Một số Nguyên nhân của Ho ra máu

Nguyên nhân

Những phát hiện gợi ý

Tiếp cận chẩn đoán*

Nguồn gốc khí phế quản

Viêm phế quản (cấp tính hoặc là mạn tính)

Cấp tính: Ho có đờm hoặc không có đờm

Mạn tính: Trong hầu hết các ngày trong tháng hoặc 3 tháng/năm trong 2 năm liên tiếp ở những bệnh nhân có tiền sử COPD hoặc hút thuốc

Cấp tính: Đánh giá lâm sàng

Mạn tính: X-quang ngực

Giãn phế quản

Ho mạn tính và khạc đờm ở bệnh nhân có tiền sử nhiễm trùng tái phát

CT ngực có độ phân giải cao

Soi phế quản

Sỏi phế quản

Hạch canxi hóa ở bệnh nhân trước đó có tiền sử bệnh u hạt.

CT ngực

Soi phế quản

Dị vật đường thở (thường là mạn tính và không được chẩn đoán)

Ho mạn tính (thường ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ) mà không có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên

Đôi khi sốt

X-quang ngực

Đôi khi nội soi phế quản

Khối u (phế quản, di căn phế quản, sarcoma Kaposi)

Đổ mồ hôi đêm

Sụt cân

Tiền sử hút thuốc lá nhiều

Các yếu tố nguy cơ đối với ung thư Kaposi (ví dụ, HIV)

X-quang ngực

Chụp CT

Soi phế quản

Nguồn nhu mô phổi

Bệnh u hạt hoạt động (lao, nấm, ký sinh trùng, giang mai) hoặc u do nấm (bao gồm quả nấm aspergillus, cầu nấm)

Sốt, ho, đổ mồ hôi ban đêm và giảm cân ở bệnh nhân có các phơi nhiễm đã biết

Thường có tiền sử suy giảm miễn dịch

X-quang ngực

CT ngực

Xét nghiệm vi sinh đối với mẫu đờm hoặc dịch rửa nội soi phế quản (có thể phát hiện xuất huyết phế nang lan tỏa)

Hội chứng Goodpasture

Mệt mỏi

Sụt cân

Thông thường tiểu máu

Đôi khi phù nề

Xét nghiệm nước tiểu

Mức creatinin

Sinh thiết thận

Xét nghiệm kháng thể kháng màng đáy cầu thận

Kiểm tra ANCA

Viêm đa mạch u hạt

Thường mạn tính, chảy máu mũi và loét mũi

Thường gặp đau khớp và biểu hiện da (mày đay, ban xuất huyết)

Sưng lợi và viêm lợi

Gãy mũi và thủng vách ngăn mũi

Đôi khi suy thận

Sinh thiết bất kỳ khu vực bị thương tổn nào (ví dụ: thận, da) với xét nghiệm ANCA và chứng minh viêm mạch ở các động mạch cỡ nhỏ đến trung bình

Nội soi phế quản (có thể phát hiện xuất huyết phế nang lan tỏa)

Áp xe phổi

Sốt bán cấp

Ho

Đổ mồ hôi đêm

Chán ăn

Sụt cân

Thiểu sản răng

Chụp X-quang ngực hoặc CT ngực có hình ảnh hang bờ không đều kèm theo mức nước hơi.

Viêm phổi lupus

Sốt, ho, khó thở, và đau ngực do viêm màng phổi ở bệnh nhân có tiền sử Lupus ban đỏ hệ thống

CT ngực (hiển thị viêm phế quản)

Đôi khi rửa nội có soi phế quản (cho thấy tăng bạch cầu lympho hoặc tăng bạch cầu hạt hoặc xuất huyết phế nang lan tỏa)

Viêm phổi

Sốt, ho có đờm, khó thở, đau ngực do viêm màng phổi

Rì rào phế nang giảm hoặc rung thanh giảm

Số lượng bạch cầu tăng

X-quang ngực

Máu và đờm ở những bệnh nhân nằm viện

Nguồn gốc từ mạch máu

Phình động mạch chủ có rò rỉ vào nhu mô phổi

Đau lưng

X-quang phổi cho thấy trung thất giãn rộng

Chụp CT mạch máu

Dị dạng động tĩnh mạch

Sự hiện diện của giãn mao mạch ở da và niêm mạc hoặc tím tái ngoại vi.

Chụp CT mạch máu

Chụp mạch phổi

Tăng áp động mạch phổi (đặc biệt là hẹp van hai lá và suy tim trái)

Tiếng ran nổ

Dấu hiệu của quá tải áp lực trung tâm hoặc ngoại vi (ví dụ: áp lực tĩnh mạch cổ cao, phù ngoại vi)

Khó thở trong khi nằm (khó thở nằm) hoặc xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ (khó thở kịch phát về đêm)

ECG

Đo BNP

Siêu âm tim

Vỡ động mạch phổi

Vị trí hoặc động tác gần đây của ống thông động mạch phổi

Chụp CT ngực cấp hoặc chụp động mạch phổi cấp

Tắc mạch phổi, gây nhồi máu phổi

Đau ngực khởi phát rõ rệt, tăng nhịp thở và nhịp tim, đặc biệt ở những bệnh nhân đã biết các yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi

Chụp CT mạch phổi hoặc xạ hình thông khí/tưới máu

Thăm dò siêu âm Doppler hoặc Duplex các chi cho thấy hình ảnh của DVT

Rò khí quản-động mạch bẩm sinh

Mở khí quản trong vòng 3 ngày đến 6 tuần trước đó

Xác định chảy máu từ ống nội khí quản trong bệnh cảnh lâm sàng tương ứng

Thể hỗn hợp

Lạc nội mạc tử cung tại phổi (ho máu theo chu kỳ kinh nguyệt)

Ho máu tái phát theo chu kỳ kinh nguyệt

Đôi khi điều trị thử bằng thuốc tránh thai đường uống

Bệnh đông máu toàn thân hoặc sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc tan huyết khối

Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu để điều trị tắc nghẽn phổi, DVT, hoặc rung tâm nhĩ

Bệnh nhân dùng thuốc tan huyết khối để điều trị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim

Đôi khi có tiền sử gia đình

Nồng độ PT/PTT hoặc kháng yếu tố Xa

Hết ho máu sau khi điều chỉnh thiếu hụt yếu tố đông máu

* Tất cả các bệnh nhân bị ho máu nên chụp X-quang ngực và đo spO2.

BNP = peptit natri lợi niệu não (loại B); ANCA = kháng thể bào tương kháng bạch cầu trung tính; COPD = bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; DVT = huyết khối tĩnh mạch sâu; PT = thời gian prothrombin; PTT = thời gian thromboplastin riêng phần; V/Q = thông khí/tưới máu; WBC = Bạch cầu.