Vắc-xin bạch hầu-uốn ván-ho gà

TheoMargot L. Savoy, MD, MPH, Lewis Katz School of Medicine at Temple University
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 07 2023

Vắc xin chứa giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván và ho gà vô bào giúp bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu, uốn vánho gà nhưng không ngăn ngừa được tất cả các ca bệnh.

Để biết thêm thông tin, xem DTaP/Tdap/Td Ủy ban Cố vấn Thực hành Tiêm chủngTrung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC): Tiêm vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà.

(Xem thêm Tổng quan về tiêm chủng.)

Chế phẩm vắc xin bạch hầu-uốn ván-ho gà

Các loại vắc-xin bệnh bạch hầu (D) có chứa độc tố vi khuẩn từ Corynebacterium diphtheriae. Vắc-xin uốn ván (T) có chứa độc tố vi khuẩn được điều chế từ Clostridium tetani. Các vắc-xin không có tế bào như (a) ho gà (P) chứa các thành phần tinh chế hoặc thanh lọc của Bordetella pertussis. Vắc xin ho gà toàn tế bào không còn được cung cấp ở Hoa Kỳ vì lo ngại về tác dụng bất lợi, nhưng nó vẫn có sẵn ở các nơi khác trên thế giới. Có 2 chế phẩm vắc xin phòng bệnh bạch hầu/uốn ván/ho gà:

  • Vắc-xin bạch hầu-ho gà vô bào-uống ván (DTaP hoặc là Tdap) chỉ định cho trẻ < 7 tuổi

  • Vắc-xin uốn ván-bạch hầu-ho gà (Tdap) cho thanh thiếu niên và người lớn

Tdap có chứa liều thấp gồm các thành phần bạch hầu và ho gà (được chỉ định theo các trường hợp thấp hơn dp).

Chỉ định của vắc xin Bạch hầu-Uốn ván-Ho gà

DTaP là vắc xin định kỳ dành cho trẻ em (xem CDC: Child and Adolescent Immunization Schedule by Age).

Tdap thường được tiêm liều duy nhất cho trẻ từ 11 đến 12 tuổi và đối với những người ≥ 13 tuổi chưa bao giờ được tiêm Tdap (không kể khoảng thời gian kể từ lần chủng ngừa vắc-xin uốn ván-bạch hầu cuối cùng) hoặc không biết tình trạng vắc-xin. Sau liều này là tiêm nhắc lại Td 10 năm một lần (xem CDC: Adult Immunization Schedule by Age).

Các liều bổ sung của Tdap cũng được đề nghị cho

  • Phụ nữ mang thai trong mỗi thai kỳ (tốt nhất là ở tuổi thai 27 đến 36 tuần), bất kể khoảng cách kể từ lần dùng Tdap trước

  • Phụ nữ sau khi sinh chưa bao giờ tiêm Tdap

Những người trưởng thành cần tiêm phòng uốn ván như một phần của việc xử lý vết thương và những người trước đây chưa được cung cấp Tdap được dùng Tdap thay vì uốn ván-bạch hầu (Td). Những người đã tiêm Tdap trước đó có thể được tiêm Tdap hoặc Td.

Những người bị ho gà vẫn nên tiếp nhận một loại vắc-xin có chứa ho gà theo khuyến cáo thường quy.

Chống chỉ định và thận trọng khi tiêm vắc xin bạch hầu-uốn ván-ho gà

Chống chỉ định cho DTaP và Tdap là

  • Phản ứng dị ứng trầm trọng (ví dụ, sốc phản vệ) sau liều thuốc trước hoặc đối với thành phần vắc-xin

  • Đối với thành phần ho gà: Bệnh não (như hôn mê, suy giảm nhận thức, co giật kéo dài) xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi dùng DTaP hoặc Tdap trước và điều này không phải do nguyên nhân khác

Do vắc-xin uốn ván rất quan trọng, những người đã có phản ứng phản vệ với các thành phần trong DTaP hoặc Tdap nên được chuyển tới một chuyên gia dị ứng để xác định xem họ có bị dị ứng với chất độc uốn ván hay không. Nếu không, họ có thể chủng ngừa vắc-xin phòng uốn ván (TT). Người trưởng thành có tiền sử bệnh não có thể được chủng ngừa bằng vắc-xin uốn ván-bạch hầu, và trẻ em có thể dùng vắc-xin uốn ván-bạch hầu (DT) thay vì Tdap.

Thận trọng thay đổi tùy thuộc vào công thức.

