Nghiến răng

TheoBernard J. Hennessy, DDS, Texas A&M University, College of Dentistry
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 02 2022

    Bruxism là tật nghiến hoặc mài mòn răng.

    Nghiến răng có thể xảy ra trong khi ngủ (chứng nghiến răng khi ngủ) và khi thức (chứng nghiến răng khi thức). Ở một số người, nghiến răng gây đau đầu, đau cổ, và/hoặc đau hàm. Nghiến và siết răng nhiều và nghiêm trọng nhất xảy ra trong khi ngủ. Mọi người có thể không nhận ra chứng nghiến răng của mình, nhưng các thành viên trong gia đình có thể để ý thấy. Nghiến răng có thể làm mòn răng, men răng, ngà thân răng, làm hỏng các răng giả bằng kim loại hoặc bằng sứ, và làm cho răng lung lay.

    Nghiến răng được coi là một tình trạng đa yếu tố. Các yếu tố nguy cơ hoặc góp phần được xác định rõ bao gồm rối loạn giấc ngủ và căng thẳng về cảm xúc (ví dụ: lo lắng). Mòn răng thường tồi tệ hơn ở những bệnh nhân có bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và/hoặc ngừng thở khi ngủ ; hiểu biết về mối liên quan giữa chứng ngưng thở khi ngủ và chứng nghiến răng đang phát triển.

    Để điều trị bệnh nhân phải tự giác ngừng nghiến răng khi thức. Dụng cụ nha khoa bằng nhựa (máng bảo vệ ban đêm) đeo vừa vào cung hàm để ngăn răng hai hàm tiếp xúc với nhau được sử dụng khi ngủ. Khi triệu chứng trầm trọng, cũng có thể sử dụng máng vào ban ngày. Thông thường, các thiết bị này được chế tạo theo cá nhân và được lắp bởi nha sĩ. Tuy nhiên, nếu mòn răng là vấn đề duy nhất thì chỉ cần sử dụng thiết bị không kê đơn điều chỉnh bằng nhiệt tại nhà, nhưng bác sĩ vẫn cần đánh giá mức độ nghiêm trọng của mòn răng và xác định xem điều trị bằng thiết bị tự chế có đủ hay không. Thuốc giảm lo âu, đặc biệt là benzodiazepine, có thể hỗ trợ đến khi có máng nhai nhưng không nên sử dụng trong thời gian dài.

    (Xem thêm Hội chứng đau cơ.)