tinh hoàn ẩn

(tinh hoàn lạc chỗ)

TheoRonald Rabinowitz, MD, University of Rochester Medical Center;Jimena Cubillos, MD, University of Rochester School of Medicine and Dentistry
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 08 2022

Tinh hoàn lạc chỗ là bệnh lý khi một hoặc cả hai tinh hoàn không đi xuống bìu; ở trẻ nhỏ, nó thường kèm theo thoát vị bẹn. Chẩn đoán bằng cách kiểm tra tinh hoàn, đôi khi tiếp theo là nội soi ổ bụng để tìm các tinh hoàn không thể sờ thấy khi khám. Các nghiên cứu hình ảnh hiếm khi được chỉ định. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cố diinhj tinh hoàn.

Tật ẩn tinh hoàn ảnh hưởng đến khoảng 3% số trẻ sinh đủ tháng và lên đến 30% số trẻ sinh non tháng. Khoảng 10% số trường hợp là hai bên. Hai phần ba số tinh hoàn không bị sa xuống một cách tự nhiên trong vòng 4 tháng đầu đời. Như vậy, khoảng 0,8% trẻ sơ sinh nam cần điều trị.

Tám mươi phần trăm tinh hoàn lạc chỗ được chẩn đoán lúc sinh. Phần còn lại được chẩn đoán trong thời kỳ trẻ bú mẹ hoặc tuổi vị thành niên; điều này thường gây ra bởi bố mẹ trẻ không để ý đến và trở nên rõ ràng sau khi có thể trẻ phát triển.

Sinh lý bệnh của tật ẩn tinh hoàn

Thông thường, tinh hoàn phát triển từ 7 đến 8 tuần tuổi ở trong ổ bụng và di chuyển đến lỗ bẹn sâu và nằm trong ống bẹn cho đến khoảng 28 tuần, khi tinh hoàn bắt đầu đi vào bìu nhờ sự cô đặc trung mô (dây chằng). Nguyên nhân tinh hoàn lạc chỗ là do thiếu hụt hormone (ví dụ, androgens, yếu tố ức chế men), phát triển cơ thể (ví dụ, hồi quy gốc, áp lực trong bụng) và môi trường (ví dụ, bà mẹ tiếp xúc với estrogen hoặc các chất chống viêm).

BÌnh thường tinh hoàn ẩn thường nằm trong ống bẹn hoặc ít phổ biến hơn là nằm trong khoang bụng hoặc sau phúc mạc. Tinh hoàn lạc chỗ là tinh hoàn không nằm ở vị trí bình thường, nhưng di chuyển đến vị trí bất thường và nằm ngoài đường đi bình thường (ví dụ trên khớp mu, trong lỗ bẹn nông, trong đáy chậu hoặc dọc theo khía cạnh bên trong đùi).

Các biến chứng của tật ẩn tinh hoàn

tinh hoàn ẩn có thể trực tiếp gây ra và liên quan đến ung thư tinh hoàn, chủ yếu ở tinh hoàn ẩn và đặc biệt khi tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Tuy nhiên, trong số những bệnh nhân có một tinh hoàn ẩn, có 10% bệnh nhân ung thư phát triển về bình thường. Trong các trường hợp tinh hoàn nằm trong ổ bụng mà không được điều trị, có thể xảy ra xoắn tinh hoàn, biểu hiện những cơn đau bụng ngoại khoa cấp tính. Hầu như tất cả những trẻ sơ sinh có tinh hoàn ẩn đều có thoát vị bẹn (bằng chứng).

Căn nguyên của tật ẩn tinh hoàn

Tinh hoàn ẩn hầu hết là tiên phát. Ở những bé trai có kiểu hình không sờ thấy tinh hoàn hai bên, khi sinh nghi ngờ nam hóa nữ hóa cao do tăng sản thượng thận bẩm sinh (đặc biệt nếu có cả tật lỗ tiểu lệch dưới).

Các triệu chứng và dấu hiệu của tật ẩn tinh hoàn

Trong khoảng 80% trường hợp, bìu ở bên bị bệnh trống rỗng khi sinh; trong một số trường hợp còn lại, có thể sờ thấy tinh hoàn trong bìu khi mới sinh nhưng dường như tăng dần lên với sự phát triển tuyến tính do có một phần gắn kết ngoài tử cung ngăn cản tinh hoàn đi theo "đường xuống" bình thường của bìu. Thoát vị kết hợp với tinh hoàn ẩn hiếm khi có triệu chứng, nhưng trong quá trình phát triển thường bị phát hiện, đặc biệt ở trẻ sơ sinh (nhưng ít gặp hơn ở những người có tinh hoàn lạc chỗ). Hiếm khi, tinh hoàn không xuống có dưới biểu hiện cấp tính do xoắn tinh hoàn.

