Bệnh vẩy Phấn hồng

TheoShinjita Das, MD, Harvard Medical School
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 09 2023

Vẩy phấn hồng là một bệnh viêm tự giới hạn, có đặc điểm là sần hoặc mảng vẩy rải rác. Chẩn đoán là lâm sàng. Điều trị thường không cần thiết.

Bệnh vẩy phấn hồng (PR) thường gặp nhất ở độ tuổi từ 10 đến 35. Nó ảnh hưởng đến phụ nữ thường xuyên hơn.

Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng có thể là do nhiễm vi rút (một số nghiên cứu cho thấy có liên quan đến vi rút herpes 6, 7 và 8 ở người) (1, 2). Một số loại thuốc (ví dụ: thuốc ức chế ACE, hydrochlorothiazide, captopril, barbiturat, metronidazole, allopurinol), có thể gây ra phản ứng giống như vảy phấn hồng.

Tài liệu tham khảo

  1. 1. Mubki TF, Bin Dayel SA, Kadry R: A case of pityriasis rosea concurrent with the novel influenza A (H1N1) infection. Pediatr Dermatol 28(3):341-342, 2011 doi: 10.1111/j.1525-1470.2010.01090.x

  2. 2. Prantsidis A, Rigopoulos D, Papatheodorou G, et al: Detection of human herpesvirus 8 in the skin of patients with pityriasis rosea. Acta Derm Venereol 89(6):604-606, 2009 doi: 10.2340/00015555-0703

Các triệu chứng và dấu hiệu của vẩy phấn hồng

Tổn thương cơ bản bắt đầu bằng một miếng mảng đơn độc đầu tiên, từ 2 đến 10 cm xuất hiện trên thân hoặc các đầu gần của chi. Một đợt phát bệnh toàn thân với tổn thương sản hoặc mảng kích thước trung bình từ 0,5 đến 2 cm hình bầu dục trong vòng 7 đến 14 ngày. Các tổn thương có vẩy, bờ hơi cao (collarette) và giống như nấm (tinea corporis).

Màu hồng hoặc màu nâu vàng không rõ ràng ở những bệnh nhân có làn da sẫm màu. Các mảng xuất hiện màu hồng hơn ở những bệnh nhân có làn da sáng, có màu tím và/hoặc tăng sắc tố ở những bệnh nhân có làn da sẫm màu.

Hầu hết bệnh nhân ngứa có thể dữ dội. Sẩn có thể ít hoặc không có vẩy ở trẻ và phụ nữ có thai. Trẻ em thường mắc bệnh vảy phấn hồng thể đảo ngược (tổn thương ở nách hoặc bẹn lan ra theo hướng ly tâm).

Biểu hiện của bệnh vảy phấn hồng
Bệnh vảy phấn hồng (mảng báo trước)
Bệnh vảy phấn hồng (mảng báo trước)
Ban đầu, hầu hết mọi người có một mảng vảy lớn (mảng báo trước; mũi tên), và trong vòng 1 đến 2 tuần, các mảng nhỏ hơn ... đọc thêm

Hình ảnh từ Thư viện Hình ảnh Y tế Công cộng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.

Bệnh vẩy Phấn hồng
Bệnh vẩy Phấn hồng
Trong bệnh vảy phấn hồng, mảng báo trước đầu tiên được theo sau bởi sự phát triển hướng tâm của các sẩn và mảng hình bầ... đọc thêm

Hình ảnh do bác sĩ Thomas Habif cung cấp

Bệnh vẩy phấn hồng (đầu và thân)
Bệnh vẩy phấn hồng (đầu và thân)
Hình ảnh này cho thấy các sẩn dạng ban đỏ và có màu tím, hình trứng, có vảy liên kết lại thành các mảng trên đầu và trê... đọc thêm

Hình ảnh do bác sĩ Karen McKoy cung cấp.

