Gây chuyển dạ

TheoJulie S. Moldenhauer, MD, Children's Hospital of Philadelphia
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 07 2021

    Gây chuyển dạ là kích thích các cơn co tử cung trước khi chuyển dạ tự nhiên xảy ra để sinh đường âm đạo.

    Chỉ định

    Gây chuyển dạ có thể là

    Trước khi bắt đầu chọn biện pháp gây chuyển dạ, tuổi thai phải được xác định. Thông thường, tránh gây chuyển dạ có chọn lọc ở tuần thứ 39 vì thiếu bằng chứng về lợi ích chu sinh và lo ngại về tần suất mổ lấy thai cao hơn và các kết cục bất lợi khác. Thực hành này có thể đang thay đổi, một phần là do một nghiên cứu năm 2018 cho thấy việc gây chuyển dạ ở phụ nữ có nguy cơ thấp ở tuần thứ 39 làm giảm tần suất sinh mổ (nhưng không làm giảm kết cục bất lợi chu sinh) so với xử trí dự kiến (1).

    Chống chỉ định để gây chuyển dạ bao gồm có hoặc đã có những điều sau đây:

    • Phẫu thuật vùng đáy tử cung

    • Phẫu thuật bào thai mở (ví dụ, điều trị bệnh thoát vị màng não tuỷ)

    • Phẫu thuật bóc nhân xơ có xâm lấn vào trong buồng tử cung

    • Vết mổ đẻ cổ điển hoặc đường mổ theo chiều dọc trong phần dày, cơ của tử cung

    • Nhiêm Herpes sinh dục đang hoạt động

    • Rau hoặc mạch máu tiền đạo

    • Ngôi thai bất thường (ví dụ, ngôi ngang, sa dây rốn trước ngôi, một số dạng không cân xứng giữa thai và khung chậu)

    Nhiều sẹo ở tử cung và ngôi ngược thì cần chống chỉ định.

    Tài liệu tham khảo về chỉ định

    1. 1. Grobman WA, Rice MM, Uma M. Reddy UM, et al: Labor induction versus expectant management in low-risk nulliparous women. N Engl J Med 379 (6):513–523, 2018. doi: 10.1056/NEJMoa1800566

    Kỹ thuật

    Nếu cổ tử cung đóng, dài và cứng (không thuận lợi), mục tiêu là làm cổ tử cung mở ra và bị xoá (thuận lợi). Có thể sử dụng nhiều phương pháp dược lý hoặc cơ học. Chúng bao gồm

    • Misoprostol 25 mcg đặt âm đạo, 2 giờ đến 4 giờ một lần hoặc 25 đến 50 mcg uống, 2 giờ một lần

    • Prostaglandin E2 đặt trong cổ tử cung (0,5 mg) hoặc dưới dạng vòng âm đạo (10 mg) (prostaglandin được chống chỉ định ở phụ nữ đã được mổ lấy thai hoặc phẫu thuật tử cung trước đó vì những thuốc này làm tăng nguy cơ vỡ tử cung)

    • Oxytocin với liều thấp hoặc cao

    • Sử dụng laminaria và đặt bóng nong qua đường cổ tử cung, có thể hữu ích khi các phương pháp khác không có hiệu quả hoặc có chống chỉ định

    • Làm giãn cơ học bằng ống thông Foley (hai lớp latex) cộng với misoprostol hoặc oxytocin (1)

    Khi tình trạng cổ tử cung thuận lợi, chuyển dạ được tiến hành.

    Truyền tĩnh mạch liên tục oxytocin là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất; an toàn và tiết kiệm chi phí. Oxytocin liều thấp được cho từ 0,5 đến 2 mili đơn vị/phút, tăng từ 1 đến 2 milli đơn vị/phút, thường là từ 15 đến 60 phút. Oxytocin liều cao được cho ở tốc độ 6 milliđơn vị/phút, tăng từ 1 đến 6 milli đơn vị/phút, từ 15 đến 40 phút, tối đa 40 mili đơn vị/phút. Với liều các liều > 40 milli đơn vị/phút, giữ nước quá mức có thể dẫn đến ngộ độc nước. Sử dụng oxytocin phải được giám sát để đề phòng cơn co tử cung mau (> 5 cơn co trong 10 phút trung bình trong 30 phút), điều này có thể tổn thương đến thai nhi.

    Theo dõi thai nhi từ bên ngoài là thường quy; sau khi bấm ối (cố ý gây vỡ màng), theo dõi thai nhi bên trong có thể được chỉ định nếu tình trạng của thai không thể theo dõi bên ngoài. Bấm ối có thể được thực hiện để tăng chuyển dạ khi đầu thai nhi áp vào cổ tử cung và không thể tụt lên lại (không di động).

    Tài liệu tham khảo về kỹ thuật

    1. 1. Levine LD, Downes KL, Elovitz MA, et al: Mechanical and pharmacologic methods of labor induction: A randomized controlled trial. Obstet Gynecol 128 (6):1357–1364, 2016.