Thẩm phân máu

(Lọc máu ngắt quãng)

TheoL. Aimee Hechanova, MD, Texas Tech University Health Sciences Center, El Paso
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 09 2022

    Trong lọc máu, máu của một bệnh nhân được bơm vào một quả lọc có 2 ngăn chứa dịch được cấu tạo như các bó ống sợi mao mạch rỗng hoặc các lớp màng bán thấm song song. Ở một trong hai dạng, máu trong khoang đầu tiên được bơm dọc theo một bên của màng bán thấm trong khi dịch lọc tinh thể (dialysate) được bơm dọc theo phía bên kia, trong một khoang riêng, theo hướng ngược lại. (Xem Tổng quan về liệu pháp thay thế thận để biết các liệu pháp thay thế thận khác [RRTs].)

    Chênh lệch nồng độ của chất tan giữa máu và dịch lọc tạo ra những thay đổi mong muốn của chất tan trong huyết thanh bệnh nhân, ví dụ như giảm urê và creatinine; tăng bicarbonate và cân bằng lại natri, clo, kali, và magiê. Khoang dịch lọc có áp lực âm tương đối so với khoang máu và có áp lực thẩm thấu cao hơn để ngăn sự siêu lọc của dịch lọc vào trong dòng máu và giúp đào thải lượng dịch dư thừa của bệnh nhân. Máu đã được lọc sau đó được trả lại cho bệnh nhân.

    Bệnh nhân thường được dùng thuốc chống đông toàn thân trong khi lọc máu để ngăn ngừa đông máu trong máy lọc máu. Tuy nhiên, lọc máu cũng có thể được thực hiện với thuốc chống đông dùng tại chỗ trong tuần hoàn máy lọc (sử dụng heparin hoặc trisodium citrate) hoặc xả dịch từ 50 đến 100 mL nước muối mỗi 15 đến 30 phút sẽ làm sạch các cục máu đông trong tuần hoàn máy lọc.

    Mục tiêu gần của lọc máu là

    • Cân bằng dịch và điện giải

    • Loại bỏ chất độc

    Mục tiêu lâu dài ở bệnh nhân suy thận là

    • Tối ưu hóa chức năng của bệnh nhân, sự thoải mái và huyết áp

    • Ngăn ngừa biến chứng của hội chứng ure máu cao

    • Kéo dài sự sống

    "Liều" tối ưu trong lọc máu là không xác định, nhưng hầu hết bệnh nhân cảm thấy ổn với việc lọc máu từ 3 đến 5 giờ/lần, 3 lần/tuần. Một cách để đánh giá sự đầy đủ của mỗi ca lọc bằng cách đo urê máu trước và sau mỗi ca lọc. Giảm 65% BUN so với trước lọc máu ([BUN trước lọc máu BUN sau lọc máu]/BUN trước lọc máu × 100% 65%) cho thấy một ca lọc máu đủ hiệu quả. Các chuyên gia có thể sử dụng các công thức khác nhiều tính toán hơn, như KT/V 1,2 (trong đó K là độ thanh thải ure của quả lọc đơn vị mL/phút, T là thời gian lọc tính bằng phút và V là thể tích phân bố urê [tương đương với tổng lượng nước trong cơ thể] tính bằng mL). Liều lọc máu có thể tăng bằng cách tăng thời gian lọc máu, lưu lượng máu, diện tích bề mặt màng lọc và độ xốp của màng lọc. Các ca lọc ban đêm (6-8 giờ, 3 đến 6 ngày/tuần) và ca lọc ngắn (1,5 đến 2,5 giờ) hàng ngày, nếu có, được sử dụng có chọn lọc cho những bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

    • Tăng quá nhiều dịch giữa các lần lọc

    • Hạ huyết áp thường xuyên trong quá trình lọc máu

    • HA kiểm soát kém

    • Tăng phospho máu khó kiểm soát

    Những ca lọc máu hàng ngày khả thi về mặt kinh tế nhất nếu bệnh nhân có thể tự lọc máu tại nhà.