Tật ẩn tinh hoàn (tinh hoàn không xuống)
Dấu các chi tiết
Trong ảnh này, bệnh nhân có tật ẩn tinh hoàn ở tinh hoàn bên trái, không sờ thấy được khi khám thực thể. Nửa bìu bên trái giảm đàn hồi.
© Springer Science+Business Media

Chẩn đoán tật ẩn tinh hoàn

  • Đánh giá lâm sàng

  • Đôi khi nội soi ổ bụng

  • Hiếm hơn có thể sử dụng siêu âm hoặc MRI

Tất cả các bé trai nên được kiểm tra tinh hoàn lúc sinh và hàng năm để đánh giá vị trí và sự phát triển của tinh hoàn.

Các tinh hoàn ẩn và lạc chỗ phải được phân biệt với tinh hoàn di động (retractile), có trong bìu nhưng dễ dàng rút vào trong ống bẹn thông qua phản xạ cơ bìu. Chẩn đoán tinh hoàn lạc chỗ bằng khám lâm sàng;trong môi trường ấm áp, bàn tay của người kiểm tra phải ấm, và bệnh nhân thoải mái là rất quan trọng để tránh kích thích tinh hoàn co rút vào ống bẹn. Nếu cần, trẻ có thể được đặt ở tư thế chân ếch để kiểm tra tinh hoàn hiệu quả hơn. Bôi trơn bẹn của trẻ hoặc bàn tay đeo găng của người khám bằng xà phòng trước khi khám có thể giúp giảm ma sát và hỗ trợ việc xác định vị trí của tinh hoàn.

Ở những bệnh nhân không phát hiện thấy một tinh hoàn, một tinh hoànđang trên đường di chuyển thì có nguy cơ lớn chẩn đoán tinh hoàn ẩn; cần tphair tiến hành ca thiệp phẫu thuật nội soi chẩn đoán để tìm kiếm tinh hoàn trong ổ bụng hoặc xác định tinh hoàn. Tuy nhiên, thăm dò bìu hoặc bẹn đôi khi được thực hiện nếu nghi ngờ có tinh hoàn trong ống bẹn.

Đối với trường hợp mơ hồ giới tính không được phát hiện,thì bệnh nhân ngay ở giai đoạn sơ sinh nên được kiểm tra các rối loạn có thể gây mơ hồ giới tính (nên tham khảo ý kiến của chuyên khoa nội tiết nhi khoa). Nếu rối loạn gây mơ hồ giới tính đã được loại trừ, thì cẩn phải tiến hành nội soi ổ bụng để xác định tinh hoàn nằm ở bụng và sau đó có thể đồng thời tiến hành phẫu thuật cố định tinh hoàn.

Điều trị tật ẩn tinh hoàn

  • Sửa chữa bằng phẫu thuật

Đối với tinh hoàn ẩn được phát hiện, được điều trị bằng phẫu thuật cố định tinh hoàn, trong đó tinh hoàn được đưa vào bìu và được khâu vào vị trí; thoát vị bẹn khâu phục hồi lỗ thoát vị nếu có.

Đối với tinh hoàn ẩn không được phát hiện, thì cần phải phẫu thuật nội soi ở bụng; nếu tinh hoàn có trong ổ bụng, nó sẽ được di chuyển vào bìu. Nếu nó bị teo (thường là kết quả của xoắn tinh hoàn trước khi sinh), mô được cắt bỏ.

Phẫu thuật nên được thực hiện khi trẻ được 6 tháng tuổi ở trẻ đủ tháng và ở trẻ sinh non 1 tuổi, vì can thiệp sớm sẽ cải thiện khả năng sinh sản và có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Ngoài ra, trẻ càng nhỏ, thì khoảng cách cần thiết để đặt tinh hoàn vào bìu càng ngắn.

Không cần can thiệp vào tinh hoàn di độngnào chiều dài thừng tinh đủ để cho tinh hoàn nằm trong bìu mà không co rút lại khi phản xạ cơ bìu không bị kích thích. Hypermobility thường giải quyết mà không cần điều trị bởi tuổi dậy thì khi kích thước tinh hoàn tăng làm cho việc rút lại trở nên khó khăn hơn.

Những điểm chính

  • Tinh hoàn ẩn gặp khoảng 3% trẻ đủ tháng và đến 30% trẻ non tháng; hai phần ba tinh hoàn ẩn không xuống tự nhiên.

  • Những tinh hoàn ẩn có thể tăng nguy cơ hoặc trực tiếp gây ung thư biểu mô tinh hoàn (kể cả trong tinh hoàn di động).

  • Khám lâm sàng thường có khả năng chẩn đoán được tinh hoàn ẩn, chẩn đoán hình ảnh hiếm khi được chỉ định.

  • Điều trị là phẫu thuật sửa chữa.