Nứt kẽ hậu môn

(Nứt kẽ trong hậu môn; Loét hậu môn)

TheoParswa Ansari, MD, Hofstra Northwell-Lenox Hill Hospital, New York
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 01 2023

Nứt kẽ hậu môn là một vết rách cấp tính theo chiều dọc hoặc một loét hình ovan mạn tính ở lớp biểu mô vảy của ống hậu môn. Tình trạng này gây ra đau dữ dội, đôi khi có chảy máu, đặc biệt là khi đi đại tiện. Chẩn đoán bằng xét nghiệm. Điều trị gồm vệ sinh tại chỗ, dùng thuốc làm mềm phân và đôi khi tiêm độc tố botulinum và/hoặc thủ thuật ngoại khoa.

(Xem thêm Đánh giá các rối loạn ở hậu môn trực tràng.)

Các vết nứt hậu môn được cho là hậu quả của tổn thương rách do phân lớn hoặc rắn hoặc do đi ngoài phân lỏng thường xuyên. Chấn thương (ví dụ, quan hệ tình dục qua hậu môn) là một nguyên nhân hiếm gặp.

Nứt kẽ hậu môn có thể gây co thắt cơ thắt trong, giảm cấp máu và kéo dài lỗ dò.

Các triệu chứng và dấu hiệu của nứt kẽ hậu môn

Rò hậu môn thường nằm ở đường giữa sau nhưng có thể xảy ra ở đường giữa trước. Những vết nứt không nằm trên đường giữa có thể có nguyên nhân đặc biệt, điển hình như Bệnh Crohn. Một đuôi da bên ngoài (búi trĩ) có thể có ở đầu dưới của vết nứt và một nhú to (phì đại) có thể có ở đầu trên.

Các vết nứt gây đau và chảy máu. Cơn đau thường xảy ra cùng hoặc ngay sau khi đi đại tiện, kéo dài trong vài giờ và giảm dần cho đến lần đại tiện tiếp theo. Việc thăm khám phải nhẹ nhàng nhưng phải trải đều mông để có thể nhìn thấy rõ.

Các vết nứt mạn tính phải được phân biệt với ung thư hậu môn, các tổn thương ban đầu của giang mai, lao và loét do bệnh Crohn.

Nứt kẽ hậu môn
Dấu các chi tiết
BSIP/SCIENCE PHOTO LIBRARY

Trẻ nhỏ có thể có các vết nứt kẽ cấp tính, nhưng nứt kẽ mạn tính hiếm gặp.

Chẩn đoán nứt kẽ hậu môn

  • Đánh giá lâm sàng

Chẩn đoán nứt kẽ hậu môn bằng kiểm tra kỹ. Trừ trường hợp có các dấu hiệu cho thấy một nguyên nhân cụ thể, hình thái và/hoặc vị trí bất thường, còn lại không cần thăm dò thêm.

Điều trị nứt kẽ hậu môn

  • Thuốc làm mềm phân, bổ sung chất xơ

  • Thuốc mỡ bôi, tắm ngồi.

  • Nitroglycerin dạng thuốc mỡ, thuốc chẹn kênh canxi dạng bôi tại chỗ hoặc botulinum toxin loại A dạng tiêm

(Xem thêm American Society of Colon and Rectal Surgeons’ 2016 clinical practice guideline for the management of anal fissures.)

Các vết nứt thường đáp ứng với các biện pháp bảo tồn nhằm giảm thiểu chấn thương trong quá trình đại tiện (ví dụ: thuốc làm mềm phân, psyllium, chất xơ).

Quá trình lành được hỗ trợ bằng cách sử dụng thuốc mỡ kẽm oxit bảo vệ hoặc thuốc đạn không thuốc (ví dụ: glycerin) bôi trơn trực tràng dưới và làm mềm phân. Cần thuốc gây tê tại chỗ (ví dụ benzocaine, lidocaine) và tắm ngồi nước ấm (không được nóng) khoảng 10 hoặc 15 phút sau mỗi lần đại tiện để làm giảm triệu chứng tức thì.

Nitroglycerin dạng thuốc mỡ 0,2% bôi tại chỗ, nifedipine dạng kem 0,2% và diltiazem dạng gel 2% hoặc dạng tiêm botulinum toxin loại A vào cơ thắt trong làm giãn cơ thắt hậu môn và giảm áp lực khi nghỉ tối đa của hậu môn, giúp vết thương mau lành.

Khi các biện pháp điều trị bảo tồn thất bại, phẫu thuật (mở cơ thắt trong hậu môn) là cần thiết để tác động vào chu kỳ co thắt của cơ thắt trong hậu môn.

Thông tin thêm

Tài nguyên bằng tiếng Anh sau đây có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.

  1. American Society of Colon and Rectal Surgeons: Clinical practice guideline for the management of anal fissures (2016)