    Liệu pháp thay thế thận – Máy tính liên quan
    Công cụ tính toán lâm sàng
    Công cụ tính toán lâm sàng
    Công cụ tính toán lâm sàng

    Thiết lập cho chạy thận nhân tạo

    Chạy thận nhân tạo tại trung tâm là loại chạy thận nhân tạo phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Hầu hết các phương pháp điều trị được thực hiện 3 lần một tuần, mỗi lần từ 3 đến 5 giờ. Ưu điểm chính của chạy thận nhân tạo tại trung tâm là nhân viên chạy thận kiểm soát hoàn toàn quá trình điều trị lọc máu. Kỹ thuật viên lọc máu đặt canun lỗ rò, quyết định lượng dịch cần loại bỏ và thực hiện toàn bộ quá trình lọc máu dưới sự giám sát của y tá lọc máu và bác sĩ chuyên khoa thận.

    Chạy thận nhân tạo vào ban đêm tại trung tâm được thực hiện 3 lần một tuần, mỗi lần từ 6 đến 8 giờ. Phương thức này phù hợp nhất cho những bệnh nhân có nhiều dịch, huyết áp thấp hoặc khó kiểm soát lượng phốt pho. Nó cũng thuận lợi đối với những người làm việc vào ban ngày nhưng không muốn lọc máu tại nhà.

    Chạy thận nhân tạo tại nhà cũng khả thi như chạy thận nhân tạo tại trung tâm. Bệnh nhân được điều trị bằng chạy thận nhân tạo tại nhà có thời gian sống lâu hơn và kiểm soát tốt hơn tình trạng tăng huyết áp, nồng độ phốt pho và lượng dịch cũng như chất lượng cuộc sống tốt hơn so với chạy thận nhân tạo tại trung tâm. Chạy thận nhân tạo tại nhà thường được thực hiện 5 đến 7 ngày một tuần, khoảng 2 giờ mỗi phiên. Tuy nhiên, chạy thận nhân tạo tại nhà cũng có thể được thực hiện theo lịch ban ngày 3 lần/tuần hoặc theo chạy thận nhân tạo vào ban đêm. Hầu hết các chương trình chạy thận nhân tạo tại nhà cần phải có một đối tác chăm sóc có khả năng giúp đỡ trong trường hợp cần giúp đỡ. Tuy nhiên, lọc màng bụng đòi hỏi phải có sự tham gia của bệnh nhân nhiều hơn chạy thận tại trung tâm lọc máu.

    Tiếp cận mạch máu để lọc máu

    Lọc máu được thực hiện thông qua thông động tĩnh mạch được mổ trước đó.

    Phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch tốt hơn so với đặt catheter tĩnh mạch trung tâm vì chúng có thời gian sử dụng lâu hơn và ít bị nhiễm trùng hơn. Nhưng chúng cũng có xu hướng bị biến chứng (huyết khối, nhiễm trùng, phình hoặc giả phình mạch). Một thông động tĩnh mạch mới phẫu thuật có thể mất từ 2 đến 3 tháng để trưởng thành và có thể sử dụng được. Tuy nhiên, có thể phải cần thêm thời gian để sửa lại FAV do vậy các bệnh nhân bệnh thận mạn tốt nhất nên được mổ FAV ít nhất 6 tháng trước khi cần lọc máu. Phẫu thuật nối động mạch quay, động mạch cánh tay hoặc động mạch đùi với tĩnh mạch gần kề theo kỹ thuật tĩnh mạch động mạch tận bên. Khi tĩnh mạch liền kề không thích hợp cho phẫu thuật, một mạch nhân tạo có thể được sử dụng. Đối với những bệnh nhân có tĩnh mạch kém, có thể phẫu thuật sử dụng tĩnh mạch dưới da tự thân cũng là một lựa chọn.

    Catheter tĩnh mạch trung tâm có thể được sử dụng để lọc máu nếu chưa có thông động tĩnh mạch hoặc thông động tĩnh mạch chưa trưởng thành hoặc không thể phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch được. Những nhược điểm chính của catheter tĩnh mạch trung tâm là có đường kính tương đối hẹp không cho phép lưu lượng dòng máu đủ lớn cho thanh thải tối ưu và có nguy cơ nhiễm trùng vị trí đặt catheter cao và tạo huyết khối. Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm cho lọc máu tốt nhất nên được thực hiện sử dụng tĩnh mạch cảnh trong phải. Hầu hết các catheter tĩnh mạch cảnh trong còn có thể dùng được trong 2 đến 6 tuần nếu chăm sóc da chống nhiễm khuẩn tốt và nếu catheter được sử dụng chỉ cho lọc máu. Catheter đường hầm dưới da và có cuff có tuổi thọ cao hơn (từ 29 đến 91% còn chức năng sau 1 năm) và có thể hữu ích cho những bệnh nhân không thể làm thông động tĩnh mạch.

