Tổng quan về Nhiễm trùng sơ sinh

TheoBrenda L. Tesini, MD, University of Rochester School of Medicine and Dentistry
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 07 2022

Nhiễm trùng sơ sinh có thể là nhiễm trùng mắc phải

  • Nhiễm trùng trong tử cung có thể qua bánh rau hoặc màng ối

  • Trong đường sinh sản trong cuộc chuyển dạ (trong cuộc đẻ)

  • Từ các nguồn bên ngoài sau sinh (sau sinh)

Các tác nhân vi rút phổ biến bao gồm vi rút herpes simplex, HIV, cytomegalovirus (CMV) và viêm gan B. Nhiễm HIV hoặc viêm gan B trong khi sinh nở sản xảy ra khi đi qua ống sinh bị nhiễm bệnh hoặc do nhiễm bệnh tăng dần nếu sinh chậm sau khi vỡ ối; những vi rút này ít phổ biến hơn có thể lây truyền qua nhau. CMV thường truyền bánh rau.

Các tác nhân vi khuẩn bao gồm Streptococci nhóm B, các vi khuẩn gram âm gram ruột (chủ yếu Escherichia coli), Listeria monocytogenes, gonococcichlamydiae.

Trong nhiễm trùng tử cung

Trong nhiễm trùng tử cung, có thể xảy ra bất cứ lúc nào trước khi sinh, do nhiễm trùng từ mẹ sang thai với triệu chứng lâm sàng biểu hiện rõ ràng hoặc không triệu chứng. Hậu quả phụ thuộc vào tác nhân và thời điểm nhiễm trùng ở giai đoạn mang thai và bao gồm xảy thai tự nhiên, chậm tăng trưởng trong tử cung, sinh non, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh (ví dụ, rubella), và nhiễm trùng sơ sinh có triệu chứng (ví dụ, CMV, toxoplasmosis, giang mai) hoặc nhiễm trùng sơ sinh không có triệu chứng (như CMV).

Các tác nhân truyền nhiễm phổ biến lây truyền qua đường bao gồm rubella, toxoplasma, CMV, giang maivi rút Zika. HIV và viêm gan loại B ít lây truyền qua nhau thai.

Nhiễm trùng trong cuộc đẻ

Nhiễm trùng sơ sinh do herpes simplex, HIV, viêm gan B, streptococci nhóm B, vi khuẩn Gram âm gram âm (chủ yếu Escherichia coli), Listeria monocytogenes, gonococci, và chlamydiae thường lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp nguồn bệnh qua đường sinh dục của mẹ trong cuộc đẻ Đôi khi nhiễm trùng ngược dòng có thể xảy ra nếu cuộc đẻ kéo dài sau khi vỡ ối. Đôi khi nhiễm trùng ngược dòng có thể xảy ra nếu cuộc đẻ kéo dài sau khi vỡ ối.

Nhiễm trùng sau sinh

Nhiễm trùng sau sinh được tiếp xúc trực tiếp với người mẹ nhiễm bệnh (ví dụ như bệnh lao, đôi khi cũng được truyền qua tử cung) hoặc qua việc cho con bú sữa mẹ (ví dụ như HIV, CMV) hoặc do tiếp xúc với gia đình hoặc khách thăm, bác sĩ, hoặc môi trường bệnh viện (rất nhiều sinh vật— xem Nhiễm trùng mắc phải trong bệnh viện ở trẻ sơ sinh).

Yếu tố nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh

Nguy cơ nhiễm trùng trong tử cung và sau sinh tỷ lệ nghịch với tuổi thai. Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa trưởng thành, giảm bạch cầu đa nhân, bạch cầu đơn nhân, và chức năng miễn dịch trung gian qua tế bào giảm; trẻ đẻ non khả năng miễn dịch kém hơn so với trẻ đủ tháng ( xem thêm Chức năng miễn dịch ở trẻ sơ sinh).

Các kháng thể IgG mẹ được vận chuyển chủ yếu qua nhau thai, nhưng mức độ có hiệu quả đối với các tác nhân gây bệnh chưa đạt được cho đến khi trẻ gần đủ tháng. kháng thể IgM không qua nhau thai. kháng thể IgM không qua nhau thai. Trẻ sơ sinh non tháng khả năng sẳn xuất khnags thể và bổ thể nội tại kém. Trẻ sơ sinh non tháng cũng có nguy cơ cao cần các thủ thuật xâm lấn (ví dụ như đặt nội khí quản, truyền dịch tĩnh mạch kéo dài) - nguy cơ nhiễm trùng cao.

Các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng sơ sinh

Các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh có xu hướng không đặc hiệu (ví dụ: nôn mửa hoặc bú kém, buồn ngủ hoặc hôn mê, sốt hoặc hạ thân nhiệt, thở nhanh, phát ban, tiêu chảy, chướng bụng). Nhiễm trùng bẩm sinh trước khi sinh có thể gây ra các triệu chứng hoặc các bất thường khác nhau (ví dụ chậm tăng trưởng trong tử cung, điếc, não nhỏ, chậm phát triển sau sinh, gan lách to, bất thường thần kinh hoặc các dị tật bẩm sinh các cơ quan khác).

Chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh

  • Đánh giá lâm sàng

Biểu hiện nhiễm trùng của trẻ sơ sinh rất đa dạng bao gồm nhiễm khuẩn huyết nên cần được xem xét với những trẻ sơ sinh có triệu chứng không khỏe hoặc trong thời gian ngắn sau khi sinh, đặc biệt là những trẻ có nguy cơ nhiễm trùng. Các bệnh nhiễm trùng như rubella bẩm sinh, giang mai, toxoplasmosis, và CMV nên được sàng lọc ở trẻ sơ sinh có bất thường như chậm tăng trưởng trong tử cung, điếc, tật đầu nhỏ hoặc các dị tật thể chất khác, gan lách to, hoặc các bất thường về thần kinh.

Điều trị nhiễm trùng sơ sinh

  • Liệu pháp kháng khuẩn

Điều trị kháng sinh ban đầu cho những nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh được lựa chọn theo kinh nghiệm và loại vi khẩn thường gặp trong đó thường kết hợp giữa ampicillin và gentamincin hoặc ampicillin và vcefotaxim. Việc lựa chọn kháng sinh đặc hiệu phải dựa vào kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ như người lớn vì loại vi khuẩn lây nhiễm ở sơ sinh cũng có độ nhậy cảm kháng sinh giống như ở người lớn chứ không riêng biệt cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, liều lượng thuốc và số lần dùng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm cân nặng và tuổi thai (xem bảng trong Thuốc kháng sinh ở trẻ sơ sinh).