặc có thể liên quan đến tai từ một rối loạn cạnh đó không thuộc về tai.

Đau tại tai có thể là do một sự chênh áp suất giữa tai giữa và không khí bên ngoài, hoặc viêm cục bộ, hoặc cả hai. Sự chênh áp suất trong tai giữa thường bao gồm tắc nghẽn vòi Eustache, ức chế cân bằng giữa áp suất tai giữa và áp suất khí quyển và cũng làm tích tụ dịch trong tai giữa. Viêm tai giữa gây viêm đau đớn ở vùng màng nhĩ (TM) cũng như gây đau do tăng áp lực tai giữa (gây căng phồng màng nhĩ).

Đau quy chiếu có thể là kết quả của những rối loạn ở những vùng được chỉ phối bởi các thần kinh sọ não phụ trách cảm giác ở tai ngoài và tai giữa (5, 9 và 10). Các khu vực cụ thể bao gồm mũi, xoang cạnh mũi, vòm mũi họng, răng, lợi, khớp thái dương hàm (TMJ), xương hàm trên, tuyến nước bọt, lưỡi, amidan, họng, thanh quản, khí quản và thực quản. Rối loạn ở những khu vực này đôi khi cũng gây tắc nghẽn vòi tai, gây đau do tạo ra sự chênh lệch áp suất ở tai giữa.

Nguyên nhân gây đau tai

Đau tai do các nguyên nhân tại tai (bao gồm tai giữa hoặc tai ngoài) hoặc do các nguyên nhân không ngoài tai biểu hiện quy chiếu lên tai bởi các bệnh gần đó (xem bảng Một số nguyên nhân gây đau tai).

Với đau cấp, các nguyên nhân phổ biến nhất là

Với đau mãn tính (> 2 đến 3 tuần), nguyên nhân phổ biến nhất là

Cùng với đau mãn tính, u cũng phải được tầm soát, đặc biệt là ở những bệnh nhân cao tuổi và nếu đau có liên quan đến chảy mủ tai. Những người bị đái tháo đường hoặc mắc các bệnh thận mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch khác có thể phát triển một thể rất nặng của viêm tai ngoài gọi là viêm tai ngoài hoại tử hoặc ác tính. Trong trường hợp này, nếu phát hiện mô mềm bất thường khi khám ống tai. Mô bất thường phải được làm sinh thiết để loại trừ ung thư.

Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm là một nguyên nhân phổ biến gây đau tai ở bệnh nhân không phát hiện bất thường khi khám tai trên lâm sàng.

Bảng

Đánh giá Đau tai

Lịch sử

Bệnh sử hiện tại nên đánh giá vị trí, thời gian, và mức độ đau tai và diễn biến đau liên tục hay thành cơn. Nếu không liên tục, cần xác định xem nó xuất hiện một cách ngẫu nhiên hay xảy ra chủ yếu là khi nuốt hoặc cử động hàm. Các triệu chứng liên quan quan trọng bao gồm chảy dịch tai, nghe kém và đau họng. Bệnh nhân nên được hỏi có sử dụng bất kỳ cách nào để làm sạch ống tai (ví dụ bằng bông ngoáy tai) hoặc các dụng cụ khác gần đây, dị vật tai, đi máy bay hoặc lặn biển gần đây, có đi bơi hay để nước tiếp xúc với tai không.

Hỏi triệu chứng toàn thân nên hỏi về các triệu chứng của bệnh mãn tính, như giảm cân và sốt.

Tiền sử y khoa nên hỏi về bệnh tiểu đường hoặc tình trạng suy giảm miễn dịch khác, rối loạn của tai trước đây (đặc biệt là nhiễm trùng), và liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc lá và rượu.

Khám thực thể

Bệnh nhân cần được kiểm tra xem có sốt không.

Khám tập trung vào tai, mũi và họng.

Nhìn vành tai và vùng mỏm chũm để phát hiện đỏ và sưng. Kéo nhẹ vành tai; nếu bệnh nhân đau đáng kể khi gợi ý đến viêm tai ngoài. Ống tai nên được kiểm tra xem có bị đỏ, chảy mủ. sưng, phồng, có ráy tai hoặc dị vật tai, và bất kỳ tổn thương nào khác. Màng nhĩ cần phải được kiểm tra xem có đỏ, thủng và có các dấu hiệu ứ dịch ở tai giữa (ví dụ: phồng, méo) không. Cần phải tiến hành kiểm tra thính lực nhanh bên giường bệnh, bao gồm cảnghiệm pháp Weber và Rinne bằng cách dùng âm thoa 512 Hz.