Bệnh vẩy phấn hồng (lưng)
Bệnh vẩy phấn hồng (lưng)
Hình ảnh này cho thấy các mảng có vảy, màu tím trên lưng và cánh tay của một bệnh nhân bị bệnh vẩy phấn hồng. Các mảng ... đọc thêm

Hình ảnh do bác sĩ Karen McKoy cung cấp.

Bệnh vẩy phấn hồng ở bẹn
Bệnh vẩy phấn hồng ở bẹn
Bức ảnh này cho thấy bệnh vẩy phấn hồng không điển hình (nghịch đảo) có đặc điểm là các mảng vảy hình bầu dục ở các nếp... đọc thêm

Hình ảnh do bác sĩ E. Laurie Tolman cung cấp.

Điển hình, các tổn thương định hướng dọc theo da, tạo cho PR một sự phân bố giống như cây thông Noel khi nhiều tổn thương xuất hiện ở lưng.

Một số triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, và đôi khi đau khớp xảy ra trước các tổn thương ở một số ít bệnh nhân.

Chẩn đoán vẩy phấn hồng

  • Đánh giá lâm sàng

Chẩn đoán bệnh vẩy phấn hồng dựa vào lâm sàng.

Chẩn đoán phân biệt bao gồm

Khi không nhìn thấy tổn thương sơ cấp báo hiệu hoặc khi các tổn thương xuất hiện với trình tự hoặc phân bố bất thường ở lòng bàn tay hoặc bàn chân cần chỉ định xét nghiệm huyết thanh học cho giang mai.

Điều trị vẩy phấn hồng

  • Chống ngứa

Không cần phải điều trị đặc biệt vì tổn thương thường kéo dài trong vòng 5 tuần và rất hiếm tái phát.

Ánh sáng mặt trời nhân tạo hoặc tự nhiên có thể đẩy nhanh độ phân giải.

Có thể sử dụng trị liệu chống viêm như corticosteroid tại chỗ, thuốc kháng histamine trong miệng, hoặc các biện pháp tại chỗ khác khi cần.

Dữ liệu hạn chế cho thấy rằng một liệu trình ngắn acyclovir có thể hữu ích ở những bệnh nhân đến khám sớm và mắc bệnh lan rộng hoặc có các triệu chứng giống cúm (1). Lưu ý, PR trong thời kỳ mang thai (đặc biệt là trong 15 tuần đầu của thai kỳ) có liên quan đến sinh non hoặc thai chết sớm. Phụ nữ mang thai cần phải được cấp acyclovir; tuy nhiên, liệu pháp kháng vi rút chưa được chứng minh là làm giảm các biến chứng sản khoa (2).

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. Contreras-Ruiz J, Peternel S, Jiménez Gutiérrez C, et al: Interventions for pityriasis rosea. Cochrane Database Syst Rev 2019(10):CD005068, 2019 doi: 10.1002/14651858.CD005068.pub3

  2. 2. Stashower J, Bruch K, Mosby A, et al: Pregnancy complications associated with pityriasis rosea: A multicenter retrospective study. J Am Acad Dermatol 85(6):1648-1649, 2021 doi: 10.1016/j.jaad.2020.12.063

Những điểm chính

  • Bệnh vảy phấn hồng là một chứng rối loạn viêm da tự giới hạn, có thể do vi rút herpes loại 6, 7 hoặc 8 ở người hoặc do thuốc gây ra.

  • Một tổn thương ban đầu từ 2 đến 10 cm sau đó xuất hiện sẩn hoặc mảng hình bầu dục với bờ hơi gồ cao và có vẩy, thường xuất hiện dọc theo các đường da.

  • Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và phân bố.

  • Điều trị bằng thuốc chống ngứa khi cần thiết và có thể dùng corticosteroid tại chỗ và/hoặc ánh nắng mặt trời.

  • Vẩy phấn hồng trong 15 tuần đầu của thai kỳ có liên quan đến sinh non hoặc tử vong của bào thai.

  • Phụ nữ có thai nên được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút, mặc dù điều này không làm giảm các biến chứng về sản khoa.