    Các biến chứng của đường vào mạch máu

    Các biến chứng của đường vào mạch máu bao gồm

    • Nhiễm trùng

    • Hẹp

    • Huyết khối (thường trong đoạn hẹp)

    • Phình mạch hoặc giả phình mạch

    Những biến chứng này làm hạn chế đáng kể chất lượng lọc máu làm tăng tỉ lệ tử vong và gánh nặng lâu dài và nó thường đủ để các bệnh nhân và bác sĩ nên thận trọng với các dấu hiệu gợi ý. Những dấu hiệu này bao gồm đau, phù, đỏ da, phá vỡ cấu trúc da trên FAV, không có tiếng thổi và nhịp mạch tại FAV, hematome quanh FAV và chảy máu kéo dài từ vị trí chọc kim để lọc máu. Nhiễm trùng được điều trị bằng kháng sinh, phẫu thuật hoặc cả hai.

    FAV được theo dõi để phát hiện các dấu hiệu nguy cơ thất bại bằng cách đánh giá lưu lượng máu pha loãng liên tiếp trên siêu âm dopple, các kỹ thuật pha loãng ure hoặc nhiệt độ hoặc đo áp suất thủy tĩnh khoang tĩnh mạch. Một trong những xét nghiệm này thường được khuyến cáo làm ít nhất một tháng/lần. Điều trị các biến chứng hẹp, huyết khối, giả phình hoặc phình mạch có thể bao gồm nong mạch, đặt stent hoặc phẫu thuật.

    Các biến chứng của lọc máu

    Các biến chứng được liệt kê trong bảng Các biến chứng của liệu pháp thay thế thận.

    Biến chứng phổ biến nhất của lọc máu

    • Huyết áp thấp

    Hạ huyết áp có nhiều nguyên nhân bao gồm rút nước quá nhanh, sự dịch chuyển dịch thẩm thấu qua màng tế bào, nhiễm acetat trong dịch lọc, giãn mạch do nhiệt, phản ứng dị ứng, nhiễm khuẩn huyết và các bệnh đang mắc (ví dụ như bệnh thần kinh tự động, bệnh cơ tim với phân số tống máu thấp, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim).

    Các biến chứng thường gặp khác bao gồm

    Trong hầu hết các trường hợp, các biến chứng này xảy ra không rõ nguyên nhân, nhưng một số có thể là do hội chứng lọc lần đầu (khi máu của bệnh nhân tiếp xúc với màng cuprophane hoặc màng cellulose trong quả lọc) hoặc hội chứng mất cân bằng, một hội chứng được cho là do đào thải ure quá nhanh và các chất thẩm thấu (osmolyte) khác từ huyết thanh gây ra sự vận chuyển dịch thẩm thấu vào trong nhu mô não. Các trường hợp nặng hơn của hội chứng mất cân bằng biểu hiện như mất định hướng, bồn chồn, nhìn mờ, lú lẫn, co giật và thậm chí là tử vong.

    Thoái hóa bột liên quan lọc máu ảnh hưởng đến các bệnh nhân đã lọc máu nhiều năm và biểu hiện như hội chứng ống cổ tay, nang xương, viêm khớp và viêm cột sống dính khớp. Thoái hóa bột liên quan lọc máu được cho rằng ít gặp hơn với quả lọc high-flux được sử dụng rộng rãi ngày nay vì beta-2 microglobulin (protein gây ra thoái hóa bột) được lọc hiệu quả hơn khi dùng các quả lọc loại này.

    Bảng

    Tiên lượng

    Tỷ lệ tử vong hàng năm được điều chỉnh tổng thể ở những bệnh nhân phụ thuộc vào chạy thận nhân tạo là khoảng 16%. Tỷ lệ sống sót 5 năm ở bệnh nhân do đái tháo đường thấp hơn ở bệnh nhân do viêm cầu thận mạn. Tử vong chủ yếu do bệnh tim mạch, tiếp theo là nhiễm trùng và bỏ lọc máu. Các yếu tố ngoài lọc máu góp phần vào tỷ lệ tử vong bao gồm các bệnh kèm theo (ví dụ như cường cận giáp, đái tháo đường, suy dinh dưỡng, các bệnh mạn tính khác), tuổi cao và được chỉ định lọc máu muộn.