Đối với DTaP và Tdap, chúng bao gồm

  • Nhiễm trùng cấp trung bình hoặc trầm trọng có hoặc không kèm sốt (tiêm vắc-xin cần được hoãn lại cho đến khi bệnh tật hồi phục)

  • Hội chứng Guillain-Barré xuất hiện trong vòng 6 tuần sau khi dùng liều trước đó cho một vắc-xin có chứa độc tố uốn ván

  • Chỉ đối với thành phần ho gà: Một rối loạn thần kinh tiến triển hoặc không ổn định, các cơn co giật không kiểm soát hoặc bệnh não tiến triển (tiêm chủng được hoãn lại cho đến khi một phác đồ điều trị được thiết lập và rối loạn được ổn định)

Đối với DTaP, các thận trọng bao gồm

  • Một cơn động kinh, có hoặc không có sốt, xuất hiện trong vòng 3 ngày sau khi dùng liều DTaP trước

  • La hét hoặc khóc vô thức nghiêm trọng ≥ 3 giờ liên tục trong vòng 48 giờ sau khi dùng liều DTaP trước

  • Trạng thái suy sụp hoặc sốc (tình trạng giảm huyết áp) trong vòng 48 giờ sau khi dùng liều DTaP trước

  • Nhiệt độ ≥ 40,5°C, không giải thích được do nguyên nhân khác, trong vòng 48 giờ sau khi dùng liều DTaP trước

Chỉ với Tdap, các biện pháp phòng ngừa bao gồm

  • Tiền sử của phản ứng quá mẫn cấp III sau khi tiêm vắc-xin phòng uốn ván hoặc bạch hầu, cần trì hoãn tiêm vắc-xin ≥ 10 năm kể từ mũi tiêm vắc-xin phòng uốn ván cuối cùng

Liều lượng và cách dùng vắc xin bạch hầu-uốn ván-ho gà

Liều dùng cho DTaP hoặc Tdap là 0,5 mL tiêm bắp.

Vắc-xin DTaP được tiêm 5 mũi tiêm cơ bản và 1 mũi tiêm nhắc lại trong độ tuổi trẻ em như sau: ở tháng thứ 2, tháng thứ 4, tháng thứ 6, từ tháng thứ 15 đến 18, và từ 4 đến 6 tuổi (trước khi vào trường). Liều thứ năm là không cần thiết nếu liều thứ tư được tiêm khi ≥ 4 tuổi và sau liều thứ ba ít nhất 6 tháng.

Tiêm mũi nhắc lại duy nhất của Tdap, ngoại trừ phụ nữ có thai nên tiêm một liều trong mỗi lần mang thai, tốt nhất là khi được 27 tuần đến 36 tuần tuổi thai.

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Phụ nữ mang thai nên tiêm liều Tdap nhắc lại trong mỗi lần mang thai.

Tác dụng bất lợi của vắc xin bạch hầu-uốn ván-ho gà

Tác dụng phụ là hiếm gặp và chủ yếu là do thành phần ho gà. Chúng bao gồm:

  • Bệnh não trong 7 ngày

  • Động kinh, có hoặc không có sốt, trong vòng 3 ngày

  • ≥ 3 giờ liên tục, nghiêm trọng, la hét vô thức hoặc khóc trong vòng 48 giờ

  • Truỵ mạch hoặc sốc trong vòng 48 giờ

  • Nhiệt độ 40,5°C, không giải thích được do nguyên nhân khác, trong vòng 48 giờ

  • Phản ứng nặng ngay lập tức hoặc phản vệ với vắc-xin

Nếu vắc-xin ngừa bệnh ho gà là chống chỉ định, có một loại vắc-xin kết hợp bệnh uốn ván và bạch hầu mà không có thành phần ho gà.

Các phản ứng phụ nhẹ bao gồm đỏ, sưng và đau ở vị trí tiêm.

Thông tin thêm

Sau đây là các tài nguyên tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của các tài nguyên này.

  1. Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP): DTaP/Tdap/Td ACIP Vaccine Recommendations

  2. Centers for Disease Control and Prevention (CDC): Diphtheria, Tetanus, and Pertussis Vaccination: Information for Healthcare Professionals

  3. European Centre for Disease Prevention and Control (ECDC): Diphtheria: Recommended vaccinations

  4. European Centre for Disease Prevention and Control (ECDC): Tetanus: Recommended vaccinations

  5. European Centre for Disease Prevention and Control (ECDC): Pertussis: Recommended vaccinations