Tắc động mạch ngoại vi cấp tính

TheoKoon K. Teo, MBBCh, PhD, McMaster University
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 07 2023

Các động mạch ngoại biên có thể bị tắc nghẽn cấp tính do huyết khối, cục máu đông di chuyển từ vị trí khác tới, tách thành động mạch chủ hoặc hội chứng khoang cấp tính.

Tắc nghẽn động mạch ngoại vi cấp tính có thể do:

Các triệu chứng và dấu hiệu là khởi phát đột ngột ở 5 P:

  • Pain – Đau (nặng)

  • Pallor – Da nhợt

  • Paresthesias – Mất cảm giác

  • Polar sensation – Lạnh

  • Pulselessness – Mất mạch

Kết quả tốt nhất khi được chẩn đoán sớm, nhưng đau, nói chung là triệu chứng sớm nhất, không đặc hiệu. Tuy nhiên, cơn đau do tắc động mạch cấp tính có thể không tương xứng với những dấu hiệu thực thể. Vì vậy, tắc động mạch ngoại biên cấp tính cần phải được xem xét ở những bệnh nhân có nguy cơ (ví dụ: khi đã biết hoặc có nghi ngờ mắc bệnh động mạch ngoại biên) có triệu chứng đau chi không tương xứng với các triệu chứng thực thể, đặc biệt nếu khởi phát đột ngột.

Tắc nghẽn có thể được khu trú tại vị trí chia nhánh của động mạch tới vị trí mạch cuối cùng còn cảm nhận được (ví dụ, tại vị trí chia nhánh của động mạch đùi chung khi mạch đùi còn sờ thấy, ở chõ chia nhánh của động mạch khoeo khi mạch khoeo còn sờ được. Các trường hợp nghiêm trọng có thể gây mất chức năng vận động. Sau 6 đến 8 giờ, cơ bắp có thể mềm khi sờ.

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Nghĩ đến tắc nghẽn động mạch ngoại biên cấp tính ở những bệnh nhân có nguy cơ bị đau đột ngột không tương xứng với các dấu hiệu thực thể.

Chẩn đoán là lâm sàng. Chụp mạch máu tức thời là cần thiết để xác định vị trí của tắc nghẽn, xác định tuần hoàn bàng hệ và hướng điều trị.

Điều trị

  • Lấy bỏ huyết khối, tiêu huyết khối, hoặc phẫu thuật bắc cầu.

Điều trị bao gồm lấy bỏ huyết khối (catheter hoặc phẫu thuật), tiêu huyết khối, hoặc phẫu thuật bắc cầu. Quyết định thực hiện phẫu thuật lấy huyết khối và tiêu sợi huyết dựa trên mức độ nghiêm trọng của thiếu máu, mức độ lan rộng và vị trí của huyết khối, tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân.

Thuốc tiêu huyết khối (tiêu sợi huyết), đặc biệt khi được truyền qua ống thông vùng, có hiệu quả nhất đối với những bệnh nhân bị tắc động mạch cấp tính < 2 tuần và chức năng vận động và cảm giác chi còn nguyên vẹn. Thuốc kích hoạt plasminogen mô và urokinase được sử dụng phổ biến nhất. Một ống thông được luồn vào khu vực bị tắc và thuốc tiêu huyết khối được truyền với tốc độ phù hợp với kích thước của bệnh nhân và mức độ huyết khối. Điều trị thường kéo dài từ 4 đến 24 giờ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thiếu máu và các dấu hiệu của việc làm tan huyết khối (giảm triệu chứng và hồi phục mạch hoặc tăng lưu lượng máu bằng siêu âm Doppler). Trong một nghiên cứu quan sát lớn, từ năm 1998 đến năm 2009, tỷ lệ cắt cụt chi trong 1 năm đã giảm từ khoảng 15% xuống 11% mặc dù tỷ lệ tử vong trong 1 năm vẫn giữ nguyên ở mức khoảng 40% (1). A

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. Baril DT, Ghosh K, Rosen AB. Trends in the incidence, treatment, and outcomes of acute lower extremity ischemia in the United States Medicare population. J Vasc Surg 2014;60(3):669-77.e2. doi:10.1016/j.jvs.2014.03.244

Những điểm chính

  • Tắc động mạch ngoại biên cấp tính được đặc trưng bởi đau nặng, cảm giác lạnh, dị cảm (hoặc gây tê), xanh xao, và mất mạch ở các chi bị ảnh hưởng.

  • Điều trị bao gồm lấy bỏ huyết khối, tiêu huyết khối, hoặc phẫu thuật bắc cầu.

  • Mặc dù được điều trị nhưng khoảng 11% số bệnh nhân bị tắc động mạch cấp tính cần phải cắt cụt chi.