Cổ họng cần được kiểm tra tình trạng sung huyết, sưng tấy quanh amidan, và bất cứ tổn thương niêm mạc nào gợi ý ung thư.

Cần phải đánh giá chức năng khớp thái dương hàm bằng cách sờ vào khớp này khi há và ngậm miệng và cần phải ghi lại chứng cứng khít hàm hoặc bằng chứng về thói nghiến răng như là mòn răng.

Cổ nên được sờ để kiểm tra hạch vùng. Thăm khám họng và thanh quản tại bệnh phòng nên được thực hiện, đặc biệt nếu không có triệu chứng đau được xác định trong kiểm tra định kỳ và nếu các triệu chứng ngoài tai như khàn tiếng, khó nuốt, hay nghẹt mũi được phát hiện.

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Tiểu đường hoặc tình trạng suy giảm miễn dịch hoặc bệnh thận mạn tính

  • Tấy đỏ và ấn bùng nhùng vùng sau tai và vành tai vểnh ra trước

  • Sưng nề nhiều gây chít hẹp ở ống tai ngoài

  • Đau mãn tính, đặc biệt nếu có liên quan với các triệu chứng khác ở đầu/cổ

Giải thích các dấu hiệu

Một tiêu chí phân biệt quan trọng là liệu khám tai có bình thường; bệnh tai giữa và tai ngoài gây ra những triệu chứng thực thể bất thường, khi kết hợp với tiền sử thường gợi ý bệnh nguyên (xem bảng Một số nguyên nhân gây đau tai). Ví dụ, bệnh nhân bị rối loạn chức năng vòi Eustache mạn tính có các bất thường ở màng nhĩ, điển hình là một túi co kéo.

Bệnh nhân khi khám tai bình thường có thể có nguyên nhân xác định được ở vùng họng miệng như viêm amidan hoặc áp xe quanh amidan. Đau tai do nguyên nhân thần kinh có biểu hiện điển hình như cơn ngắn (thường là giây, luôn < 2 phút), các cơn đau cực kỳ nghiêm trọng, đau chói. Đau tai mạn tính mà không có bất thường trong việc kiểm tra tai có thể là do chứng rối loạn khớp thái dương hàm, nhưng bệnh nhân cần phải kiểm tra đầu và cổ (bao gồm cả nội soi ống mềm) để loại trừ ung thư.

Xét nghiệm

Hầu hết các trường hợp đều rõ ràng sau khi khám lâm sàng và nội soi tai mũi họng. Tùy thuộc vào các dấu hiệu lâm sàng, các nguyên nhân ngoài tai có thể yêu cầu xét nghiệm (xem bảng Một số nguyên nhân gây đau tai). Có thể đảm bảo việc đánh giá trên bệnh nhân có khám tai bình thường, đặc biệt là bị đau lâu dài hoặc đau tái phát, bằng chụp MRI nền sọ để loại trừ ung thư.

Điều trị Đau tai

Điều trị được các rối loạn nền ở bệnh nhân bị đau tai.

Đau được điều trị bằng thuốc giảm đau đường uống; thường là NSAID hoặc acetaminophen là phù hợp, nhưng đôi khi một đợt dùng ngắn ngày nhóm opioid đường uống là cần thiết, đặc biệt đối với trường hợp viêm tai ngoài nặng. Trong trường hợp viêm tai ngoài nặng, để điều trị hiệu quả cần phải hút các mủ đọng từ ống tai và đặt merocel có tẩm kháng sinh vào tai để điều trị kháng sinh tại chỗ vào ống tai viêm; thuốc kháng sinh đường uống không được sử dụng trừ khi một phần hoặc toàn bộ vành tai sưng tấy hoặc có biểu hiện nhiễm trùng lan rộng. Thuốc giảm đau tại chỗ (ví dụ, dạng phối hợp antipyrine/benzocaine) thường không hiệu quả lắm nhưng có thể được sử dụng hạn chế.

Bệnh nhân nên được hướng dẫn để tránh ngoáy tai quá nhiều bằng bất cứ vật gì (cho dù vật đó mềm hay bệnh nhân cẩn thận như thế nào). Bệnh nhân bị viêm tai ngoài cần phải giữ tai khô ráo. Ngoài ra, bệnh nhân không nên rửa tai trừ khi được bác sĩ chỉ dẫn và cần thực hiện một cách nhẹ nhàng. Không bao giờ được phun nước vào tai để làm sạch tai.

Những điểm chính

  • Hầu hết các trường hợp là do nhiễm trùng tai giữa hoặc tai ngoài.

  • Phối hợp hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng để có chẩn đoán phù hợp.

  • Các nguyên nhân ngoài tai nên được xem xét khi kiểm tra tai bình thường.