Áp xe ngoài màng cứng

TheoMichael Rubin, MDCM, New York Presbyterian Hospital-Cornell Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 02 2023

Áp xe màng cứng cột sống là sự tích tụ mủ trong khoang ngoài màng cứng, có thể gây chèn ép cơ học lên tủy sống. Chẩn đoán bằng MRI hoặc, nếu không sẵn có, chụp cắt lớp CT. Điều trị bao gồm kháng sinh và đôi khi dẫn lưu abscess.

(Xem thêm Tổng quan về Rối Loạn Tủy sống.)

Áp xe ngoài màng cứng cột sống thường xảy ra ở vùng ngực hoặc thắt lưng. Thường do nhiễm trùng tiềm ẩn; nó có thể là từ xa (ví dụ, viêm nội tâm mạc, nhọt, áp xe nha khoa) hoặc gần kề (ví dụ, viêm xương cột sống, loét áp lực, áp xe sau phúc mạc). Khoảng một phần ba các trường hợp, không thể xác định nguyên nhân. Các vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là Staphylococcus aureusụ cầu vàng, sau đó là Escherichia colEscherichia coli và hỗn hợp các khuẩn kỵ khí. Đôi khi, nguyên nhân là áp xe do lao ở cột sống ngực (bệnh Pott). Đôi khi nguyên nhân là vãng khuẩn huyết do dụng cụ y tế, thủ thuật nha khoa hoặc sử dụng thuốc tiêm. Trong một số hiếm các trường hợp, áp xe xuất hiện tại dưới màng cứng.

Các triệu chứng và dấu hiệu của áp xe ngoài màng cứng tủy sống

Các triệu chứng của áp xe ngoài màng cứng khởi phát bằng biểu hiện đau lưng tại chỗ, hoặc đau kiểu rễ và khi sờ nắn, đau tăng khi nằm. Sốt là triệu chứng phổ biến.

Tổn thương tủy sống có thể tiến triển; chèn ép các rễ cột sống thắt lưng có thể gây ra hội chứng đuôi ngựa với tổn thương thần kinh giống hội chứng chóp tủy, (ví dụ liệt hai chi dưới, mất cảm giác khu vực yên ngựa, rối loạn chức năng bàng quang và ruột). Các khiếm khuyết diễn tiến theo từng giờ hoặc từng ngày.

Chẩn đoán áp xe ngoài màng cứng tủy sống

  • MRI

Do cần điều trị nhanh để phòng ngừa hoặc tối thiểu hóa các thiếu sót thần kinh, các bác sỹ lâm sàng nên cân nhắc chẩn đoán áp xe ngoài màng cứng nếu bệnh nhân đau lưng nhiều do chấn thương, đặc biệt nếu cột sống ấn đau nhiều, hoặc nếu sốt, hoặc tiền sử nhiễm trùng gần đây. Các triệu chứng thần kinh điển hình mang tính đặc hiệu hơn, nhưng xuất hiện muộn hơn, do đó việc trì hoãn chẩn đoán hình ảnh cho đến khi những tổn thương thần kinh này biểu hiện có nhiều khả năng làm cho kết cục tệ hơn.

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Cân nhắc chụp MRI ngay để chẩn đoán áp xe ngoài màng cứng nếu bệnh nhân bị đau lưng không rõ nguyên nhân, thậm chí không có triệu chứng đau thần kinh, đặc biệt nếu có sử dụng thuốc IV, nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng máu gần đây.

Chẩn đoán áp xe ngoài màng cứng tủy sống bằng MRI. Chụp tủy sau đó là chụp CT có thể được sử dụng nếu không có MRI. Các bác sĩ lâm sàng nên cân nhắc thực hiện MRI ngay nếu bệnh nhân bị đau lưng không rõ nguyên nhân, ngay cả khi không có triệu chứng thần kinh, đặc biệt nếu họ có triệu chứng đau khi gõ và nhiễm trùng máu. Nuôi cấy sử dụng mẫu bệnh phẩm máu và vùng nhiễm trùng.

Sự hiện diện của một đĩa viêm (đĩa đệm) có thể giúp phân biệt áp xe với khối u di căn. Viêm đĩa đệm thường hình thành trước áp xe, trong khi khối u di căn không ảnh hưởng đến đĩa đệm; nó phá hủy xương gần đó.

Chống chỉ định chọc dịch não tủy bởi nguy cơ gây thoát vị tủy nếu áp xe (khối) cản trở hoàn toàn dòng chảy dịch não tủy.

XQ thường quy thường không được chỉ định, nhưng nó cho thấy cho thấy tình trạng viêm xương ở khoảng 1/3 bệnh nhân. Tốc độ máu lắng (ESR) và/hoặc protein phản ứng C (CRP) tăng cao, nhưng dấu hiệu này không đặc hiệu.

Điều trị áp xe ngoài màng cứng tủy sống

  • Thuốc kháng sinh

  • Nếu áp xe gây ra các suy giảm chức năng thần kinh, cần ngay lập tức tiến hành dẫn lưu.

Thuốc kháng sinh có hoặc không có chọc hút bằng kim tiêm qua đường tĩnh mạch có thể đủ điều trị áp xe ngoài màng cứng tủy sống; tuy nhiên, áp xe gây tổn thương thần kinh (ví dụ: liệt nhẹ, rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang) được phẫu thuật dẫn lưu ngay lập tức. Mủ được nhuộm gram và nuôi cấy.

Trong khi chờ kết quả nuôi cấy, kháng sinh có tác dụng với tụ cầu (ví dụ: vancomycin) và vi khuẩn kỵ khí được sử dụng đối với áp xe não. Nếu áp xe phát sinh sau thủ thuật phẫu thuật thần kinh hoặc sau khi dùng dụng cụ đường tiết niệu, cần phải sử dụng ceftazidime, cefepime hoặc meropenem và nên thêm vancomycin cho đến khi có kết quả nuôi cấy và kết quả độ nhạy.

Những điểm chính

  • Áp xe ngoài màng cứng gây ra đau lưng tại chỗ hoặc đau kiểu rễ, đau khi sờ và sốt; Nếu áp xe chèn ép tủy sống, có thể có thiếu sót thần kinh (liệt chân, gây tê yên, rối loạn chức năng bàng quang và ruột).

  • Do cần điều trị nhanh để phòng ngừa hoặc tối thiểu hóa các thiếu sót thần kinh, các bác sỹ lâm sàng nên nghi ngờ áp xe ngoài màng cứng (ví dụ, nếu bệnh nhân đau lưng nhiều không giải thích được chấn thương, đặc biệt nếu cột sống ấn đau nhiều, nếu nghi ngờ, chụp MRI hoặc nếu không có sẵn, chụp tủy kèm theo chụp CT nên được thực hiện ngay.

  • Nếu áp xe gây ra thiếu sót thần kinh, ngay lập tức dẫn lưu áp xe; điều trị tất cả các áp xe bằng kháng sinh bao gồm tụ cầu, vi khuẩn kị khí, và đôi khi vi khuẩn gram âm.