Hen trong thai kỳ

TheoLara A. Friel, MD, PhD, University of Texas Health Medical School at Houston, McGovern Medical School
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 09 2023

Ảnh hưởng của việc mang thai trên hen suyễn có nhiều dạng; thường là nặng lên hơn là cải thiện, nhưng phần lớn những phụ nữ mang thai không có các cơn hen nghiêm trọng.

Ảnh hưởng của bệnh hen suyễn đối với thai kỳ cũng khác nhau, nhưng bệnh hen suyễn nặng, khó kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ (1)

Ngoài ra, mổ lấy thai cũng cần phải thực hiện nhiều hơn trên bệnh nhân bị hen.

Tài liệu tham khảo chung

  1. 1. Abdullah K, Zhu J, Gershon A, Dell S, To T: Effect of asthma exacerbation during pregnancy in women with asthma: a population-based cohort study. Eur Respir J 55(2):1901335, 2020 doi:10.1183/13993003.01335-2019

Điều trị hen suyễn trong thai kỳ

  • Thuốc giãn phế quản hít và các thuốc corticosteroid

  • Đối với đợt cấp, bổ sung thêm methylprednisolone đường tĩnh mạch, tiếp theo là prednisone đường uống

Mang thai thường không làm thay đổi cách điều trị bệnh hen suyễn (1). Phụ nữ được dạy các cách giúp quản lý bệnh hen suyễn, bao gồm cách giảm thiểu phơi nhiễm với các tác nhân kích thích và cách đo định kỳ chức năng phổi như thế nào (thường là với máy đo cầm tay).

Thuốc giãn phế quản hít và các thuốc corticosteroid là những thuốc đầu tay trong điều trị hen suyễn ở phụ nữ mang thai. Budesonide là loại corticosteroid hít thích hợp. Dựa trên dữ liệu hiện có, budesonide dạng hít dường như không làm tăng nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh ở người (2).

Đối với trường hợp hen cấp tính, ngoài thuốc giãn phế quản, methylprednisolone 60 mg đường tĩnh mạch mỗi 6 giờ trong 24 đến 48 giờ có thể được sử dụng, tiếp theo là prednisone đường uống với liều giảm dần. Những phụ nữ hiện đang dùng hoặc gần đây đã dùng corticosteroid đường toàn thân nên dùng corticosteroid theo đường tĩnh mạch trong quá trình chuyển dạ và trong 24 giờ sau khi sinh để ngăn ngừa cơn suy thượng thận.

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. Bonham CA, Patterson KC, Strek ME: Asthma outcomes and management during pregnancy. Chest 153(2):515-527, 2018 doi:10.1016/j.chest.2017.08.029

  2. 2. Källén B, Rydhstroem H, Aberg A: Congenital malformations after the use of inhaled budesonide in early pregnancy. Obstet Gynecol 93(3):392-395, 1999.